Lazada lần đầu công bố báo cáo ESG, tạo ra hơn 1,1 triệu cơ hội việc làm trong khu vực

Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập, Lazada lần đầu tiên công bố báo cáo ESG với thông tin đáng chú ý là nền tảng này đã mang đến hơn 1,1 triệu cơ hội tăng trưởng kinh tế trong hệ sinh thái ở khu vực Đông Nam Á.

Báo cáo Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) vừa công bố cũng là ấn phẩm lần đầu tiên về ESG được Tập đoàn Lazada xây dựng, với tiêu đề “Định hình Tương lai nền Kinh tế số” của năm 2022.

Theo Tập đoàn này, báo cáo được xây dựng dựa trên những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc tận dụng thương mại điện tử để hỗ trợ cộng đồng, định hướng phát triển kinh doanh bền vững, có trách nhiệm, cũng như kiểm soát tác động đối với môi trường.

Cụ thể, báo cáo nêu lên khuôn khổ và phạm vi của các hoạt động liên quan đến ESG tại Lazada qua bốn trụ cột chính: Trao quyền và hỗ trợ cộng đồng; thúc đẩy lực lượng lao động số tài năng cho tương lai; quản lý trách nhiệm với môi trường và quản trị nền tảng hiệu quả.

Tới 2025, quy mô ngành thương mại điện tử Đông Nam Á có thể đạt 360 tỷ USD

Theo báo cáo, trải qua hai năm đại dịch, COVID-19 đã thay đổi không ít cuộc sống của mỗi người; từ việc nhiều người phải điều chỉnh các giải pháp kỹ thuật số thay thế, thay đổi hành vi tiêu dùng bình thường. Đại dịch đã thúc đẩy sự gia tăng của kinh tế số và thương mại điện tử trong khu vực.

Cụ thể, báo cáo của Lazada nhận định, nền kinh tế số của Khu vực Đông Nam Á có thể đạt quy mô tới 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Qua hai năm COVID-19, khu vực Đông Nam Á đã có thêm khoảng 60 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới. Theo đó, tới hết năm 2021, ước tính cả khu vực đã có tới 350 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số.

Nhờ sự thúc đẩy này, tính đến tháng 3/2022, Lazada ước tính đã tạo ra hơn 1,1 triệu cơ hội tăng trưởng kinh tế cho tất cả các bên tham gia vào hệ sinh thái của mình. Số trên bao gồm người bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử, nhân viên và đối tác của công ty, cũng như những người giao hàng từ các công ty hậu cần bên thứ ba ở 6 thị trường Đông Nam Á mà Lazada hoạt động.

Theo đó, với hệ sinh thái của mình, Lazada cho biết đang hỗ trợ hơn 1 triệu người bán hàng, kết nối hơn 150 triệu người dùng mỗi tháng trong khu vực.

lazada-lan-dau-cong-bo-bao-cao-esg-tao-ra-hon-11-trieu-co-hoi-viec-lam-trong-khu-vuc-20221104021445.jpg?rt=20221104021447 Lazada lần đầu công bố báo cáo về ESG.nhân kỷ niệm 10 năm thành lập.

Gắn với trách nhiệm xã hội, trong thời gian chính phủ các nước Đông Nam Á ban hành các lệnh giãn cách xã hội và phong tỏa để phòng chống dịch COVID-19, Tập đoàn này đã hợp tác với những tài xế ở nhiều quốc gia như: Jeepney ở Philippines hay One Tambon One Product ở Thái Lan để cung cấp nguồn thu nhập thay thế cho những người lao động bị ảnh hưởng. Các gói kích thích và các khoản vay vi mô cũng được Lazada cung cấp cho MSME (những đại diện cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa) trong khu vực.

Đáng chú ý, trong hai năm qua, lực lượng lao động của toàn Tập đoàn này đã tăng 18%, trong đó nữ giới chiếm 43% tổng số nhân viên, một tỷ lệ cao hơn so với toàn bộ ngành công nghệ ở Đông Nam Á.

Đồng thời, nền tảng thương mại điện tử này nhận định đã mang đến nhiều cơ hội phát triển kỹ năng và trang bị kiến thức cho lực lượng lao động. Trong đó, những hoạt động tiêu biểu có thể kể đến như: Sáng kiến Học viện Lazada – một chương trình giáo dục đặc biệt dành cho nhà bán hàng; Ngày hội học tập Lazada 2022 – sự kiện giáo dục ảo lớn nhất khu vực Đông Nam Á nhằm mang đến những chương trình học tập và cơ hội để tương tác với công chúng hàng đầu dành cho đội ngũ nhân viên Lazada, các thương hiệu, nhà bán hàng cùng thế hệ trẻ trong cộng đồng nói chung.

