Thiếu vốn, doanh nghiệp xuất khẩu gạo luôn “bán trước, mua sau”

Do kẹt dòng tiền và để có hợp đồng khai thông tài chính, một số doanh nghiệp ký bán trước, có được hợp đồng đi vay tiền ngân hàng. Cách làm này đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho bản thân doanh nghiệp lẫn ngành hàng lúa gạo.

Thiếu vốn, doanh nghiệp xuất khẩu gạo luôn “bán trước, mua sau”
Ảnh minh họa

Khó có lời giải cho bài toán “bán trước, mua sau”

Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, theo nhận định chung giá gạo thế giới không tăng nhưng giá trong nước tăng, chủ yếu do các doanh nghiệp đã bán ra lượng hợp đồng rất lớn, khi tàu vào nhận hàng bị thiếu hụt nguồn hàng nên họ phải đẩy mạnh mua vào, nhất là các hợp đồng liên quan đến Bulog có giá bán khá thấp. Các hợp đồng này không thể hủy được nên doanh nghiệp bắt buộc mua hàng để giao.

Hầu hết các doanh nghiệp ngành gạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa, dù biết bán trước, mua sau khi thị trường biến động sẽ có những rủi ro nhất định, nhưng hiếm có doanh nghiệp nào có lượng tiền đủ lớn để mua hàng trước, bán hàng sau. Do kẹt dòng tiền và để khai thông tài chính họ phải có hợp đồng thì ngân hàng mới cho vay.

“Vấn đề của doanh nghiệp bây giờ là nguồn cung hạn chế và cước tàu tăng cao khiến giá bị đội lên, trong khi khách ngoại không dễ dàng chấp nhận giá cao, vì bản chất thị trường chủ yếu do doanh nghiệp đẩy giá lên để gom đủ lượng giao hàng theo hợp đồng đã ký. Mặt khác, chất lượng gạo Hè Thu không cao cũng là một bài toán, nếu mua hàng có chất lượng kém khách hàng sẽ không nhận”, Phó chủ tịch VFA nói.

Mua lúa gạo cần một lượng tiền rất lớn chỉ doanh nghiệp có tài chính mạnh mới có thể mua vào trước, chờ thị trường tốt lên thì bán nhưng trường hợp này rất hiếm.

Quảng cáo

"Thị trường gạo xuất khẩu tranh mua tranh bán rất khốc liệt buộc những doanh nghiệp lớn phải bán trước, trong khi tiền lời của một tấn gạo rất mỏng, đó là chưa kể tỷ giá giảm sâu quá nên các đơn vị rất khó khăn”, ông Nam chia sẻ.

Phải biết phát huy ưu thế của người bán hàng

Chia sẻ quan điểm trên, một doanh nghiệp xuất khẩu gạo lâu năm ở TP. Cần Thơ cho biết, các nước nhập khẩu gạo, đặc biệt Indonesia và Philippines hiểu rất rõ về mùa vụ cũng như tài chính của doanh nghiệp Việt Nam.

Trong bối cảnh thời tiết diễn biến cực đoan như hiện nay, cùng với nhu cầu nhập khẩu rất lớn của 2 nước đông dân là Philippines, Indonesia. Hàng năm Philippines nhập khẩu khoảng 60 -70% lượng gạo từ Việt Nam thì chính phủ cần có các chính sách giữ ổn định giá gạo xuất khẩu, cần có người phát ngôn và định hướng thị trường, có quy định và chế tài cá nhân hay doanh nghiệp vi phạm quy định về định hướng giá.

Lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết thêm, đối với Philippines, nếu gạo dự trữ chỉ đủ dùng trong 30 ngày là Philippines phải nhập khẩu khẩn cấp, do dân đông nên không bao giờ họ để tình trạng khẩn cấp xảy ra.

Indonesia cũng vậy, với hơn 200 triệu dân chính phủ dự trữ lương thực trong 60 ngày, nếu dự trữ còn dưới 30 ngày là thuộc khẩn cấp, an ninh lương thực quốc gia.

“Chúng ta có thế mạnh nông nghiệp mà không điều chỉnh để nâng mức sống của người dân mình lên là có lỗi với nông dân”, doanh nghiệp ở Cần Thơ đặt vấn đề. 

Theo Theo Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Tin mới

Hà Nội thống nhất xây dựng 3 cây cầu qua sông Hồng

Văn phòng UBND TP. Hà Nội vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi làm việc về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng như: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi…

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất? Đồng Khởi lọt top các tuyến đường có giá thuê mặt bằng cao nhất thế giới

Duyệt chủ trương đầu tư khu công nghiệp 1.320 tỷ đồng ở Thanh Hóa

Dự án được triển khai bởi các nhà đầu tư, gồm: WHA Industrial Development 2 (SG) Pte. Ltd, Công ty TNHH WHA Industrial Management Services Việt Nam và Công ty Cổ phần WHAUP Nghệ An.

Dự án 1.000 ha của Novaland ở Đồng Nai được “gỡ vướng” pháp lý Đồng Khởi lọt top các tuyến đường có giá thuê mặt bằng cao nhất thế giới

Novaland chấm dứt hợp đồng kiểm toán với PWC sau một thập kỷ, "chê" không đáp ứng yêu cầu cần thiết

Novaland đánh giá dịch vụ kiểm toán do PwC Việt Nam cung cấp trong thời gian qua không đáp ứng yêu cầu cần thiết để thực hiện và đảm bảo tiến độ kiểm toán, soát xét BCTC theo quy định về công bố thông tin đối với công ty niêm yết.

Novaland bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc mới Diễn biến bất ngờ tại Novaland: Cổ phiếu tăng vọt, gần 10 triệu đơn vị đã trao tay

Nhu cầu trú ẩn an toàn tiếp tục đẩy giá vàng lên cao

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng nay, đánh dấu phiên tăng thứ 3 liên tiếp khi các nhà đầu tư đang tìm đến nhu cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Tiếp đà tăng mạnh, giá vàng thế giới lên cao nhất 1 tuần Vàng miếng SJC và vàng nhẫn tiếp tục tăng cả triệu đồng mỗi lượng

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất?

Tính tới cuối quý III/2024, có 3,15 triệu tỷ đồng đã được các ngân hàng cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong số các ngân hàng công bố danh mục cho vay theo ngành nghề, Techcombank có tỷ trọng cho vay lĩnh vực này cao nhất.

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy?