Lộc Trời đã trả xong tiền mua lúa vụ Đông Xuân 2023-2024

Tập đoàn Lộc Trời vừa thông báo đã hoàn tất thanh toán tiền lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 cho bà con nông dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long sau sự cố “nghẽn” dòng tiền, đồng thời tái cấu trúc tài chính tăng cường và ổn định dòng vốn phục vụ hoạt động sản x

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Phối hợp với TPBank hoàn tất việc thanh toán

Từ đầu vụ Đông Xuân 2023-2024, Lộc Trời đã triển khai ký hợp đồng liên kết sản xuất, đầu tư vật tư và dịch vụ nông nghiệp trên diện tích canh tác hơn 50.000 ha tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Ước tính sản lượng mùa vụ, tập đoàn đã lên kế hoạch bao tiêu toàn bộ số lượng lúa này và làm việc với các ngân hàng để được cấp vốn thu mua, trả tiền đúng hạn cho nông dân. Đến giữa tháng 4/2024, Lộc Trời đã mua trên 300.000 tấn lúa, trị giá gần 2.500 tỷ đồng, đưa vào chế biến tại các nhà máy của tập đoàn đóng tại các địa phương. Chỉ riêng tại An Giang, sản lượng lúa thu mua trên 120.000 tấn, đạt giá trị gần 1.000 tỷ đồng.

Do một số biến động khách quan từ các khách mua gạo và ngân hàng, dù rất cố gắng, chủ động thu xếp dòng tiền với các đối tác, thậm chí chấp nhận bán lúa khô với giá thấp để ưu tiên trả tiền mua lúa nhưng vẫn có khoảng lệch về thời gian thanh toán, ảnh hưởng đến người nông dân.

Ngày 20/05/2024, Lộc Trời đã phối hợp với ngân hàng Tiên Phong (TPBank) hoàn tất việc thanh toán toàn bộ số tiền thu mua lúa còn thiếu, thực hiện đúng cam kết với bà con và chính quyền địa phương.

Quảng cáo

Lãnh đạo Tập đoàn Lộc Trời cũng gửi lời xin lỗi đến bà con nông dân vì sự cố lần này và chia sẻ sự cảm thông của bà con, sự ủng hộ của chính quyền địa phương, ngân hàng Tiên Phong (TPbank), các ngân hàng, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước dành cho tập đoàn.

Đẩy mạnh tái cấu trúc tài chính ổn định dòng vốn

Từ năm 2019, Lộc Trời và cả đội ngũ nhân viên từng bước chuyển đổi mô hình kinh doanh từ phân phối thuốc bảo vệ thực vật cho các nhãn hàng quốc tế trở thành mô hình chuỗi giá trị nông sản bền vững dựa trên hệ sinh thái nông nghiệp mà tập đoàn đang được hoàn thiện.

Với định hướng hoạt động theo “chuỗi giá trị nông sản bền vững”, doanh thu hàng năm của tập đoàn đã tăng trưởng liên tục và năm 2023, đạt trên 16.000 tỷ đồng, tăng trưởng 38% so với năm trước. Cấu trúc doanh thu đã có sự chuyển đổi rõ, theo đó, doanh thu nông sản dần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, năm 2023 mảng nông sản tăng gấp 1,75 lần so với cùng kỳ, đạt trên 11.000 tỷ đồng, và trở thành trụ cột doanh thu với tỷ trọng 70%.

Tuy nhiên, việc tăng trưởng nhanh trong doanh thu đi kèm với yếu tố bất lợi của ngành hàng lúa gạo như biên độ lợi nhuận rất thấp, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bất thường như thời tiết, sâu bệnh hoặc các sự vấn đề liên quan đến an ninh lương thực thế giới… là nguyên nhân khiến gia tăng các khoản phải thu, nợ ngắn hạn và tạo ra sự mất cân bằng trong cán cân tài chính, gây nên sự cố về dòng tiền trong thời gian vừa qua.

Để giải quyết vấn đề Lộc Trời đã chủ động tái cấu trúc tài chính, đối thoại và tìm tiếng nói chung với các đối tác tài chính cùng ngân hàng để tìm ra giải pháp khả thi và hiệu quả, cân đối giữa các nguồn vốn, dòng vốn nhằm ổn định và tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, và đang hoàn tất những bước cuối cùng trong thỏa thuận vay trị giá 90 triệu USD (tương đương 2.200 tỷ đồng) với Ngân hàng Phát triển Hà Lan (FMO), đồng thời đàm phán với các ngân hàng trong và ngoài nước có cùng mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững để đồng hành lâu dài, thống nhất các khoản tài trợ trung và dài hạn và dòng vốn ngắn hạn, hạn chế tối đa các “nút thắt cổ chai” về dòng tiền trong tương lai.

Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh lúa gạo, Lộc Trời đang đẩy mạnh mở rộng chế biến phụ phẩm tạo những sản phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp để phục vụ tiêu dùng và sản xuất công nghiệp.

Với các phương án kinh doanh khả thi và nhằm mục tiêu đưa ngành lúa gạo Việt Nam thành lợi thế cạnh tranh lớn để đàm phán về an ninh lương thực thế giới, tập đoàn đang tích cực tham gia vào Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao gắn với phát thải thấp vừa được Chính phủ thông qua cuối năm 2023.

Theo Tạp chí Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội điều chỉnh diện tích loạt khu đô thị lớn ở Đông Anh

Ngày 30/10/2024, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Quyết định 5697/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Đông Anh.

Huy động 30.575 tỷ đồng trái phiếu chính phủ qua đấu thầu trong tháng 10/2024 Vinaconex “bắt tay” Lapinta xây khu nhà ở hơn 500 tỷ đồng ở Nghệ An

TP. Hồ Chí Minh chỉ cho phép xây chung cư mini ở những tuyến đường có chiều rộng tối thiểu 3,5m

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 101 quy định về đường giao thông để phương tiện chữa cháy thực hiện nhiệm vụ chữa cháy tại nơi có nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ (chung cư mini) của cá nhân trên địa bàn.

Đấu giá đất tại huyện Hoài Đức “giảm nhiệt”, giá chốt lô đầu vẫn trên 100 triệu đồng/m2 Sau thương vụ mua cổ phiếu “khủng” của Vinhomes, thêm một doanh nghiệp mua lại lượng lớn cổ phiếu quỹ

Đấu giá đất tại huyện Hoài Đức “giảm nhiệt”, giá chốt lô đầu vẫn trên 100 triệu đồng/m2

Phiên đấu giá 20 thửa đất (LK01 và LK02) tại khu xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức (Hà Nội) chỉ thu hút hơn 100 nhà đầu tư tham gia nhưng giá chốt những lô đầu tiên vẫn cán mốc trên 100 triệu đồng/m2.

Đại biểu Quốc hội hiến kế loại bỏ người tham gia đấu giá đất để bán lại Giá vàng thế giới quay đầu giảm mạnh trước áp lực chốt lời

Sở Xây dựng Hải Phòng làm rõ việc mua nhà ở xã hội phải trả tiền chênh

Phản ánh đến cơ quan chức năng, bà Nguyễn Huyền (TP. Hải Phòng) cho biết, hiện nay, người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội tại thành phố đều không thể mua được với giá trị thật như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải chi trả thêm một số tiền "chênh" 100-300 triệu đồng tùy vị trí.

Dự án nhà ở hơn 520 tỷ đồng ở Hải Dương “về tay” liên danh Tập đoàn Quang Giáp - Đức Dương Nhà biệt thự và liền kề tại Hà Nội tiếp tục tăng "nóng"

Huyện ven Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng gần 6.500m2 đất ở

UBND Thành phố Hà Nội vừa có quyết định giao đất tại xã Phú Túc cho UBND huyện Phú Xuyên để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất.

Kỳ vọng đất đai tiếp tục tăng giá, nhiều người sẵn sàng trả giá cao trong các cuộc đấu giá đất Vì sao đất đấu giá ở Hà Nội tiếp tục lập đỉnh mới?

Nhà biệt thự và liền kề tại Hà Nội tiếp tục tăng "nóng"

Từ đầu năm đến nay, loại hình biệt thự/nhà liền kề liên tiếp có những đợt sóng tăng giá và đỉnh điểm tháng 10/2024, mức giá ở loại hình này lại tăng “nóng”.

Hà Nội: Nhà đất trong ngõ nhỏ vượt mốc 150 triệu đồng/m2, tương đương với giá biệt thự ven đô Cả quý III, TP. Hồ Chí Minh chỉ ghi nhận 60 giao dịch biệt thự thành công

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

Tập đoàn T&T và JTA – tập đoàn đầu tư quốc tế hàng đầu của Qatar đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu phát triển dự án Tổ hợp thể thao đa năng và công viên giải trí Disneyland với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 4,5 tỷ USD tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.

TP. Hồ Chí Minh ban hành quy định mới về tách, hợp thửa Tập đoàn CIENCO4 bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì loạt vi phạm hành chính

TP. Hồ Chí Minh ban hành quy định mới về tách, hợp thửa

Ngày 31/10, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 100 quy định điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đất trên địa bàn.

Cả nước có 4 dự án nhà ở xã hội đã khởi công xây dựng với quy mô hơn 2.000 căn trong quý 3 Mục sở thị sân golf Phú Quốc được đài truyền hình Hàn Quốc ca ngợi

Cả nước có 4 dự án nhà ở xã hội đã khởi công xây dựng với quy mô hơn 2.000 căn trong quý 3

Một số dự án làm lễ động thổ như: dự án nhà ở xã hội Lê Thành Tân Kiên của Công ty TNHH Thương mại xây dựng Lê Thành – TPHCM; dự án nhà ở an sinh xã hội – khu 6 Vietsing – Bình Dương của Tổng Công ty đầu tư và phát triển CN – CTCP.

Quốc hội yêu cầu tập trung triển khai đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội Hải Phòng cho phép mở bán 636 căn nhà ở xã hội

Hà Nội họp bàn gỡ vướng cho 5 dự án bất động sản chậm triển khai nhiều năm

Sáng 30/10, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo và chỉ đạo giải quyết những nội dung tồn tại, vướng mắc đối với 5 dự án đầu tư chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng trên địa bàn.

Doanh thu quý III/2024 của Vinhomes đạt kỷ lục, lợi nhuận sau thuế giảm 16% Giao dịch đất nền bất ngờ giảm trong quý 3, tồn kho gần 9.000 nền