Cam kết giảm thiểu carbon

Quảng cáo

Thực hiện cam kết về môi trường, Lazada cho biết đã tìm cách đo lường hoạt động nào của mình tạo ra lượng khí thải nhà kính cao nhất. Kết quả từ các kiểm kê carbon sẽ phục vụ cho việc đẩy nhanh lộ trình giảm thiểu carbon của Lazada trong những năm tới và đáp ứng kỳ vọng chung trên toàn cầu trong việc giảm khí thải nhà kính.

Theo Lazada, ba trọng tâm để doanh nghiệp này giảm thiểu lượng khí thải carbon là tối ưu hóa các tuyến đường giao hàng, sử dụng đội vận tải "xanh" hơn khi thử nghiệm sử dụng xe điện và cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng.

Nhằm giúp giảm thiểu lượng khí thải nhà kính ra môi trường, Lazada đã hợp tác với một số bên liên quan, gồm cả nhà nước và tư nhân. Ví dụ, công ty đã làm việc với Chính phủ Indonesia để khởi động chiến dịch #BlueVehicle, khuyến khích các lực lượng giao hàng sử dụng xe đạp và xe máy điện chở hàng.

Cũng tại Indonesia, Lazada đã hợp tác với Westbike Messenger Service, một công ty giao hàng chặng cuối sử dụng xe đạp cho các hoạt động của mình, để thực hiện các đơn đặt hàng ở các khu vực như Jakarta, Bandung và Yogyakarta

RedMart – công ty con về bách hóa của Lazada ở Singapore cũng đã sử dụng một thuật toán để đảm bảo giao hàng hiệu quả, giảm phát thải khí carbon. Ở Singapore, công ty này sử dụng thùng cách nhiệt thay vì xe tải lạnh. Đồng thời, ở RedMart cũng đã cắt giảm được khoảng 30 tấn nhựa nguyên sinh chỉ bằng cách chuyển đổi chất liệu của các chai nước suối nhãn hiệu RedMart sang chất liệu nhựa PET tái chế 100%.

lazada-lan-dau-cong-bo-bao-cao-esg-tao-ra-hon-11-trieu-co-hoi-viec-lam-trong-khu-vuc-20221104021447.jpg?rt=20221104021556 Các "trụ cột" trong mục tiêu phát triển theo ESG của Lazada.

Vận dụng “tư duy hệ sinh thái”

Tại báo cáo, Lazada cũng nêu rõ các chính sách quản trị của mình, bao gồm các quy định chống hối lộ và tham nhũng, cơ chế khiếu nại, cũng như các hệ thống bảo mật dữ liệu và an ninh mạng.

Một trong những sáng kiến đáng chú ý nhất của Lazada là nhóm chuyên trách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bộ phận đầu tiên thuộc loại này dành cho một công ty thương mại điện tử Đông Nam Á. Vào năm 2020, nhóm này đã khởi động chương trình gỡ xuống và phát hiện chống hàng giả, dẫn đến việc xóa nhiều danh sách sản phẩm có nguy cơ gây rủi ro. 98% lượng sản phẩm này đã được gỡ xuống trước khi được giao dịch.

Tại Việt Nam, trong giai đoạn đại dịch, Lazada cho biết đã triển khai nhiều đợt quyên góp để hỗ trợ cộng đồng địa phương ở một số tỉnh thành như Bắc Giang, Bắc Ninh, đặc biệt là TP.HCM. Theo đó, tại Bắc Giang và Bắc Ninh, tập đoàn này đã trao tặng số thực phẩm trị giá 1 tỷ đồng cho người dân địa phương. Tại TP.HCM, Lazada đã tặng số kit test COVID-19 trị giá 3 tỷ đồng cho người dân thành phố để đồng hành cùng cuộc chiến chống dịch.

Laza cũng cho biết, các hoạt động trên cũng đồng thời được doanh nghiệp này triển khai, tiến hành tại nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á.

Ông Frank Luo, Giám đốc Tài chính Tập đoàn Lazada cho biết: “Tiến bộ mà chúng tôi đạt được trong những năm qua đã đặt nền móng và động lực để chúng tôi duy trì thành quả của mình, nhằm tạo ra và đẩy mạnh các tác động tích cực lên môi trường, xã hội và quản trị (ESG)”.

Theo ông Frank Luo, doanh nghiệp này cam kết tạo ra một hệ sinh thái bền vững và lành mạnh để kết nối người mua và người bán. Trong đó, định hướng của Lazada là vận dụng “tư duy hệ sinh thái”, tăng cường hợp tác với các đối tác và bên liên quan dọc theo những giá trị mà doanh nghiệp mang đến, từ đó tạo ra tác động tích cực lớn hơn trong xã hội.

“Giữa những bất ổn toàn cầu sau sự bùng phát của đại dịch COVID-19, tôi tin rằng thương mại kỹ thuật số sẽ tiếp tục phát triển cùng với nhận thức về môi trường. Đây là cơ hội để Lazada thay đổi theo hướng bình thường mới”,ông Frank Luo, Giám đốc Tài chính của Lazada khẳng định.

Lazada: Á quân về doanh thu nhưng là Quán quân về số lỗ lũy kế

Kết quả trên dự trên thông tin tổng hợp về số liệu tài chính của 4 sàn thương mại điện tử nắm thị phần lớn nhất Việt Nam gồm Shopee, Lazada, Tiki, Sendo do DealStreetAsia thực hiện. Theo DealStreetAsia, tới hết năm 2021, Shopee là sàn thương mại điện tử phát sinh doanh thu cao nhất, lên tới 243,2 triệu USD. Lazada đứng ở vị trí thứ 2 với 145 triệu USD. Trong khi đó 2 sàn thương mại điện tử của Việt Nam là Tiki, Sendo có doanh thu khiêm tốn hơn khá nhiều với lần lượt 35 triệu USD và 7,7 triệu USD. Tuy nhiên, trong cuộc đua "đốt tiền" của các sàn thương mại điện tử, Lazada lại là doanh nghiệp nắm giữ khoản lỗ lũy kế lớn nhất tính đến hết năm tài chính 2021 với giá trị 373,4 triệu USD. Trong khi đối thủ của Tập đoàn này là Shopee có số lỗ lũy kế khoảng 320 triệu USD. Còn hai sàn thương mại điện tử của Việt Nam thì có cùng mức lỗ lũy kế khoảng gần 200 triệu USD.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Ứng cử viên mua lại TikTok tiết lộ kế hoạch cải tổ ứng dụng

Tầm nhìn của tỷ phú Mỹ Frank McCourt đối với TikTok bao gồm việc cải tổ mô hình quảng cáo của công ty để người dùng có quyền kiểm soát các quảng cáo và loại nội dung mà họ muốn xem.

Goolge, TikTok, Facebook… nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...

LG ra mắt thế hệ điều hòa 2025 với công nghệ AI Air độc quyền

Điểm đột phá của dải sản phẩm điều hòa mới từ LG là thiết kế cánh quạt kép - một nâng cấp đáng kể so với các dòng điều hòa hiện tại chỉ trang bị một cánh quạt đơn phía trước. Đồng thời, thế hệ điều hòa mới cũng được trang bị công nghệ AI và cảm biến thông minh giúp tiết kiệm điện năng.

LG muốn đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam

Google thành lập công ty tại Việt Nam: Chuyên gia chỉ rõ cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp nội

Việc Google chính thức thành lập công ty tại Việt Nam không chỉ là một bước đi chiến lược quan trọng của gã khổng lồ công nghệ này, mà còn mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam.

Epic Games cáo buộc Google và Samsung có hành vi phản cạnh tranh Đế chế Google trị giá 2.000 tỷ USD đứng trước nguy cơ chia tách, ban lãnh đạo công ty 'choáng váng'

Việt Nam hợp tác với NVIDIA thành lập Trung tâm R&D Trí tuệ nhân tạo và Trung tâm Dữ liệu AI

Chiều tối ngày 5/12/2024, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng giám đốc Nvidia Jensen Huang, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng - đại diện Chính phủ Việt Nam và ông Jay Puri - Phó Chủ tịch Điều hành Phụ trách Hoạt động Toàn cầu NVIDIA, đã ký thoả thuận hợp tác giữa Việt Nam và NVIDIA thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI) (được gọi là VRDC) và Trung tâm Dữ liệu AI.

Nvidia sắp thế chân Intel trong Dow Jones Vốn hóa thị trường của "ông lớn" chip Nvidia tăng lên hơn 3.600 tỷ USD