Masan "chốt lãi" khoản đầu tư vào MHT, bộ đôi cổ phiếu MSN, MSR cùng đi ngược thị trường

Masan ước tính sẽ ghi nhận khoản lợi nhuận một lần khoảng 40 triệu USD từ giao dịch bán H.C. Starck Holding và hưởng lợi từ việc tăng lợi nhuận thuần sau thuế thêm 20 - 30 triệu USD trong dài hạn.

Masan "chốt lãi" khoản đầu tư vào MHT, bộ đôi cổ phiếu MSN, MSR cùng đi ngược thị trường

Ngày 30/5, Masan High-Tech Materials (MHT, mã chứng khoán MSR) - công ty con của Tập đoàn Masan - công bố ký kết hợp đồng mua bán với Mitsubishi Materials Corporation Group (MMC Group). Trong đó, MMC Group sẽ mua 100% H.C. Starck Holding (Germany) GmbH (HCS) từ MHT với giá 134,5 triệu USD.

Đồng thời, các bên ký kết thỏa thuận bao tiêu APT và oxit vonfram. Masan Group sẽ giữ phần sở hữu tại Nyobolt, một công ty có trụ sở tại Vương quốc Anh chuyên cung cấp giải pháp pin sạc nhanh sử dụng vonfram và niobium ở cực anode. Tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang nói việc giữ đặc quyền hưởng một phần lợi nhuận tiềm năng khi công nghệ tái chế “black mass” do HCS phát triển được thương mại hóa.

Masan Group cho biết lượng tiền thu được từ giao dịch dự kiến sẽ giúp giảm nợ vay của MHT và góp phần vào mục tiêu giảm nợ ròng trên EBITDA của tập đoàn về mức ≤ 3,5x. Masan Group dự kiến sẽ ghi nhận khoản lợi nhuận một lần khoảng 40 triệu USD (khoảng 1.108 tỷ đồng theo tỷ giá ngày 30/5) từ giao dịch này và hưởng lợi từ việc tăng lợi nhuận thuần sau thuế thêm 20-30 triệu USD (khoảng 509 - 764 tỷ đồng) trong dài hạn.

Phản ứng với thông tin này, từ gần 11h sáng nay (30/5), bộ đôi cổ phiếu MSR của Masan High-Tech Materials và MSN của Masan Group đã bắt đầu ngược dòng thị trường.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/5, cổ phiếu MSN tăng 2,9% lên 77.200 đồng/cổ phiếu với khối lượng giao dịch tới gần 11,2 triệu đơn vị, trong khi cổ phiếu MSR cũng bật tăng 4,6% lên 18.100 đồng với thanh khoản hơn 3,1 triệu cổ phiếu.

Thực tế không chỉ đi ngược thị trường trong phiên ngày 30/5, cổ phiếu MSN, MSR đã ghi nhận dòng tiền tích cực từ mấy tháng gần đây.

msn2-5972.png
Diễn biến cổ phiếu MSN từ cuối tháng 10/2023 đến nay
Quảng cáo

Với cổ phiếu MSN, sau khi chạm đáy ngày 27/10/2023 ở vùng giá 57.800 đồng/cổ phiếu, mã này đã bước vào giai đoạn tích lũy cuối tháng 2/2024, rồi bắt đầu hút dòng tiền và tăng tốc trong 4 tháng gần đây với thanh khoản cải thiện. Giá cổ phiếu MSN hiện đã thiết lập nền giá cao hơn vùng tích lũy trước đó, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với đỉnh 105.000 đồng/cổ phiếu đạt được hồi cuối năm 2022.

Động lực tăng giá của cổ phiếu MSN được cho là từ triển vọng kinh doanh tăng trưởng trở lại. Quý I/2024, Tập đoàn Masan báo cáo doanh thu hợp nhất tăng trưởng ở mức 18.855 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần sau phân bổ cho cổ đông thiểu số tăng gấp đôi so với quý IV/2023. Đáng chú ý, Techcombank - công ty liên kết của Masan, cũng đóng góp khoản thu 1.229 tỷ đồng vào doanh thu thuần của tập đoàn trong 3 tháng đầu năm.

Trong báo cáo mới đây của Chứng khoán BIDV (BSC), nhóm phân tích đã đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu MSN với giá mục tiêu trong trung hạn là 100.000 đồng/cổ phiếu, tiềm năng tăng giá trên 30%.

msn-715.png
Masan đang bước vào giai đoạn chứng minh hiệu quả - Nguồn: FiinPro, BSC research

Luận điểm đầu tư kỳ vọng của BSC được đưa ra dựa trên số liệu giai đoạn 2019-2023 khi Masan đã xây dựng hoàn chỉnh hệ sinh thái trong chuỗi giá trị tiêu dùng gồm MCH, WCM, MML và PHL, ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu CAGR 20% trong cùng thời điểm. Nhưng với quy mô trưởng nhanh chóng kéo theo đó là đòn bẩy tài chính cao và phát sinh các mảng kinh doanh chưa hiệu quả (MSR, …), trong bối cảnh vĩ mô không thuận lợi dẫn tới mức suy giảm lợi nhuận công ty mẹ âm 88% so với cùng kỳ trong 2023.

Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn, MSN đã tiến hành tái cấu trúc lại các mảng kinh doanh theo hướng tập trung vào hiệu quả, giảm lượng tăng chất (WCM, PHL,…) và chiến lược này tiếp tục được khẳng định tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2024: “Chúng ta sẽ thúc đẩy lợi nhuận của WinCommerce, Masan MEATLife và Phúc Long hơn nữa để sánh vai cùng Masan Consumer. Khả năng sinh lời sẽ là thước đo quan trọng trong 18 đến 24 tháng tới giúp tối đa hóa giá trị cho cổ đông".

BSC tin rằng giai đoạn 2024-2025 sẽ là lúc MSN bắt đầu chứng minh hiệu quả hoạt động. Trong đó, mảng tiêu dùng cốt lõi The Crown X kỳ vọng lợi nhuận hoạt động tăng 16%-19% tương ứng trong hai năm nhờ MCH có thể duy trì đà tăng trưởng và WCM tiệm cận điểm hòa vốn 2024 và có lãi hoạt động tại mức biên lợi nhuận hoạt động 0,5% vào năm 2025.

Cùng với đó, MSN cũng nỗ lực giảm đòn bẩy nợ với Net debt/ EBITDA từ mức 6,5 lần năm 2023 xuống mức 3 lần 2025 nhờ vào nguồn vốn đầu tư từ Bain Capital với giá trị 6.339 tỷ đồng, cùng dòng tiền từ cổ tức MCH và TCB ước tính hơn 3.700 tỷ đồng, cộng thêm nguồn tiền đến từ sự kiện MSR thoái vốn HCS.

Với những kỳ vọng sẽ quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng, năm 2024, "ông lớn" ngành bán lẻ này đặt mục tiêu doanh thu trong khoảng 84.000 - 90.000 tỷ đồng, tăng từ 7,3 - 15% so với thực hiện năm 2023. Lợi nhuận sau thuế dự kiến từ 2.250 - 4.020 tỷ đồng, tăng 31 - 115% so với năm 2023.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc hơn 14.000 tỷ đồng

Dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh kết nối hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), có tổng chiều dài 121 km. Trong đó, giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư 14.300 tỷ đồng.

Thừa nhận kế hoạch năm 2025 tham vọng, Chủ tịch Hòa Phát nói sẽ không điều chỉnh dù thị trường có nhiều biến động Vẫn còn nhiều dự định với "át chủ bài" thép, Hòa Phát có mở rộng mảng bất động sản và nông nghiệp?

Quý I/2025, Vingroup báo doanh thu tăng 287%, lên hơn 84.000 tỷ đồng

Tổng doanh thu thuần hợp nhất trong quý I/2025 của Vingroup đạt 84.053 tỷ đồng, tăng trưởng 287% so với cùng kỳ năm 2024 nhờ ghi nhận tăng trưởng tích cực từ các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phát triển và kinh doanh bất động sản.

Ông Phạm Nhật Vượng: “VinFast sẵn sàng cạnh tranh, giá nào chơi giá đó” Quý I, VinFast bàn giao hơn 36.000 ô tô điện trên toàn cầu, gấp gần 4 lần cùng kỳ

ĐHĐCĐ FECON: Lợi nhuận năm 2025 chủ yếu từ mảng bất động sản, tâm điểm là dự án Square City

Theo lãnh đạo FECON, trong cấu trúc lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng đặt ra cho năm 2025, dự kiến khoảng 55 tỷ đồng sẽ đến từ mảng thi công, 145 tỷ đồng từ mảng đầu tư bất động sản.

FECON bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới Coteccons, Fecon và 1 thành viên Liên danh Vietur trúng gói thầu nghìn tỷ tại “siêu dự án” cảng hàng không Long Thành

Tận hưởng “chuyến du hành xanh” mỗi ngày tại Vinhomes Wonder City

Tại đô thị của những trải nghiệm thời thượng Vinhomes Wonder City (Đan Phượng, Hà Nội), mỗi ngày của cư dân đều như một “chuyến du hành xanh” kỳ thú. Nơi đây, màu xanh hiện hữu từ vườn riêng sau nhà đến tổ hợp công viên, mặt nước rộng lớn, đi cùng các tiệ

ĐHĐCĐ Vinhomes: Kế hoạch lãi kỷ lục, Vinhomes Cần Giờ là động lực tăng trưởng doanh số trong 3 năm tới Chủ dự án Vinhomes Global Gate lãi trước thuế hơn 18.600 tỷ đồng trong quý I/2025

Imexpharm công bố kế hoạch tăng trưởng mạnh mẽ 2025

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Imexpharm thông qua mục tiêu tổng doanh thu 2.981 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 493,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 18,6% và 22,1% so với năm 2024, hướng đến trở thành một công ty dược hàng đầu châu Á.

R&D chiều sâu giúp Imexpharm mở rộng chuỗi cung ứng dược toàn cầu

ĐHCĐ Nam Long: Đã có đối tác đang đàm phán một phần dự án Izumi, mục tiêu lợi nhuận năm tăng 35%

Nam Long đang sở hữu hơn 681 ha quỹ đất sạch tại các khu vực kinh tế trọng điểm như TP. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Cần Thơ và một số địa phương mới. Công ty cũng khẳng định chiến lược vẫn sẽ đẩy mạnh các thương vụ M&A.

Nam Long lên kế hoạch lãi ròng năm 2025 vượt 700 tỷ đồng, tăng 35% Nam Long lãi sau thuế 110 tỷ đồng nhờ bàn giao các dự án trọng điểm