Kim ngạch xuất khẩu gạo tăng trưởng 2 con số

8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo đạt 3,85 tỷ USD, đưa mặt hàng này lên vị trí thứ 5 và là một trong những mặt hàng đạt tốc độ tăng trưởng hai con số.

Kim ngạch xuất khẩu gạo tăng trưởng 2 con số
Ảnh minh họa

Giá gạo xuất khẩu bình quân tăng 14,8 %

Số liệu thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, 8 tháng đầu năm xuất khẩu gạo đạt hơn 6,15 triệu tấn, mang về 3,85 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái tăng 5,8% về lượng và tăng 21,7% về kim ngạch.

Xuất khẩu gạo tăng nhẹ về khối lượng nhưng tăng mạnh về kim ngạch do giá gạo xuất khẩu bình quân tăng 14,8 % so với cùng kỳ năm 2023, lên mức 625 USD/tấn.

Theo đó, gạo trở thành mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu cao thứ 5 trong toàn ngành nông nghiệp, đứng sau gỗ và sản phẩm từ gỗ (10,415 tỷ USD), thuỷ sản (6,307 tỷ USD), rau quả (4,724 tỷ USD) và cà phê (4,014 tỷ USD).

Top các thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam lần lượt là: Philippines, Indonesia, Malaysia và Trung Quốc.

Trong đó, Philippines luôn là thị trường truyền thống xuất khẩu số 1 của Việt Nam. Tháng 8/2024, xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 497,266 ngàn tấn, trị giá 294,589 triêu USD, so với tháng 8/2023, tăng 21,38% về khối lượng và tăng 20,69% về trị giá.

Lũy kế, 8 tháng đầu năm xuất khẩu gạo sang Philippines đạt 2,808 triệu tấn, mang về 1,716 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2023 tăng 19,7% về khối lượng và 39,7% về kim ngạch, chiếm 54,35% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

Đứng thứ hai là Indonesia, tháng 8/2024, nước này nhập khẩu 135,196 ngàn tấn gạo từ Việt Nam, trị giá 76,081 triêu USD, so với tháng 8/2023 tăng 17,12% về khối lượng và tăng 23% về kim ngạch.

Cộng dồn 8 tháng, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Indonesia đạt 913,888 ngàn tấn, trị giá 557,77 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2023 tăng 27,26% về khối lượng và tăng 54,40% về giá trị, chiếm 14.85% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

Tháng 8/2024, xuất khẩu gạo sang thị trường lớn thứ ba Malaysia đạt 53,142 ngàn tấn, đạt giá trị 31,757 triệu USD, so với tháng 8/2023 tăng 20,82% về lượng và tăng 36,88% về giá trị.

Lũy kế, 8 tháng đạt 582,872 ngàn tấn, trị giá 346 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 2,12 lần về khối lượng và tăng 2,53 lần về kim ngạch.

Quảng cáo

Lần đầu tiên Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu gạo từ Việt Nam

Tháng 8/2024, Trung Quốc chỉ mua của Việt Nam 10,859 ngàn tấn gao, tương đương 6,38 triệu USD, so với tháng 8/2023 giảm 83,9% về khối lượng và giảm 83,47% về trị giá.

Cộng dồn 8 tháng đầu năm nay, thị trường này chỉ nhập khẩu 234,272 ngàn tấn gạo, trị giá 137,217 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái giảm 70,19% về khối lượng và giảm 69,64% về trị giá.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu gạo từ Việt Nam sau nhiều năm là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của doanh nghiệp Việt Nam.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), chỉ trong tháng 8, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng tới 60 USD/tấn, do nhu cầu tăng cao từ Philippines.

Trong báo cáo cập nhật giá gạo, FAO xác định Philippines là một trong những động lực chính thúc đẩy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng vào tháng trước.

“Giá gạo thơm 5% của Việt Nam tháng trước đã tăng 10% lên 630 USD/tấn từ mức 572,5 USD/tấn của tháng 7 do nhu cầu mua gạo từ Philippines và châu Phi tăng mạnh. Mặt khác, giá xuất khẩu gạo 5% và 25% tấm của Việt Nam đều tăng vào tháng 8.

Bên cạnh đó, giá gạo 5% lên 555 USD/tấn từ mức 535 USD/tấn, trong khi giá gạo 25% tấm tăng 16 USD so với tháng trước lên 516 USD/tấn.

Giá cả tăng ở Việt Nam do doanh số bán mạnh sang Indonesia và Philippines đã bù đắp cho áp lực giảm do tiến độ thu hoạch”, báo cáo nêu.

Indonesia chưa có kế hoạch tăng nhập khẩu lên 5 triệu tấn

Tại Indonesia, người đứng đầu Cơ quan Lương thực Quốc gia (Bapanas), ông Arief cho biết, lượng tồn kho hiện tại chỉ ở mức 1,3 triệu tấn và đã yêu cầu nhóm của Tổng thống đắc cử Prabowo Subianto duy trì dự trữ gạo của chính phủ (CBP) trên 2 triệu tấn, đặc biệt là trước cuộc bầu cử khu vực năm 2024, được tổ chức vào ngày 27/11.

“Vào các tháng 10, 11, 12 và tháng 1, 2/2025, là thời điểm quan trọng, vì vậy, CBP, đặc biệt là Bulog, phải được trên 2 triệu tấn, vì tồn kho hiện nay chỉ còn 1,3 triệu tấn. Đây là lúc chúng ta chuẩn bị dự trữ gạo của chính phủ, nếu để sau ngày 27/11/2024 sẽ rất cấp bách, thường nhu cầu gạo tăng trước lễ Pilkada, trước cuộc bầu cử Tổng thống là rất cao”, ông Arief nói.

Theo ông Arief sẽ ưu tiên mua lúa gạo trong nước, nếu không đủ chính phủ sẽ buộc phải mua từ nước ngoài và đến hôm nay, việc phân công nhập khẩu gạo từ Bapanas cho Bulog để lấp đầy kho dự trữ chính phủ vào năm 2024 vẫn là 3,6 triệu tấn. Điều này có nghĩa là vẫn chưa có kế hoạch tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo lên 5 triệu tấn vào thời điểm này.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Tin mới

Thông tư gỡ nút thắt Pre-funding có hiệu lực thi hành từ ngày 02/11/2024

Bộ Tài chính đã chính thức ban hành thông tư 68 cho phép nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được phép giao dịch không cần ký quỹ trước 100%. Thông tư sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 02/11.

Nhận nhiều ý kiến đồng thuận, thông tư về "Pre-funding" sẽ sớm được ban hành SSI Research: Thông tư cho phép Pre-funding sẽ sớm có hiệu lực trong quý IV/2024

Cổ phiếu Chứng khoán hút tiền, thị giá HCM lên cao nhất năm 2024

Nối tiếp phiên tăng gần 20 điểm, các nhóm ngành vẫn thể hiện được sự tích cực trên thị trường trong đó nhóm cổ phiếu Chứng khoán là điểm sáng nhất nhờ kỳ vọng sớm triển khai các giải pháp Pre-funding từ cơ quan quản lý.

Tăng gần 20 điểm, thị trường vực lại niềm tin Trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chỉ nên là “sân chơi của người chuyên nghiệp”

Chủ tịch Dragon Capital: “Tôi không đồng ý với quan điểm đầu tư ngắn hạn là đầu cơ”

Theo ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital, nhà đầu tư 100 năm và nhà đầu tư 1 ngày đều là nhà đầu tư. Nhà đầu tư 1 triệu và nhà đầu tư 1 tỷ cũng đều là nhà đầu tư. Ông không đồng ý với quan điểm đầu tư ngắn hạn là đầu cơ.

Chứng khoán VIX “ế” gần 80 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông Chứng khoán Việt Tín muốn đổi tên, tăng vốn 22 lần, lên 3.000 tỷ đồng

Áp lực thanh khoản vơi bớt, đà tăng lãi suất huy động chững lại

Đà tăng của lãi suất huy động chững lại trong bối cảnh áp lực lạm phát và áp lực thanh khoản hệ thống đã vơi bớt sau những nỗ lực can thiệp của Ngân hàng Nhà nước.

Loạt ngân hàng vào cuộc giảm mạnh lãi suất cho khách hàng chịu thiệt hại vì bão Yagi Khi nào tổ chức tín dụng được cho vay đặc biệt lãi suất 0%, không tài sản bảo đảm?

Vinamilk tổ chức nhiều hoạt động Trung Thu cho trẻ em mọi miền

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu cho trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Vinamilk: Chuẩn bị bước chu kỳ tăng trưởng mới, hé lộ thời điểm chạy thương mại nhà máy chế biến thịt bò Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Khi nào tổ chức tín dụng được cho vay đặc biệt lãi suất 0%, không tài sản bảo đảm?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo Quyết định về khoản vay đặc biệt với lãi suất là 0%/năm, khoản vay không có tài sản bảo đảm để lấy ý kiến đóng góp từ các bên.

Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh, Ngân hàng Nhà nước hút ròng lượng tiền lớn Loạt ngân hàng vào cuộc giảm mạnh lãi suất cho khách hàng chịu thiệt hại vì bão Yagi

PNJ báo lãi gần 1.300 tỷ đồng, tiếp tục tăng số lượng cửa hàng

Trong 8 tháng đầu năm nay, PNJ ghi nhận 26.866 tỷ đồng doanh thu thuần, trong đó, mảng trang sức bán lẻ đóng góp 53%, mảng vàng 24K chiếm 37% và mảng bán sỉ chiếm 9%.

PNJ đem về hơn 24.600 tỷ đồng doanh thu sau 7 tháng, rục rịch tăng tốc mở mới cửa hàng Cổ phiếu PNJ có trong nhịp Pullback đón nhà đầu tư "nhỡ tàu"?

VIB - Hành trình 28 năm sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

Suốt gần ba thập kỷ đồng hành, VIB luôn lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi sự nỗ lực sáng tạo về sản phẩm dịch vụ để luôn là một phần trong đời sống và những câu chuyện độc bản của hàng triệu khách hàng.

18 cổ đông nắm trên 72% vốn điều lệ VIB “Mua ngay, góp nhẹ” cùng VIB: 0 lãi, 0 phí và ưu đãi đến 40%