Lọt vào nhóm "đô thị mới nổi" châu Á, hai thành phố lớn nhất Việt Nam có gì khác biệt?

Trong bảng danh sách các thành phố hòa nhập dành cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, vừa được Cushman & Wakefield công bố, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội được xếp vào nhóm đô thị mới nổi.

Lọt vào nhóm
Ảnh minh họa

Theo định nghĩa của báo cáo, đô thị mới nổi được hiểu là “các thành phố đang bắt đầu hành trình với tham vọng mạnh mẽ để đạt được mục tiêu thành phố hòa nhập toàn diện”.

Tiến sĩ Dominic Brown, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu tại Cushman & Wakefield cho biết, công ty đã phân tích gần 4.000 điểm dữ liệu bao gồm 110 biến số để tổng hợp bộ dữ liệu toàn diện nhất trong ngành về các thành phố hòa nhập.

“35 thành phố có trong báo cáo này đang ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình hướng tới môi trường đô thị toàn diện và sôi động hơn. Bằng cách phân tích tiến trình của họ, chúng tôi có thể nêu bật những trường hợp thành công và vạch ra các lộ trình khả thi để cải thiện cho các thành phố đang ở mức thấp hơn”, ông Dominic Brown nói.

Báo cáo định lượng tác động xã hội của 35 thành phố trong khu vực, phác thảo các giai đoạn tiến bộ khác nhau của mỗi thành phố, và xác định các điểm để nâng cao vị thế của các thành phố này trên bản đồ thế giới.

35 thành phố được Cushman & Wakefield lựa chọn vì chúng đang sở hữu đến 80% nguồn cung văn phòng hạng A trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Những thành phố nổi bật trong bảng xếp hạng

TP. Hồ Chí Minh nổi bật với mật độ dân số đông đúc và trẻ tuổi, cư dân dễ dàng tiếp cận với dịch vụ y tế, tài chính và cư trú. Có thể thấy, thành phố đang dần bắt kịp các nước trong khu vực với những cải thiện về mặt xã hội và kinh tế trong thời gian gần đây. Do vậy, Cushman & Wakefield đã đưa TP. Hồ Chí Minh trong nhóm “Đô thị mới nổi” trong bảng xếp hạng.

Hà Nội - thành phố Thủ đô Việt Nam với nhiều điểm sáng về mặt tỷ lệ giới tính cân bằng, chi phí thuê nhà và di chuyển phải chăng cũng nằm trong nhóm “Đô thị mới nổi”.

Gần đây, Hà Nội còn đạt được thêm một số cải thiện về giáo dục, giảm khí thải và nắm bắt được nhiều cơ hội đầu tư vào các sáng kiến giúp tăng tính hòa nhập đô thị.

Melbourne, Úc được ca ngợi về sự an toàn và thân thiện và là trung tâm sinh viên quốc tế, nhờ có sự hiện diện của các tổ chức giáo dục đại học được đánh giá cao. Là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất của Úc, nơi đây thể hiện sự sống động và hòa nhập đa văn hóa, được phản ánh qua các thước đo không gian và xã hội. Với thành tích tổng thể mạnh nhất trên bảng xếp hạng nên được xếp trong nhóm “Đô thị trưởng thành”.

Quảng cáo

Được công nhận là trung tâm tài chính quan trọng trong khu vực, Singapore thu hút nhân tài hàng đầu và thông qua đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, Singapore đã xây dựng được vị thế dẫn đầu về đổi mới và R&D.

Với sự tham gia của lực lượng lao động mạnh và khả năng tiếp cận tài chính toàn cầu, Singapore là đất nước đạt chỉ số vượt trội về khả năng kinh tế, nên được xếp vào phân loại “Đô thị tăng trưởng”.

Thành phố này cũng cung cấp một môi trường sống an toàn và kết nối giao thông tốt, với cảnh quan đô thị hấp dẫn góp phần tạo nên sự toàn diện về mặt không gian. Tiếp tục củng cố vị thế thông qua các nỗ lực về nâng cao công nghệ, tính bền vững và chất lượng sống. Trong đó, nước này đã có chương trình đầu tư xanh trị giá 2 tỷ USD để giảm lượng khí thải ròng và thúc đẩy phát triển cộng đồng.

Cùng nằm trong nhóm đô thị tăng trưởng là Wellington - thủ đô của New Zealand, nổi tiếng với môi trường xanh đẹp như tranh vẽ và chất lượng không khí tuyệt vời, phản ánh cam kết được nêu trong Chiến lược bền vững 2020-2024.

Ngoài những thành tựu về môi trường, New Zealand còn có những bước tiến đáng kể trong phát triển xã hội, với hơn một nửa “Mục tiêu Phát triển Bền vững” đã đạt được hoặc đang đi đúng hướng, bao gồm những tiến bộ về sức khỏe dân số, bình đẳng giới, tiếp cận nhiên liệu và công nghệ sạch cũng như bảo tồn không gian xanh.

“Điều đáng chú ý là không có thành phố nào hoàn hảo. 35 thành phố này đều có thế mạnh riêng, nền tảng và thách thức đa dạng. Bảng phân loại này cũng nhằm cung cấp các điểm đáng học tập, và hành động có thể áp dụng cho các thành phố muốn tăng khả năng hòa nhập đô thị,” ông Brown nói thêm.

Đóng góp của Bất động sản cho các Thành phố Hòa nhập

Matthew Clifford, Trưởng bộ phận Phát triển bền vững & ESG Cushman & Wakefield khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho rằng, vẫn còn vô số cơ hội mở ra cho các nhà phát triển và nhà đầu tư để nâng cao tính hòa nhập xã hội trên toàn cảnh đô thị của Châu Á - Thái Bình Dương.

“Nếu xem xét các trung tâm văn phòng quan trọng, các nhà phát triển có thể cố gắng đáp ứng các nhu cầu đa sắc thái và toàn diện hơn, không chỉ của người dùng không gian văn phòng mà còn của cộng đồng, những người sống gần đó hoặc hay đi ngang qua tòa nhà hàng ngày. Từ góc độ đầu tư, việc phát triển song song các giá trị kinh tế và xã hội của tài sản cũng ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận”, ông Matthew Clifford nói.

Tóm lại, sức hấp dẫn và khả năng tồn tại lâu dài của một thành phố được định hình sâu sắc bởi giá trị xã hội mà nơi đó nuôi dưỡng. Các thành phố hòa nhập sẽ thu hút nhiều nhân tài hơn và thúc đẩy đổi mới, dẫn đến tăng trưởng đầu tư và kinh tế.

“Điều quan trọng là lĩnh vực bất động sản phải hết lòng đón nhận, và tích hợp các giá trị toàn diện vào mọi hoạt động của mình, từ đó thúc đẩy hành trình tạo ra môi trường đô thị ưu tiên tính toàn diện”, ông Clifford nói.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Lợi nhuận của ngành hàng không Mỹ giảm dù lượng hành khách cao kỷ lục

Theo dự báo, một lượng kỷ lục hành khách đi máy bay tại Mỹ trong tuần nghỉ lễ này. Tuy nhiên, các hãng hàng không lại đang đối mặt với nhiều vấn đề, như chi phí, lương và lãi suất tăng.

Hàng không Mỹ và châu Âu trước những cơ hội khi Trung Quốc mở cửa Ngành hàng không Mỹ dự báo nhu cầu cao nhưng chi phí lớn vào năm 2023

Vụ trưởng Vụ Thanh toán: Từ ngày 1/1/2025, không cung cấp dữ liệu sinh trắc học sẽ bị dừng toàn bộ các giao dịch trên phương tiện điện tử

"Điều kiện để được cung ứng dịch vụ trên môi trường Internet là thông tin phải được xác thực sinh trắc học với Bộ Công an". Đây là khẳng định của ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh Toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong Hội thảo “Xây dựng quy trình phối

Chuyển tiền quốc tế qua ngân hàng nào có nhiều ưu đãi ? Từ 1/7, chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay

Các thị trường châu Á đồng loạt đi lên sau bình luận của Chủ tịch Fed

Những bình luận mới đây của Chủ tịch Fed Jerome Powell đã làm dấy lên kỳ vọng về khả năng Fed hạ lãi suất trong năm nay, từ đó thúc đẩy các thị trường châu Á đồng loạt đi lên trong phiên chiều 3/7.

Dầu của Nga gặp đối thủ mạnh trên thị trường châu Á Bùng nổ nhu cầu máy bơm nhiệt tại thị trường châu Âu

Thị trường châu Á chiều 1/7: Giá vàng ổn định, giá dầu tăng

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch chiều ngày 1/7. Nâng đỡ tâm lý thị trường là những dự báo về khả năng thiếu hụt nguồn cung khi sức tiêu thụ nhiên liệu tăng vào mùa Hè.

Thị trường manh nha khởi sắc với phiên tăng hơn 15 điểm của VN-Index Thị trường hàng hóa châu Á: Chỉ số Nikkei lần đầu tiên vượt mốc 40.000 điểm

Thị trường hàng hóa châu Á: Chỉ số Nikkei lần đầu tiên vượt mốc 40.000 điểm

Thị trường hiện đang hướng sự chú ý đến chính sách tiền tệ của Mỹ vào cuối ngày hôm nay, khi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell phát biểu tại một sự kiện ở Sintra, Bồ Đào Nha.

Chứng khoán thế giới tích cực, thị trường Việt Nam vẫn có một tuần buồn Chứng khoán Nhật Bản sẽ giảm nhiệt trong nửa cuối năm 2024

Cục Hàng không yêu cầu các hãng bay bổ sung tàu bay, có chính sách ưu đãi về giá vé

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không rà soát, điều chỉnh cách thức hiển thị thông tin, làm rõ những khoản mục cấu thành mà khách hàng phải trả trong giá vé thể hiện, không gây nhầm lẫn cho hành khách trong khi mua vé.

Các hãng hàng không lãi "khủng" quý I/2024 có phải do giá vé tăng cao?

Thị trường châu Á chiều 1/7: Giá vàng ổn định, giá dầu tăng

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch chiều ngày 1/7. Nâng đỡ tâm lý thị trường là những dự báo về khả năng thiếu hụt nguồn cung khi sức tiêu thụ nhiên liệu tăng vào mùa Hè.

Cạnh tranh gay gắt với Ecuador và Ấn Độ, dự báo xuất khẩu tôm "gặp khó" tại thị trường Trung Quốc Thị trường còn "hời hợt" trước thông tin hỗ trợ

Cạnh tranh gay gắt với Ecuador và Ấn Độ, dự báo xuất khẩu tôm "gặp khó" tại thị trường Trung Quốc

Nửa đầu năm, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng trưởng gần 19%, chiếm tỷ lệ trên 20%, đưa thị trường này vươn lên vị trí số 1 của tôm Việt Nam. Song, phải cạnh tranh gay gắt với tôm Ecuador và Ấn Độ, dự báo quý III năm nay xuất khẩu tôm Việt Nam vào Trung Quốc sẽ không tăng thậm chí giảm.

Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản: Đồng yên yếu làm giảm sức mua Xuất khẩu tôm Việt Nam qua thị trường Trung Quốc và Mỹ tăng trưởng mạnh