Lãi suất cho vay mới đã giảm 0,6% so với cuối năm 2022

Đây là thông tin vừa được ông Phạm Chí Quang – Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ đưa ra tại Hội nghị trực tuyến toàn ngành về công tác tín dụng và triển khai Thông tư số 02/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước tổ chức chiều 25/4.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ông Phạm Chí Quang cho biết, thực hiện chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tăng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế và giảm lãi suất cho vay hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, công cụ điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) để đạt mục tiêu mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra.

Về điều hành thị trường mở, từ đầu năm 2023 đến nay, NHNN điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở nhằm ổn định thanh khoản và lãi suất trên thị trường tiền tệ.

Theo đó, NHNN liên tục duy trì các phiên chào mua giấy tờ có giá (GTCG) với khối lượng, kỳ hạn phù hợp với mục tiêu điều hành CSTT, đảm bảo thanh khoản cho hệ thống TCTD luôn trong trạng thái dư thừa, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi trả, thanh toán của nền kinh tế.

Kể từ đầu tháng 3 trở lại đây, NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất chào mua GTCG từ mức 6,0%/năm xuống mức 5,5%/năm và hiện là 5,0%/năm.

“Với việc điều hành thị trường mở như trên, thời gian qua thanh khoản của hệ thống TCTD được đảm bảo và số dư tiền gửi của TCTD tại NHNN thường xuyên trong tình trạng dư thừa so với số phải dự trữ bắt buộc. Theo đó, lãi suất thị trường liên ngân hàng giảm nhanh, tạo điều kiện để các TCTD có thêm dư địa giảm lãi suất huy động và cho vay đối với nền kinh tế”, ông Quang cho biết.

Song song với công tác điều hành thanh khoản tiền đồng, NHNN cũng điều hành rất linh hoạt việc can thiệp thị trường ngoại tệ. Theo đó, từ đầu năm trở lại đây, tỷ giá đồng Việt Nam ổn định so với các đồng tiền khác trong khu vực và NHNN đã mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối, từ đó góp phần đưa được một lượng lớn tiền đồng vào nền kinh tế để đưa vào lưu thông, tạo sự dồi dào thanh khoản trong hệ thống TCTD.

Cùng với các biện pháp điều hành CSTT nêu trên, NHNN cũng triển khai nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất thị trường.

Theo Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, từ đầu năm đến nay, cùng với tín hiệu nền kinh tế cho thấy có khả năng kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra, NHNN đã chủ động, linh hoạt và nhanh chóng hai lần liên tiếp giảm lãi suất điều hành, giảm trần lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay của các TCTD.

Trên cơ sở đó, một mặt hỗ trợ TCTD tiết giảm chi phí, mặt khác tạo định hướng giảm dần lãi suất trên thị trường.

“Kết quả của việc điều hành đồng bộ các công cụ nêu trên cho đến nay về cơ bản mặt bằng lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay của thị trường đã giảm đáng kể. Cụ thể, hiện nay lãi suất cho vay mới phát sinh đối với nền kinh tế đã giảm 0,6% so với cuối năm 2022 và tiếp tục có xu hướng giảm trong thời gian tới”, ông Quang cho biết.

Cũng theo lãnh đạo NHNN, ngay buổi sáng 25/4, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo buổi họp cùng với 4 ngân hàng thương mại nhà nước và các Bộ, ngành để bàn một số các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế, hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường bất động sản và các định hướng giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế.

Theo đó, 4 ngân hàng thương mại nhà nước chiếm trên 50% thị trường tín dụng của Việt Nam đều đồng thuận rất cao với chủ trương của Chính phủ và NHNN trong việc giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới.

“Với định hướng đó và sự cam kết của các NHTM, NHNN sẽ tiếp tục đưa ra nhiều giải pháp chính sách, một mặt hỗ trợ các ngân hàng giảm lãi suất, mặt khác điều hành để tạo thanh khoản ổn định, tạo niềm tin vững chắc cho thị trường trong việc hỗ trợ các TCTD cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế với lãi suất cho vay hợp lý để hỗ trợ cho quá trình phục hồi nền kinh tế trong thời gian tới”, ông Quang nói.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

VN-Index có lần đầu tiên trở lại mốc 1.250 điểm sau hơn 1 tháng

VN-Index có lần đầu tiên trở lại mốc 1.250 điểm sau hơn 1 tháng

Mặc dù kỳ số liệu CPI tháng 4 của Mỹ và đáo hạn phái sinh vẫn ở phía trước nhưng thị trường vẫn có những vận động tích lũy khả quan. Sau chuỗi 3 phiên hạ nhiệt là 2 phiên tăng trở lại và còn giúp VN-Index có lần đầu tiên lấy lại mốc 1.250 điểm sau gần 1 tháng.

Ảnh minh họa.

Soi hiệu quả hoạt động và quản trị chi phí của các ngân hàng

Thông thường khi đánh giá về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, một số chỉ số sẽ được quan tâm nhiều hơn có thể kể đến ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu), ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản), CIR (chi phí hoạt động/tổng thu nhập),…

Nhịp cầu doanh nghiệp

Phiên hạ nhiệt thứ 3 liên tiếp của VN-Index

Phiên hạ nhiệt thứ 3 liên tiếp của VN-Index

Bước vào tuần đáo hạn phái sinh và công bố liệu CPI tháng 4 của Mỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có sự thoái lui về điểm số. Chuỗi phiên giảm trong biên độ hẹp đã bước sang con số 3.

Chat với BizLIVE