Masan cấu trúc lại khoản đầu tư vào Masan MEATLife

Masan sẽ chuyển giao toàn bộ cổ phần Masan MEATLife cho CTCP Masan Agri nhằm tái cấu trúc nội bộ trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nông nghiệp.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Ảnh minh hoạ)
(Ảnh minh hoạ)

Tập đoàn Masan (mã MSN) mới công bố Nghị quyết về việc chuyển giao toàn bộ cổ phần Masan MEATLife cho CTCP Masan Agri. Tổng số cổ phần chuyển giao là 257 triệu đơn vị, tương đương 78,6% vốn điều lệ Masan MEATLife (MML). Bên nhận là Masan Agri - một thành viên khác của Masan.

Mục đích của Masan nhằm tái cấu trúc nội bộ trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Việc chuyển giao có thể được thực hiện thông qua một hoặc nhiều giao dịch phụ thuộc vào nguồn tài chính Công ty, sự phê chuẩn nội bộ và phê chuẩn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến giao dịch.

Hội đồng quản trị cũng uỷ quyền cho ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT hoặc ông Danny Le - Tổng Giám đốc Công ty thực hiện giao dịch.

Năm 2022, Masan MEATLife đạt 4.785 tỷ đồng doanh thu, tăng 6,7% so với năm 2021. Doanh số bán hàng cao nhờ vào chiến lược thu hẹp khoảng cách về giá giữa thịt mát MEATDeli và thịt tại chợ truyền thống từ mức 40% vào đầu năm 2022 xuống chỉ còn 20% từ tháng 5/2022. Nhờ đó, sản lượng thịt mát bán ra trong nửa cuối năm 2022 tăng 30% so với nửa đầu năm.

Biên lợi nhuận gộp mảng thịt heo có thương hiệu cải thiện từ mức -5,1% trong quý 3/2022 lên 7,8% trong quý 4/2022.

Tính từ năm 2021 đến nay, tỷ trọng doanh thu thuần của Masan MEATLife trong cơ cấu doanh thu của Tập đoàn Masan có xu hướng giảm, từ mức 19% ở quý 1/2021 đến quý 4/2022 còn 7%. Nguyên nhân có sự sụt giảm là vì từ cuối năm 2021, Tập đoàn đã không còn mảng thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên kể từ quý 1/2022 đến hết quý 4/2022, tỷ trọng doanh thu của MEATLife tăng từ mức 4% lên 7% trong quý 4/2022.

Năm 2023, MML cho biết sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối ngoài hệ thống WinCommerce. Doanh thu Masan MEATLife (MML) dự phóng đạt từ 8.500 - 9.000 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng từ 78% đến 88% so với cùng kỳ năm trước.

Động thái cấu trúc lại khoản đầu tư vào Masan MEATLife của Masan diễn ra trong bối cảnh ngành thịt hiện đang gặp khó khăn khi giá thịt bán ra giảm trong khi giá nguyên liệu đầu vào vẫn ở mức cao.

Masan MEATLife cũng gặp áp lực cạnh tranh lớn từ các thương hiệu khác như CP Food, Vissan, Dabaco, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai... Trong khi gần như độc quyền phân phối tại các chuỗi siêu thị của Wincommerce, tại nhiều chuỗi siêu thị lớn khác, theo khảo sát, tỷ trọng MEATLife cũng ở mức độ tương đối. Từ cuối năm 2022 đến nay, tại hệ thống WinMart, WinMart+ vẫn duy trì chính sách giảm giá 20% cho các sản phẩm thị của Masan MEATLife với khách hàng đăng ký thành viên.

Theo Lao động Công đoàn

Đọc tiếp

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup

Ông Phạm Nhật Vượng: “Nghi ngờ dòng tiền và năng lực của Vingroup là không có cơ sở, sẽ tài trợ thêm 1 tỷ USD cho VinFast”

“Nói thị trường nghi ngờ dòng tiền và năng lực của Vingroup là không có cơ sở, đây là tin đồn và dụng ý khác nhau. Đến giờ này chúng tôi chưa bao giờ chậm ngân hàng một đồng lãi nào, chưa nói đến gốc, các kế hoạch tài chính được vạch ra và thực hiện nghiêm túc”, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup nói.

Đất phân lô lại "nóng"

Đất phân lô lại "nóng"

Nhiều khu đất phân lô bán nền có giao dịch đột biến trong 3 tháng đầu năm 2024, tuy vậy diễn biến giao dịch giữa các khu vực không đồng đều.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE