Lãi 81.000 tỷ đồng trong quý 4, lợi nhuận các ngân hàng trên sàn chứng khoán đến từ đâu?

Thu nhập lãi thuần vẫn là động lực tăng trưởng chính cho lợi nhuận các ngân hàng, với điểm nhấn về tăng trưởng tín dụng ước đạt gần 18%, mức cao nhất kể từ năm 2018.

Trong báo cáo cập nhật về ngành ngân hàng mới công bố, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết tổng lợi nhuận trước thuế quý 4/2024 của 27 ngân hàng niêm yết đạt 81 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 22% so với cùng kỳ 2023. Theo đó, Thu nhập lãi thuần vẫn là động lực tăng trưởng chính cho Tổng thu nhập hoạt động và Lợi nhuận trước thuế, với điểm nhấn về tăng trưởng tín dụng ước đạt gần 18%, mức cao nhất kể từ năm 2018.

Ngoài ra, VDSC cũng nhận thấy cấu phần thu nhập khác có sự tăng trưởng vượt trội nhờ thu nhập từ thu hồi nợ xấu (đã xử lý rủi ro) – đạt gần 15 nghìn tỷ đồng và tăng trưởng 66% so với cùng kỳ năm trước; và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đi ngang so với cùng kỳ là hai điểm nhấn đáng chú ý khác trong bức tranh KQKD cũng như củng cố cho diễn biến cải thiện của chất lượng tài sản của ngành ngân hàng trong quý 4/2024.

Lũy kế cả năm 2024, lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết đạt 299 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với năm 2023.

Trong quý 4/2024, thu nhập lãi thuần của các ngân hàng tăng trưởng 11% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng của 6% của quý 4/2023 với sự dẫn dắt của tăng trưởng tín dụng, ước đạt 17,8% - mức cao nhất kể từ 2018, trong khi NIM quý 4 bị thu hẹp (-0,2 điểm % so với cùng kỳ) nhưng có phần hạn chế hơn so với mức giảm cùng kỳ năm 2023 (-0,5 điểm % so với cùng kỳ 2022). Đáng chú ý, NIM quý 4 cải thiện 0,1 điểm % so với quý 3 nhờ lợi suất tài sản tăng trong khi chi phí vốn đi ngang so với quý trước.

VDSC tin rằng diễn biến mở rộng của NIM so với quý trước có sự hỗ trợ của việc hoàn nhập thu nhập lãi đã thoái sau khi chất lượng tài sản có sự cải thiện đáng kể trong quý 4/2024. Lũy kế cả năm, NIM cuối năm 2024 của các ngân hàng niêm yết giảm 0,1% so với cùng kỳ 2023 xuống 3,3% với đà giảm chậm lại so với năm 2023 (-0,4 điểm %).

Quảng cáo

Các nguồn thu nhập ngoài lãi trong quý 4 tăng trưởng mạnh 32% so với cùng kỳ 2023, chủ yếu được dẫn dắt bởi thu nhập từ thu hồi nợ xấu (+66%) và thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư và kinh doanh (chủ yếu là trái phiếu chính phủ) với mức tăng là 67%.

Cụ thể, trong khi thu nhập từ thu hồi nợ xấu có sự tăng trưởng tích cực trên diện rộng và đột biến ở số ít ngân hàng như VPBank, VCB, BIDV, VietinBank, thì tăng trưởng của thu nhập từ kinh doanh chứng khoán được đóng góp chủ yếu bởi đột biến chủ yếu ở BIDV và MB. Ngược lại, tăng trưởng của thu nhập từ phí dịch vụ vẫn tương đối yếu (giảm 13% so với cùng kỳ), vốn bị ảnh hưởng bởi thị trường bảo hiểm chưa phục hồi và sự dịch chuyển của nguồn thu nhập từ UPAS L/C sang thu nhập lãi.

Chi phí hoạt động trong quý 4 và cả năm 2024 lần lượt tăng trưởng 19% và 11% so với cùng kỳ 2023, và tỷ lệ chi phí hoạt động /thu nhập hoạt động (CIR) toàn ngành trong 2024 đạt 33,5%, cải thiện khoảng 0,8 điểm % so với năm 2023.

Theo VDSC, trong khi tỷ trọng chi phí cho nhân viên có xu hướng giảm qua các năm, các ngân hàng tiếp tục gia tăng tỷ trọng chi phí hoạt động khác, trong đó chủ yếu là chi cho các hoạt động quản lý, công vụ, bao gồm các khoản chi về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, và chi cho các sáng kiến cải tiến, tăng năng suất lao động. Như vậy, các ngân hàng tiếp tục ưu tiên cho các hoạt động đầu tư chuyển đổi số nhằm tăng tính cạnh tranh cũng như nâng cao năng suất hoạt động, phần nào được thể hiện qua xu hướng giảm của tỷ lệ CIR từ 2019 tới nay.

Cũng theo dữ liệu của VDSC, chất lượng tài sản có sự chuyển biến tích cực trong quý 4/2024 với quy mô nợ xấu (NPL), tỷ lệ NPL, và nợ xấu hình thành ròng (trước xử lý rủi ro) đều giảm so với quý trước. Đáng chú ý, quy mô nợ xấu hình thành ròng đã giảm về mức thấp nhất kể từ quý 1/2022, thời điểm trước khi nợ xấu bắt đầu chu kỳ tăng mạnh trước những ảnh hưởng tiêu cực từ yếu tố vĩ mô và thị trường BĐS.

Trong quý 4/2024, một số ngân hàng đáng chú ý ghi nhận nợ xấu giảm ròng (trước xử lý rủi ro), do nợ xấu nội bảng chuyển về các nhóm nợ tốt hơn, bao gồm VietinBank, MB, Techcombank, TPBank, NamABank. VDSC cho rằng, xu hướng nợ xấu hình thành ròng giảm được hỗ trợ bởi khả năng trả nợ của các khách hàng đã khả quan hơn trong quý 4/2024, thể hiện một phần qua số dư lãi, phí phải thu, số ngày phải thu lãi bình quân giảm đáng kể so với quý trước. Nhóm phân tích cho rằng diễn biến này có thể tiếp tục củng cố cho chất lượng tài sản của ngành ngân hàng trong 2025.

Mặc dù nợ xấu mới đã giảm, các ngân hàng duy trì tỷ lệ chi phí tín dụng không thay đổi so với quý trước, giúp tỷ lệ bao phủ nợ xấu cải thiện nhẹ lên 91% từ mức 83% trong quý 3/2024.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng có thể giảm trong năm 2025

Trong năm 2025, với dự báo thị trường ngoại tệ xuất hiện nhiều yếu tố thuận lợi hơn so với giai đoạn trước, thanh khoản liên ngân hàng nhiều khả năng sẽ dồi dào hơn.

Tỷ giá, lãi suất và những ẩn số 2025 Fed chưa vội điều chỉnh chính sách lãi suất Tỷ giá và lãi suất giảm mạnh trên liên ngân hàng

Lãi 81.000 tỷ đồng trong quý 4, lợi nhuận các ngân hàng trên sàn chứng khoán đến từ đâu?

Thu nhập lãi thuần vẫn là động lực tăng trưởng chính cho lợi nhuận các ngân hàng, với điểm nhấn về tăng trưởng tín dụng ước đạt gần 18%, mức cao nhất kể từ năm 2018.

Giá vàng SJC bật tăng, giá USD ngân hàng "hạ nhiệt" Top 10 ngân hàng có tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trước thuế lớn nhất năm 2024

Tổng đài thông minh không phím bấm: Bước đột phá của LPBank trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ đang thay đổi mạnh mẽ, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào các hoạt động ngân hàng đã trở thành xu hướng tất yếu. LPBank, với chiến lược tập trung vào tự động hóa và số hóa, đã triển khai thành công Tổng đài chăm sóc khách hàng (CSKH) thông minh không phím bấm, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào dịch vụ khách hàng.

LPBank: 8 khối nghiệp vụ cam kết thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025 Năm 2024, LPBank đạt lợi nhuận 12.168 tỷ đồng, tổng tài sản tăng gần 35% Ông Phạm Phú Khôi đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch HĐQT của LPBank

SHB chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 11%

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 11%. Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng lên 40.658 tỷ đồng.

Cặp đôi SHB và SHS chưa bước vào chu kỳ tăng giá mới SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng SHB chuẩn bị phát hành cổ phiếu trả cổ tức trong quý I/2025

Top 10 ngân hàng có tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trước thuế lớn nhất năm 2024

Kết thúc năm 2024, BIDV được ghi nhận là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, Vietcombank được ghi nhận vị trí dẫn đầu về vốn chủ sở hữu và lợi nhuận trước thuế.

Thủ tướng nêu 8 nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng Các ngân hàng kiến nghị gì với Chính phủ?

Thủ tướng nêu 8 nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng

Sáng 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.

Thống đốc đề ra một loạt nhiệm vụ lớn cho ngành Ngân hàng năm 2025 Được kiến nghị can thiệp quản lý giá vàng, Ngân hàng Nhà nước nói gì? Nhận diện bức tranh nợ xấu có khả năng mất vốn của các ngân hàng

DXY “hạ nhiệt” - tín hiệu tích cực cho VND?

Trong báo cáo tiền tệ mới công bố, chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán MB nhận định thách thức tỷ giá vẫn còn khi cuộc chiến thương mại được dự báo sẽ là yếu tố hỗ trợ cho đồng USD trong thời gian tới.

Tỷ giá và giá vàng cùng tăng mạnh sau Tết Nguyên đán Vàng SJC biến động trái chiều, tỷ giá ngân hàng quay đầu giảm mạnh Tỷ giá lấy lại đà tăng, giá vàng vẫn "nóng" trước ngày vía Thần Tài

Nhận diện bức tranh nợ xấu có khả năng mất vốn của các ngân hàng

Kết quả kinh doanh quý 4/2024 cho thấy nợ có khả năng mất vốn toàn ngành ngân hàng tăng mạnh, trong đó, không loại trừ cả những “ông lớn” như BIDV, Vietcombank, VietinBank, MB,…

Thống đốc đề ra một loạt nhiệm vụ lớn cho ngành Ngân hàng năm 2025 Được kiến nghị can thiệp quản lý giá vàng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Ông Phạm Phú Khôi đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch HĐQT của LPBank

Ngày 7/2/2025 tại trụ sở chính, Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank, mã chứng khoán: LPB) công bố bổ nhiệm ông Phạm Phú Khôi, Thành viên độc lập Hội đồng Quản trị (HĐQT) giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT LPBank. Quyết định này là một bước đi chiến lược của LPBank nhằm củng cố và nâng cao năng lực quản trị trong bối cảnh tổ chức này đặt mục tiêu vươn lên nhóm dẫn đầu trong ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam.

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ đồng LPBank: 8 khối nghiệp vụ cam kết thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025 Năm 2024, LPBank đạt lợi nhuận 12.168 tỷ đồng, tổng tài sản tăng gần 35%