Khoảng 800.000 tỷ đồng đang "đắp chiếu" trong các dự án bất động sản

Theo Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản bị ngấm đòn trong thời gian dài khiến cho mọi nỗ lực của các phía chỉ dừng lại ở mức giúp thị trường cầm cự, chưa thể thoát khỏi trạng thái suy yếu.

Khoảng 800.000 tỷ đồng đang "đắp chiếu" trong các dự án bất động sản

Theo số liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), nguồn cung ra thị trường quý đầu năm năm 2023 đạt khoảng 25.000 sản phẩm, chủ yếu là hàng tồn kho từ các dự án mở bán trước đó. Tỷ lệ hấp thụ trong quý 1/2023 chỉ đạt khoảng 11%, tương đương hơn 2.700 giao dịch, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dữ liệu của DKRA Group cho thấy, đến cuối tháng 5, sức mua bất động sản nhà ở lẫn nghỉ dưỡng đều giảm trên 95% so với cùng kỳ và tình trạng này kéo dài từ đầu năm 2023 đến nay.

Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết, thanh khoản bất động sản vẫn còn rất chậm. Cụ thể, ở phân khúc nhà liền thổ, quý 1, có khoảng 42 căn phát sinh giao dịch, giảm 76% so với quý 4/2022. Với phân khúc căn hộ, tổng giao dịch 1.300 căn, tăng 32%, có tín hiệu lạc quan. Tuy nhiên, tại thị trường Hà Nội, quý I gần như không có dự án mở bán đối với phân khúc nhà liền thổ, phân khúc căn hộ.

“Quý 2, thị trường nhà ở vẫn còn trầm lắng. Thị trường, nhà đầu tư cần thời gian quan sát. Một trong những yếu tố tác động đến thanh khoản của thị trường hiện nay là lãi suất ngân hàng ở mức cao, lãi vay hơn 10%, lãi suất huy động ở quý 1, có thời điểm lên 9,7-10%”, bà Trang nói.

Thị trường bất động sản kém thanh khoản, khiến nhiều doanh nghiệp bị kéo vào vòng xoáy khó khăn. Theo đánh giá của VARS: “Các doanh nghiệp đầu tư, phát triển bất động sản đồng loạt lâm vào trạng thái “ngộp thở” trong thời gian dài, như “người sắp chết đuối”. Mặc dù đã cố gắng loại bỏ dần các yếu tố làm giảm sức nặng, nhưng vẫn không đủ sức để có thể ngoi lên.

Quảng cáo

Động lực sống khiến các Doanh nghiệp vẫn đang cố gắng “vùng vẫy, quẫy đạp” và sẵn sàng “bấu víu” vào bất kỳ chiếc phao cứu sinh nào. Tuy nhiên, trong suốt thời gian kể từ đầu năm 2022, Chính phủ đã tạo ra những chiếc phao để cứu thị trường và doanh nghiệp. Nhưng phao cứu sinh vẫn chưa đến được với doanh nghiệp giúp Doanh nghiệp có thể bám vào, tạo đà ngoi lên mặt nước. Sức chống đỡ của các Doanh nghiệp có giới hạn, nếu không “ngoi lên” kịp thời, chắc chắn sẽ bước sang giai đoạn “sặc nước, ngừng thở” đồng loạt”.

biet-thu-trieu-do-2-1499.jpg

Theo VARS, trong 5 tháng đầu năm 2023, có 554 Doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng Doanh nghiệp bất động sản thành lập mới giảm 61,4% so với cùng kỳ năm trước, chỉ có 1.744 doanh nghiệp.

Trong quý đầu năm 2023, doanh thu của các Doanh nghiệp bất động sản giảm 6,46% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế giảm 38,6% so với cùng kỳ năm 2022. Lượng hàng tồn kho lớn, chủ yếu đến từ các dự án xây dựng dở dang, buộc phải tạm dừng do Doanh nghiệp không còn đủ nguồn lực để tiếp tục triển khai dự án. Nhiều Doanh nghiệp phải điều chỉnh lại quy mô nhân sự.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thanh khoản yếu do nhiều nguyên nhân. Cụ thể, đại đa số người mua hụt dòng tiền khi kinh tế còn nhiều thách thức, lãi vay cao, cửa tín dụng khó vào, các dòng tiền nhàn rỗi vẫn trú chân ở kênh gửi tiết kiệm. Yếu tố đáng lo ngại nhất là người mua mất niềm tin vào thị trường bất động sản.

Thời gian qua, Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước cũng rất sát sao, ban hành hàng loạt các chính sách, chỉ đạo điều hành như: Nghị định 08, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, gói tín dụng 40.000 tỷ đồng hỗ trợ 2% lãi suất, giảm lãi suất, lập tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho bất động sản… Song, đến nay, thị trường chưa thể "tan băng", giao dịch vẫn ngày càng đi xuống và các khó khăn của doanh nghiệp ngày càng nặng nề hơn.

"Hiện nay, thống kê có tới hàng ngàn dự án "đắp chiếu", cả nước có khoảng 1.000 dự án phải nằm chờ việc điều chỉnh, xem xét, phê duyệt, giá trị các dự án này khoảng 800.000 tỷ đồng (30 tỷ USD). Số dự án này nếu được kích hoạt trở lại sẽ tạo ra thị trường và thúc đẩy kinh tế rất tốt. Tuy nhiên, các giải pháp tháo gỡ khó khăn đang rất chậm nên nguy cơ chết trên đống tài sản của doanh nghiệp là rất cao", vị chuyên gia nói.

Theo Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản bị ngấm đòn trong thời gian dài khiến cho mọi nỗ lực của các phía chỉ dừng lại ở mức giúp thị trường cầm cự, chưa thể thoát khỏi trạng thái suy yếu. Sức khoẻ của thị trường, môi giới bất động sản trong suốt thời gian qua luôn duy trì ở mức báo động.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Nhiều chung cư cũ có hiện tượng nứt sau bão, Bộ Xây dựng thúc các địa phương đẩy mạnh cải tạo chung cư cũ

Bộ Xây dựng vừa có Công văn 5297/BXD-QLN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98/2024/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Một nhà đầu tư đăng ký xây khu nhà ở xã hội gần 1.200 tỷ đồng ở Thừa Thiên Huế Thái Phú Toàn trúng dự án hơn 4.170 tỷ đồng ở Phú Quốc

Huyện sắp lên quận của Hà Nội chuẩn bị đấu giá 26 thửa đất, khởi điểm chỉ từ 14 triệu đồng/m2

Công ty Đấu giá Hợp danh Số 5 - Quốc gia vừa thông báo ngày 30/9 này sẽ đưa 26 thửa đất thuộc khu Đồng Sậy - Trẫm Sau (giai đoạn 2), thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội ra đấu giá.

Một nhà đầu tư đăng ký xây khu nhà ở xã hội gần 1.200 tỷ đồng ở Thừa Thiên Huế Thái Phú Toàn trúng dự án hơn 4.170 tỷ đồng ở Phú Quốc

Một nhà đầu tư đăng ký xây khu nhà ở xã hội gần 1.200 tỷ đồng ở Thừa Thiên Huế

Theo công bố, hết hạn nhận hồ sơ chỉ có duy nhất một nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án là Liên danh Công ty CP Đầu tư Nhà An Bình - Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị Đắk Lắk.

Đồng Nai chọn chủ đầu tư xây khu đô thị hơn 72.000 tỷ đồng Tập đoàn nhà ông Donald Trump muốn đầu tư sân golf và tổ hợp vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng tại Hưng Yên

Huyện vùng ven Hà Nội tiếp tục bán đấu giá 58 thửa đất dù trước đó bị bỏ cọc hàng loạt

Cụ thể, các lô đất có diện tích từ hơn 76-189m2, giá khởi điểm 5,3 triệu đồng/m2. Hình thức đấu giá từng thửa đất bằng việc bỏ phiếu kín trực tiếp 1 vòng (1 lần) đấu theo phương thức trả giá lên.

Tồn đọng gần 9.000 hồ sơ liên quan đến đất đai, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị khẩn Vẫn chỉ có một nhà đầu tư duy nhất đăng ký xây khu đô thị hơn 35.000 tỷ ở Đông Anh

80% số lô đất trúng đấu giá ở Thanh Oai bị bỏ cọc, bao gồm lô hơn 100 triệu đồng/m2

Sau phiên đấu giá đất "nóng như chảo lửa" cách đây hơn 1 tháng tại huyện Thanh Oai (Hà Nội), với lô có giá trúng cao nhất là hơn 100 triệu đồng/m2 - gấp 8 lần so với giá khởi điểm, có tới 55 lô đã chính thức bị bỏ cọc và hủy kết quả trúng đấu giá.

Một huyện ven Hà Nội tiếp tục đưa hơn 100 lô đất ra đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 3,5 triệu đồng/m2 Phần lớn các lô đất trúng đấu giá ở Thanh Oai bị bỏ cọc

Vẫn chỉ có một nhà đầu tư duy nhất đăng ký xây khu đô thị hơn 35.000 tỷ ở Đông Anh

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội vừa mở hồ sơ đăng ký lần 2 thực hiện dự án Khu đô thị thông minh - sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, huyện Đông Anh.

Hà Nội ban hành tiêu chí xác định giá đất mới Tồn đọng gần 9.000 hồ sơ liên quan đến đất đai, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị khẩn

Tồn đọng gần 9.000 hồ sơ liên quan đến đất đai, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị khẩn

Cục Thuế TP.HCM vừa có kiến nghị khẩn đến UBND TP.HCM về việc tổ chức cuộc họp để giải quyết gần 9.000 hồ sơ còn tồn đọng từ ngày 1/8/2024.

Đề xuất áp dụng mức 2% thuế đất hằng năm để chặn đầu cơ Gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất năm 2024

Xác định “đúng người, rõ việc” khi tháo gỡ cho dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, bản án

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu xác định “đúng người, rõ việc” khi tháo gỡ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm soát đầu cơ thổi giá đất làm loạn thị trường