Giá hạt tiêu trong nước giảm, vẫn cao hơn cùng kỳ

Doanh nghiệp thu mua đã hạn chế giao dịch sau thời gian gom hàng sôi động trước đó để phục vụ sau kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh, khiến giá tiêu trong nước giảm từ 500 - 1.000 đồng/kg, tùy địa phương.

Giá hạt tiêu trong nước giảm, vẫn cao hơn cùng kỳ
Ảnh minh họa

Ngày 30/8, giá tiêu trong nước giảm từ 500 - 1.000 đồng/kg, tùy địa phương. Cụ thể, tại Đắk Lắk thương lái thu mua hạt tiêu với giá 143.500 đồng/kg, tại Gia Lai, Đắk Nông giao dịch ở mức 143.000 đồng/kg, các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước và Đồng Nai giảm còn 142.000 đồng/kg.

Theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (XNK) – Bộ Công Thương, trong 19 ngày đầu tháng 8, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa biến động theo xu hướng giảm, dù nguồn hàng dự trữ trong dân không còn nhiều, nhưng sức mua từ các thị trường châu Âu, Hoa Kỳ giảm, trong khi thị trường Trung Quốc vẫn chưa thu mua mạnh trở lại, khiến giá tiêu đen tại thị trường nội địa giảm 10.000 – 12.000 đồng/kg (tùy khu vực khảo sát) so với cuối tháng 7/2024, xuống còn 138.000 –140.000 đồng/kg. Giá tiêu trắng ở mức 185.000 đồng/kg, giảm 14.000 đồng/kg so với cuối tháng 7/2024, nhưng vẫn cao hơn 102.000 đồng/kg cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu nửa đầu tháng 8/2024 đạt 10,006 ngàn tấn, mạng về gần 60 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/8, xuất khẩu hạt tiêu đạt 173,372 ngàn tấn, trị giá 820,163 triệu USD, tăng 1,38% về lượng và tăng 44,01% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Tháng 7/2024, giá bình quân xuất khẩu hạt tiêu đạt 5.958 USD/tấn, tăng 17,8% so với tháng trước và tăng mạnh 59,7% so với tháng 7/2023. Tính chung 7 tháng đầu năm, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt 4.656 USD/tấn, tăng 44,7% so với cùng kỳ.

7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường chính đều đạt mức tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ. Top 10 thị trường xuất khẩu chủ lực lần lượt là: Mỹ, Đức, Các TVQ Ả rập Thống nhất, Ấn Độ, Hà Lan, Hàn Quốc, Thái Lan … đều tăng trưởng rất tốt so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại thị trường Mỹ, tháng 7, xuất khẩu hạt tiêu đạt 5,907 ngàn tấn, trị giá 34,548 triệu USD. Lũy kế, 7 tháng đầu năm xuất khẩu hạt tiêu vào thị trường này đạt 43,168 ngàn tấn, tương đương 205,281 triệu USD, tăng 47,67% về lượng và tăng 74,95% về trị giá so với cùng kỳ. Chiếm tỷ trọng 26,44%. Giá bình quân nhập khẩu hạt tiêu của Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng 4,5%, lên mức 4.625 USD/tấn.

Quảng cáo

Theo Cục XNK, nền kinh tế Mỹ - thị trường nhập khẩu hạt tiêu số 1 của Việt Nam đã xuất hiện những tín hiệu khả quan với lạm phát chậm lại, doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 7/2024 tăng mạnh hơn dự kiến. Giá tiêu dùng của Mỹ chỉ tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Thông tin này củng cố kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 tới, điều này có thể thúc đẩy hoạt động kinh tế và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng, trong đó có hạt tiêu.

Tình trạng mất mùa liên tục tại Brazil – quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu đen lớn thứ hai sau Việt Nam, đang tác động lên thị trường. Dự kiến, sẽ đẩy giá tiêu toàn cầu tăng lên những tháng cuối năm 2024, khi nguồn cung từ các nước sản xuất lớn khác như Việt Nam, Malaisia, Indonesia … cũng đều giảm.

Giá hạt tiêu trên thị trường nội địa tăng, giảm theo diễn biến của thị trường xuất khẩu, tuy nhiên vẫn đứng ở mức cao điều này kích thích người nông dân quay lại chăm sóc và đầu tư nhiều hơn cho các vườn tiêu. Song, giá tiêu tăng cao luôn có tác động 2 mặt, sẽ có một nhóm hưởng lợi và nhóm chịu thiệt.

Theo phản ảnh từ một số doanh nghiệp, trong bối cảnh giá tiêu tăng nhà nhập khẩu là bên hưởng lợi nhiều nhất. Vào thời điểm tháng 5, 6 vừa qua, lượng hàng xuất khẩu tăng đột biến. Đây là lúc giá tiêu đạt đỉnh 170.000-180.000 đồng/kg, nhưng lúc ký hợp đồng giá chỉ vào khoảng 100.000 đồng/kg.

Do bán trước, mua sau nên giá xuất khẩu trung bình của doanh nghiệp thường thấp hơn so với giá thu mua trong nước, khiến họ chịu áp lực rất lớn. Trong bối cảnh thị trường biến động mạnh như hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp phải cố gắng để duy trì tồn tại. Thực tế này diễn ra ở nhiều loại nông sản xuất khẩu chứ không riêng gì ngành hàng hồ tiêu.

Sau gần 8 năm xuống mức thấp nhất, từ tháng 6/2024, giá tiêu đạt mức đỉnh ở mức 180.000 đồng/kg, và đang giao dịch quanh mức 140.000 – 145.000 đồng/kg. Dù giá tiêu đang rất tốt nhưng đến thời điểm này chưa ghi nhận tình trạng diện tích hồ tiêu tăng nóng trở lại ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Thay vào đó, những nông dân vẫn còn gắn bó với cây tiêu, và đang tăng đầu tư chăm sóc để phục hồi năng suất, sản lượng, chất lượng cho các vườn tiêu hiện có.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Tin mới

Quỹ ngoại muốn tăng sở hữu tại REE, Chủ tịch Đô thị Kinh Bắc đăng ký chuyển nhượng 86,55 triệu cổ phiếu KBC

Cùng với việc đăng ký mua thêm 30 triệu cổ phiếu REE, đại diện của quỹ Platinum Victory cũng vừa được bổ nhiệm là tân Chủ tịch HĐQT của REE thay cho bà Nguyễn Thị Mai Thanh – người đã có 31 năm ngồi ghế Chủ tịch của REE.

Quỹ ngoại quy mô 22.000 tỷ vừa chốt bán lượng lớn cổ phiếu CMG và DBC sau khi dồn tiền gom một mã bất động sản Quỹ Singapore liên tục “gom” cổ phiếu REE vùng giá thấp, dự chi gần 2.000 tỷ để đủ tỷ lệ phủ quyết

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhận định các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ đang phải đối mặt với thách thức kép là khả năng tín dụng thắt chặt hơn và khả năng trả nợ ngày càng khó khăn.

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh sau bình luận của giới chức Fed về lãi suất Thách thức lớn nhất của FED dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump là xác định lãi suất trung tính?

Quốc hội: Cần có giải pháp căn cơ, dài hạn để đưa giá bất động sản về đúng giá trị

Có giải pháp căn cơ, dài hạn để đưa giá bất động sản về đúng giá trị nội tại, ngăn chặn việc thao túng, sử dụng các phiên đấu giá quyền sử dụng đất nhằm mục đích tạo “sốt” giá.

Hòa Phát đang chuẩn bị nhân lực và thép chất lượng cao để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam Hà Nội bãi bỏ quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá đất

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia: Cần có lộ trình phù hợp tránh tạo “cú sốc”

Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Nhiều đại biểu ủng hộ việc tăng thuế đối với mặt hàng thuốc lá, rượu, bia, nhưng cho rằng cần có lộ trình phù hợp, tránh tạo cú sốc cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Cân nhắc lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để tránh “gây sốc” cho doanh nghiệp, người tiêu dùng Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Sabeco có vị thế tốt để giành lại thị phần?