Khẩn trương trình ban hành nghị định “gỡ rối” gói hỗ trợ lãi suất 2%

Những cập nhật mới nhất cho thấy chương trình hỗ trợ lãi suất 2% có mức độ giải ngân gần như không đáng kể, trong khi quy mô nguồn hỗ trợ ngân sách lên tới 40.000 tỷ đồng.

Hỗ trợ lãi suất còn nhiều vướng mắc...

Tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 3/2/2023 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2023 trực tuyến với địa phương, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 31/2022/NĐ-CP trong tháng 02/2023 để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% qua hệ thống các ngân hàng thương mại.

Đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền cho điều chuyển phần dự toán không sử dụng hết sang các nhiệm vụ chi hoặc hình thức hỗ trợ phù hợp khác.

Nghị quyết giao NHNN chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.

Như thông tin cập nhật thời gian qua, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 31 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vào tháng 5/2022, NHNN nhanh chóng có hướng dẫn và tổ chức triển khai nhưng kết quả thực tế rất hạn chế.

Tuy nhiên, các kỳ cập nhật sau đó cho thấy chương trình hỗ trợ này có mức độ giải ngân gần như không đáng kể, trong khi quy mô nguồn hỗ trợ ngân sách lên tới 40.000 tỷ đồng, dự kiến áp dụng cho hai năm 2022 và 2023, hoặc sớm giải ngân hết gói.

Theo NHNN, kết quả giải ngân hỗ trợ chưa như kỳ vọng là do quá trình triển khai còn gặp một số khó khăn, vướng mắc.

Trong đó, một số khách hàng không muốn tham gia hỗ trợ lãi suất do e ngại công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Đặc biệt, ngân hàng và khách hàng đều khó đánh giá, xác định “khả năng phục hồi” theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị định 31 của Chính phủ. Nhiều hộ sản xuất, kinh doanh không có đăng ký hộ kinh doanh theo quy định nên không thuộc đối tượng được hỗ trợ.

Quảng cáo

Ngoài ra, ngân hàng thương mại và khách hàng đều gặp khó khăn trong việc xác định, bóc tách dư nợ vay hỗ trợ lãi suất trong trường hợp khách hàng vay kinh doanh nhiều mục đích khác nhau, khó bóc tách mục đích được hỗ trợ lãi suất và mục đích không được hỗ trợ lãi suất.

Xem lại điều kiện "Có khả năng phục hồi"

Trước những vướng mắc trên, NHNN đã có tờ trình gửi Chính phủ, cùng dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 31 về cơ chế trên.

Trong đó, NHNN tập trung và nêu hướng sửa đổi quy định khách hàng “có khả năng phục hồi” là khách hàng đáp ứng các điều kiện cho vay của ngân hàng thương mại (NHTM) theo quy định hiện hành.

Theo đó, sửa đổi Khoản 4 Điều 3 Nghị định 31 như sau: “Khách hàng có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi, sử dụng vốn vay được hỗ trợ lãi suất đúng mục đích, có trách nhiệm trong việc phối hợp với ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất. Khách hàng có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi là khách hàng đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này”.

Theo Nhà điều hành, để tạo điều kiện thông thoáng, dễ thực hiện cần hướng dẫn “có khả năng phục hồi” nghĩa là “đáp ứng điều kiện cho vay”, thay vì các tiêu chí cụ thể khác.

Lý do, thứ nhất, tạo thuận lợi cho NHTM và khách hàng trong triển khai chính sách. NHTM và khách hàng không cần xem xét các tiêu chí khác mà chỉ cần đáp ứng các quy định hiện hành về điều kiện cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

Thứ hai, nếu hướng dẫn “có khả năng phục hồi” theo các tiêu chí cụ thể khác (tiêu chí định lượng như doanh thu, sản lượng, lợi nhuận, hoặc tiêu chí định tính như diễn biến, chiều hướng kinh doanh của khách hàng…) thì cũng không giải quyết được căn cơ vướng mắc thực tế của cả NHTM và khách hàng.

Căn cơ vướng mắc, theo NHNN cho biết là bản thân nhiều khách hàng không dám khẳng định phục hồi trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt điều kiện kinh tế thế giới đang có nhiều bất ổn, áp lực lạm phát tại nhiều quốc gia trong khi nền kinh tế nước ta có độ mở lớn.

Trường hợp khẳng định các tiêu chí doanh thu, sản lượng, lợi nhuận tăng nhưng thực tế do tác động của nhiều yếu tố bất định dẫn tới các chỉ số này không tăng thì các NHTM và khách hàng e ngại sẽ bị các cơ quan thanh tra, kiểm tra sau này đánh giá trục lợi chính sách.

Theo Lao động và Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Dự kiến nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng lên 10,5%

Trường hợp ngân hàng thương mại không đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và mức đệm bảo toàn vốn quy định trong từng giai đoạn sẽ bị hạn chế trong việc phân phối cổ tức bằng tiền mặt.

Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước liên tục bơm tiền vào hệ thống Loạt lãnh đạo ngân hàng, người liên quan đăng ký mua lượng lớn cổ phiếu Vì sao thực thi ESG vẫn khó trong ngân hàng Việt?

Năm thứ 2 liên tiếp MSB lọt Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính

Ngày 16/11, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) được vinh danh thuộc Top 10 doanh nghiệp niêm yết ngành tài chính có Báo cáo thường niên tốt nhất. Giải thưởng nằm trong khuôn khổ Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024 (VLCA) do Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Báo Đầu tư phối hợp tổ chức. Sau 4 năm niêm yết cổ phiếu trên Hose, đây là năm thứ 2 liên tiếp MSB nhận danh hiệu này.

9 cổ đông nắm gần 34% vốn của MSB Chi tiêu thông minh cho gia đình, lựa chọn thẻ tín dụng MSB Mastercard Family

Giải mã sức hút của gói cho vay mua nhà linh hoạt bậc nhất thị trường

Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng của VIB không chỉ đáp ứng nhu cầu vay mua nhà của hàng nghìn gia đình, mà còn là động lực mạnh mẽ giúp ngân hàng tăng trưởng tín dụng vượt bậc, đạt 7% trong quý III/2024, gấp đôi mức trung bình ngành.

VIB: Lợi nhuận đạt 4.600 tỷ, tín dụng và huy động vốn tăng trưởng 5% trong 6 tháng đầu năm 2024 VIB huy động thành công 1.000 tỷ đồng từ trái phiếu

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất?

Tính tới cuối quý III/2024, có 3,15 triệu tỷ đồng đã được các ngân hàng cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong số các ngân hàng công bố danh mục cho vay theo ngành nghề, Techcombank có tỷ trọng cho vay lĩnh vực này cao nhất.

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy?

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Ngày 18/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.

BIDV đồng hành với chương trình giáo dục tài chính cá nhân đầu tiên cho sinh viên BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số h

Sacombank đạt chứng nhận quốc tế PCI DSS 11 năm liền Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua