Lãi ròng năm 2022 giảm mạnh 20,5%, Bảo Việt đang đầu tư những gì?

Đến cuối tháng 12/2022, tổng lượng trái phiếu nắm giữ của Bảo Việt ở mức 63.564 tỷ đồng, tăng 18,1% so với đầu năm trong khi tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh 58%.

Bảo Việt đạt lợi nhuận sau thuế hợp nhất 1.603 tỷ đồng, giảm 20,5%

Tập đoàn Bảo Việt (mã BVH) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 4 năm 2022. Trong đó, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp đạt 39.984 tỷ đồng, tăng 11,4% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm trước, riêng quý 4 đóng góp 10.487 tỷ đồng, tăng trưởng 13,3%.

Trong khi đó, tổng chi trực tiếp hoạt động kinh doanh này tăng 12%, lên 40.596 tỷ đồng, theo đó lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Việt trong năm 2022 chỉ ghi nhận vỏn vẹn 103 tỷ đồng, giảm mạnh tới 83% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm trước, trong đó, riêng quý 4 ghi nhận lỗ tới gần 410 tỷ đồng, tăng mạnh lỗ so với con số 13 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Hoạt động tài chính kỳ này mang về cho Bảo Việt tổng doanh thu gần 9.923 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chủ yếu là từ lãi tiền gửi (5.456 tỷ đồng) và lãi đầu tư trái phiếu, kỳ phiếu và tín phiếu (hơn 3.466 tỷ đồng). Lợi nhuận mảng này đạt 8.081 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,9% so với năm trước.

Khoản mục phần lợi nhuận trong các công ty liên doanh liên kết của Bảo Việt trong năm qua chỉ ghi nhận khoản lãi 68 tỷ đồng, giảm 26,9% so với con số đạt được trong năm trước. Các hoạt động khác của Bảo Việt ghi nhận mức lãi hơn 25 tỷ đồng, giảm 10,7% so với cùng kỳ.

Chi phí quản lý doanh nghiệp trong cả năm 2022 của Bảo Việt không có nhiều biến động, ở mức 3.993 tỷ đồng, trong đó, chi phí quản lý doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến hoạt động bảo hiểm là 3.357 tỷ đồng, nhích nhẹ 1,1%, chi phí quản lý doanh nghiệp liên quan đến các hoạt động khác là gần 636 tỷ đồng, giảm 4,9%.

Theo đó, kết thúc năm 2022, Bảo Việt ghi nhận khoản lợi nhuận trước thuế 1.988 tỷ đồng, giảm 17% so với kết quả đạt được năm trước. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.603 tỷ đồng, giảm 20,5% so với cùng kỳ, trong đó riêng quý 4 lãi ròng 352 tỷ đồng, giảm mạnh 37,8% so với kết quả đạt được trong quý 4/2022.

Theo giải trình từ Bảo Việt, nguyên nhân khiến kết quả kinh doanh của tập đoàn giảm sút chủ yếu là do hoạt động của thị trường tài chính – bảo hiểm nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng trong năm 2022 có sự biến động mạnh so với năm 2021.

Bảo Việt đang rót tiền vào đâu?

Tại thời điểm cuối tháng 12/2022, tổng tài sản của Bảo Việt đạt 201.610 tỷ đồng, tăng 18,9% so với đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh tới gần 59% so với đầu năm, xuống còn 2.206 tỷ đồng.

Quảng cáo
screen-shot-2023-02-03-at-40437-pm-8276.png

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 4/2022 của Bảo Việt.

Thuyết minh báo cáo cho thấy, hiện tập đoàn này đang có hơn 177.493 tỷ đồng các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, tăng 24,5% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi ngắn hạn là 95.532 tỷ đồng, tăng tới 27,7% so với đầu năm, tiền gửi dài hạn tăng 30%, lên 16.252 tỷ đồng.

Về lãi suất các khoản tiền gửi, báo cáo cho biết, ngoài các hợp đồng tiền gửi tại ALCII, VFC đã quá hạn, các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn bằng VND tại các TCTD có thời hạn gốc trên 3 tháng và thời gian đáo hạn không quá 1 năm và có mức lãi suất đến 9,10%/năm.

Các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn bằng VND có thời gian đáo hạn trên 1 năm và được hưởng lãi suất đến 10,5%/năm.

Cũng liên qua đến các khoản đầu tư của Bảo Việt, đến cuối tháng 12/2022, tổng lượng trái phiếu nắm giữ của Bảo Việt ở mức 63.564 tỷ đồng, tăng 18,1% so với đầu năm, trong đó, trái phiếu dài hạn chiếm tỷ trọng tới 96,7%.

Bảo Việt cho biết, ngoài các trái phiếu Vinashin, các trái phiếu doanh nghiệp khác có lãi suất 8,9%/năm với kỳ hạn 5 năm.

Trong khi đó, các trái phiếu Chính phủ mà tập đoàn đầu tư có kỳ hạn từ 10 đến 30 năm, trái phiếu doanh nghiệp có kỳ hạn từ 7 đến 8 năm và được hưởng lãi suất từ 6,5%/năm đến 8,9%/năm.

Đến cuối tháng 12/2022, Bảo Việt đang có 2.394 tỷ đồng đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, tăng 25% so với đầu năm với một số cổ phiếu chính nắm giữ bao gồm VNM, CTG, VNR,…

Hiện, tập đoàn này đang có 6 khoản đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết, trong đó, khoản đầu tư lớn nhất là vào Baovietbank với giá trị đầu tư đến cuối tháng 12 là 1.828 tỷ đồng, đứng thứ hai là khoản đầu tư vào Trung Nam Phú Quốc với giá trị 431 tỷ đồng, đầu tư vào Tokio Marine Việt Nam là 291 tỷ đồng,….

Với đầu tư bất động sản, báo cáo cho thấy, hiện Bảo Việt vẫn đang còn khoản đầu tư trị giá hơn 45 tỷ đồng, là khoản đầu tư vào dự án khu biệt thự nhà vườn Quang Minh tại khu vực Đồng Đìa, Cửa Cuồng, Mả Vàng, thuộc thôn Gia Tân, xã Quang Minh, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc. Tập đoàn cho biết, hiện các dự án này vẫn đang được nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc bán dự án.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Bay thẳng từ Hà Nội đến Tây An, Thành Đô cùng Vietjet, tận hưởng Trung Quốc đắm say

Đón mùa du lịch hè sôi động, Vietjet chính thức mở bán đường bay mới từ thủ đô Hà Nội đến Thành Đô và Tây An của Trung Quốc, với chuyến bay đầu tiên cất cánh ngày 1/7/2025, giá vé hấp dẫn chỉ từ 0 đồng (*) tại www.vietjetair.com và ứng dụng Vietjet Air.

Cuộc đua tăng vốn của các “ông lớn” hàng không ACV, Vietnam Airlines, Vietjet Bay khắp thế giới, làm mới chất hè với ưu đãi vé hấp dẫn cùng Vietjet

Phó Tổng Giám đốc Phú Quý: “Thanh khoản bạc chưa bao giờ dễ dàng hơn bây giờ, kỳ vọng các doanh nghiệp lớn cùng tham gia”

Đầu tư vào thị trường bạc của Phú Quý không phải là một quyết định ngẫu nhiên. Sau 1 năm phát triển, gần như tất cả các nhà đầu tư bạc tại Việt Nam đều biết đến Bạc miếng - Bạc thỏi Phú Quý, tính thanh khoản của bạc Phú Quý hiện cao nhất thị trường.

Giá kim loại "anh em của vàng" tiến sát đỉnh 5 tháng khi nhu cầu tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn tăng vọt Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bằng tổng 8 người giàu kế tiếp, ‘nắm tay’ vợ vào top 10 người giàu nhất, CEO Gelex xuất hiện sau nhiều năm vắng bóng

Cổ phiếu ngân hàng dẫn sóng phục hồi, các công ty chứng khoán chỉ ra cái tên sáng giá

Trong bối cảnh nhóm ngân hàng đang hút dòng tiền, cổ phiếu VPB nhanh chóng trở thành tâm điểm, được nhiều công ty chứng khoán, tổ chức đánh giá cao nhờ kết quả kinh doanh vượt trội, chiến lược phát triển tham vọng và mức định giá hấp dẫn.

Chuyên gia VPBankS: “Ngân hàng, công nghệ, tài nguyên, bán lẻ có triển vọng tốt ngay cả khi ảnh hưởng bởi thuế quan” VPBank chuẩn bị chi gần 4.000 tỷ đồng trả cổ tức ngay trong tháng 5

Vụ kẹo Kera: Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị khởi tố, đã nhận tiền hoa hồng 7 tỷ đồng

Theo thông tin từ Bộ Công An, mở rộng điều tra vụ án sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng liên quan CTCP Asia Life và Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt.

Bà Huỳnh Thị Kim Tuyến bị khởi tố, một lãnh đạo cấp cao trong hệ sinh thái Bamboo Capital liên tục thoái vốn Khởi tố Quang Linh Vlogs và Hằng "du mục"

Novaland (NVL) chuẩn bị xin ý kiến cổ đông về việc hoán đổi nợ cho cổ đông lớn

Novaland (NVL) dự kiến xin ý kiến cổ đông về việc phát hành thêm cổ phần để hoán đổi nợ theo yêu cầu bồi hoàn của cổ đông lớn. Công ty sẽ minh bạch trong phương án hoán đổi nợ, khẳng định luôn đảm bảo công bằng cho tất cả nhà đầu tư.

Cổ phiếu Novaland "bốc đầu" kịch trần lên cao nhất 8 tháng Trái chiều lợi nhuận quý I doanh nghiệp bất động sản: Vinhomes, Nam Long, Khang Điền tăng tốc, Novaland, Đất Xanh đi lùi

Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mục tiêu lọt top 3 doanh nghiệp lớn nhất sau 5 năm

Trong chiến lược dài hạn, Hòa Phát dự kiến dành 20% công suất ván sàn phục vụ mảng container, 80% hướng tới các sản phẩm ván chịu lực cao cấp phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ống thép Hòa Phát không bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá trong vụ điều tra lẩn tránh Hòa Phát, Đức Giang, Vinamilk... sẽ chi thêm bao nhiêu sau khi giá điện điều chỉnh tăng 4,8%?