Khối ngoại thất thường, cả thị trường "chịu đòn"

Dù vẫn mua ròng nhưng khối ngoại thực hiện trading 2 chiều đã khiến VN-Index trở nên mong manh hơn. Chỉ số giảm tới hơn 20 điểm với những "tội đồ" nằm tại VN30.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tiềm lực tài chính của khối ngoại vẫn lấn lướt so với dòng tiền nội. Nếu như khối này có thể giúp thị trường tăng điểm thì việc làm cho giảm điểm trở lại cũng không phải quá khó khăn. Không ít phiên điều chỉnh của thị trường đã xuất hiện trong giai đoạn vừa qua khi khối ngoại thực các giao dịch trái chiều trong một phiên.

Phiên hôm nay, dù tổng thể là phiên mua ròng thứ 5 liên tiếp của khối ngoại nhưng việc họ thực bán mạnh các mã HPG (-6,62%), VCB (-47,65 tỷ đồng), VHM (-31,64 tỷ đồng) lại ra những phản ứng ngay tức thì. Riêng tại VCB và VHM, giá trị bán ra của khối ngoại chiếm tới 42% và 46% giá trị giao dịch của 2 cổ phiếu.

Điều này tạo ra áp lực gián tiếp cho cả rổ VN30 lẫn thị trường chung. Điển hình như nhóm ngành đang được tiền nội ưa thích như Đầu tư công cũng không tránh được việc bị bán ra như HHV (-6,95%), LCG (-5,12%), VCG (-5,61%), FCN (-5,93%)

Cuối phiên, chỉ số VN-Index mất 23,45 điểm xuống 1.065,84 điểm (-2,15%). Mức giảm có phần bất thường so với các chỉ số chứng khoán châu Á: KOSPI (+0,55%), CSI 300 (+0,18%), NIKKEI 225 (-0,03%).

Một số cổ phiếu vốn hóa thấp hơn bị khối ngoại bán ra như VND (-5,28%), HSG (-6,87%), NKG (-6,74%), PVT (-3,4%), KSB (-6,78%) cũng phải chịu hậu quả. Độ rộng của HOSE khép phiên giao dịch hôm nay mở rộng sắc đỏ lên tới gần 75%.

Sau 3 phiên liên tiếp hụt thanh khoản, giao dịch của HOSE cuối cùng đã chứng kiến sự bật lên của khối lượng giao dịch, đạt 673,2 triệu đơn vị, tương đương 12.167 tỷ đồng. Điều này cho thấy, đã có hành động bắt đáy đi kèm với các lệnh bán ra.

Dù vậy, với tâm lý lướt sóng của nhà đầu tư nội cùng với nguồn lực hạn chế, dấu hiệu trên vẫn cần phải cần được xác nhận thêm.

Theo Lao động và Công đoàn

Đọc tiếp

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Nhóm Ngân hàng đã có 7 mã phá kỷ lục giá và 1 mã "suýt" lập kỷ lục trong 4 tháng đầu năm 2024. Sau nhịp giảm khá sâu vừa qua, việc xem xét tình trạng của các cổ phiếu này cũng như cả nhóm ngành sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về khả năng tạo đáy của thị trường sau kỳ nghỉ lễ.

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE