Kinh tế toàn cầu bấp bênh giữa suy thoái và hạ cánh mềm

Nền kinh tế thế giới đang bắt đầu một năm mới với những dấu hiệu lạc quan dù điều đó không đảm bảo rằng 2023 sẽ kết thúc trong êm đẹp.

Nhiều yếu tố khác nhau, từ việc nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại sớm hơn dự kiến, mùa đông ấm áp bất thường giúp giải cơn khát năng lượng tại châu Âu và lạm phát của Mỹ giảm, đang phần nào xua tan phần nào những u ám đang bao trùm thị trường tài chính. Thậm chí, nó còn gieo hy vọng kinh tế toàn cầu sẽ tránh được suy thoái – điều mà hầu hết các chuyên gia kinh tế đều đồng thuận – trong năm 2023 này.

Tuy nhiên, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng trung ương châu Âu và một số nền kinh tế khác, vẫn đang tiếp tục đẩy lãi suất lên cao hơn. Chính vì thế, nguy cơ suy thoái vào cuối năm 2023 chưa thể bị loại bỏ, đặc biệt là khi lạm phát không giảm nhiều như các ngân hàng trung ương kỳ vọng.

Chuyên gia kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs Group Inc. nói trong một hội thảo trực tuyến ngày 11/1 rằng: “Có một con đường băng hẹp để hạ cánh êm ái. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách sẽ phải rất cẩn trọng để có thể hướng cỗ máy kinh tế toàn cầu tới được đó”.

Hatzius đánh cược rằng họ sẽ thành công. Và dường như các nhà đầu tư cũng đang chia sẻ điều đó. Cổ phiếu ở các thị trường mới nổi đang lao dốc và giá trái phiếu doanh nghiệp đảo chiều tăng với hy vọng nền kinh tế thế giới sẽ thoát khỏi tình trạng lạm phát đáng sợ nhất nhiều thập kỷ mà không rơi vào lạm phát.

Quảng cáo

Hiện tại, áp lực về giá đang hạ nhiệt trên toàn cầu, một phần là do tăng trưởng chậm lại nhưng cũng xuất phát từ việc cởi trói cho chuỗi cung ứng, vốn chịu tác động của đại dịch và xung đột Nga – Ukraine. Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ (CPI), dù vẫn tăng 6,5% trong tháng 12 so với một năm trước nhưng đã lần đầu tiên trong 2,5 năm qua giảm so với tháng trước đó.

Lạm phát giảm sẽ hỗ trợ sức mua của người tiêu dùng, những người đã dành phần lớn năm 2022 để cân đo đong đếm chi tiêu khi mọi loại hàng hóa đều tăng vọt, từ năng lượng, thực phẩm tới tiền thuê nhà. Lạm phát thấp cũng cho phép các ngân hàng trung ương giảm tốc độ tăng lãi suất, qua đó xoa dịu nhà đầu tư trước mối quan ngại các nhà hoạch định chính sách sẽ đi quá xa và gây tổn hại cho thị trường.

Hiện tại, thị trường tin rằng FED sẽ tăng lãi suất 0,25% trong cuộc họp chính sách kết thúc vào ngày 1/2. Trước đó, FED tăng lãi 0,5% vào tháng 12 sau 4 lần liên tiếp tăng lãi suất 0,75%.

Đà tăng mạnh mẽ của đồng USD cũng đã hạ nhiệt. Điều này làm giảm bớt áp lực lên các ngân hàng trung ương khác trong việc phản ứng với tác động từ chính sách của FED lên nền kinh tế của họ.

Megan Greene, giám đốc kinh tế toàn cầu của Viện Kroll, cho rằng: “Chúng ta đã nhìn thấy đỉnh của đồng USD”.

“Với những gì đang diễn ra, năm 2023 có lẽ vẫn là một năm yếu và nhiều gập ghềnh với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, triển vọng về nền kinh tế trong 12 tháng tới dường như đã tươi sáng hơn nhiều so với chính nó của vài tuần trước”, Tom Orlik, chuyên gia kinh tế trưởng của Bloomberg, cho biết.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán châu Á diễn biến ngược chiều trước rủi ro chính sách tại Mỹ

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 22/4, khi những bất đồng giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gây xáo trộn trên các sàn giao dịch toàn cầu.

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm sau cảnh báo từ Nvidia Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Ủy ban châu Âu khởi động điều tra Coca-Cola và Procter & Gamble

Ủy ban châu Âu (EC) vừa chính thức khởi động điều tra Coca-Cola và Procter & Gamble nhằm làm rõ cáo buộc rằng hai “ông lớn” này đã có hành vi cản trở thương mại xuyên biên giới trong EU.

Đối tác cung cấp bao bì cho Unilever, Coca-Cola, Pepsi, Vinamilk sắp rời sàn chứng khoán sau khi về tay đại gia Thái Lan Phân tích nguyên nhân giá socola trên toàn cầu chuẩn bị lập kỷ lục mới

Trung Quốc sẽ đáp trả các nước "nhượng bộ" Mỹ về thuế quan

Trung Quốc tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả với các nước “nhượng bộ” Mỹ về thuế quan, gây bất lợi cho nước này, trong bối cảnh nhiều nước đang gấp rút tìm kiếm các điều khoản có lợi từ Nhà Trắng.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ EU dọa áp thuế trả đũa hàng trăm sản phẩm Mỹ nếu đàm phán thất bại

Mỹ siết chặt xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại?

Hai “ông lớn” ngành bán dẫn là Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD) dự kiến chịu tổn thất tài chính lớn do các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với chất bán dẫn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?

Những yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầu

Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.

Giá vàng châu Á tăng do lo ngại nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết