Hưng Thịnh Land công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính

Công ty CP Hưng Thịnh Land vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính trên HNX.

Hưng Thịnh Land công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính

Theo báo cáo, tại thời điểm cuối quý II/2024, vốn chủ sở hữu của Hưng Thịnh Land đạt 18.284 tỷ đồng. Công ty ghi nhận lỗ sau thuế 538 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2024, so với cùng kỳ năm trước lỗ 88,5 tỷ đồng.

Lợi nhuận của Hưng Thịnh Land sụt giảm trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn. Năm 2021 Hưng Thịnh Land báo lãi sau thuế gần 1.700 tỷ đồng, nhưng năm 2022 lãi chỉ còn hơn 115 tỷ đồng và năm 2023 quay đầu lỗ 967 tỷ đồng. Trước đó, trong các năm 2019, 2020, công ty này cũng lãi lần lượt là 883 tỷ đồng và 395 tỷ đồng.

Tại ngày 30/6/2024, vốn chủ sở hữu của Hưng Thịnh Land giảm 1.282 tỷ đồng so với cùng kỳ, xuống còn 18.284 tỷ đồng. Tổng tài sản của Hưng Thịnh Land tại thời điểm cuối quý II/2024 là 80.817 tỷ đồng, tăng gần 6,2% so với cùng kỳ.

Tình hình kinh doanh không thuận lợi cũng khiến Hưng Thịnh Land gặp khó khăn trong việc thực hiện các nghĩa vụ với các trái chủ. Báo cáo thanh toán gốc, lãi trái phiếu trong 6 tháng đầu năm 2024 của công ty cho thấy, công ty chưa thể thanh toán gốc, lãi của một số lô trái phiếu.

Ngày 6/9 vừa qua, Hưng Thịnh Land công bố thông tin về việc Chứng khoán Tân Việt (TVSI) – đại diện người sở hữu trái phiếu, đã có yêu cầu Hưng Thịnh Land mua lại bắt buộc hai mã trái phiếu phát hành năm 2020 với tổng giá trị hơn 700 tỷ đồng.

Quảng cáo

Theo công văn TVSI gửi Hưng Thịnh Land, tổ chức phát hành cam kết duy trì kinh doanh có lãi bằng cách đảm bảo lợi nhuận sau thuế dương theo báo cáo kiểm toán hàng năm trong suốt thời hạn của trái phiếu.

Theo kết quả báo cáo kiểm toán năm 2023 và căn cứ theo các quy định cam kết, Hưng Thịnh Land sẽ phải mua lại bắt buộc hai lô trái phiếu trên vào ngày 5/9/2024. Tuy nhiên đến hạn, công ty vẫn chưa thể thanh toán. Lý do được đưa ra là do thị trường tài chính, thị trường giao dịch bất động sản không thuận lợi, dẫn đến tổ chức phát hành chưa kịp thu xếp nguồn tiền. Doanh nghiệp dự kiến chậm nhất ngày 28/11/2024 sẽ thanh toán toàn bộ số tiền trên.

Công ty CP Hưng Thịnh Land được thành lập ngày 17/10/2008, có địa chỉ trụ sở chính tại 53 Trần Quốc Thảo, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.Hồ Chí Minh với hoạt động kinh doanh chính là bất động sản, quyền sử dụng đấy thuộc sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

Hưng Thịnh Land được giới thiệu là thành viên nòng cốt song hành cùng Tập đoàn Hưng Thịnh phát triển hàng loạt dự án bất động sản trong suốt nhiều năm.

Tháng 6/2020, Hưng Thịnh chính thức chuyển đổi thành mô hình tập đoàn với hệ sinh thái gồm 5 doanh nghiệp thành viên gồm Hưng Thịnh Land, Hưng Thịnh Incons, Hưng Thịnh Investment, Hưng Thịnh Innovation và PropertyX. Trong đó, Hưng Thịnh Land vẫn được giao phó phụ trách mảng phát triển bất động sản.

Theo đó, sau khi tái cấu trúc toàn diện, Tập đoàn Hưng Thịnh chuyển giao toàn bộ mảng đầu tư, kinh doanh và phát triển các dự án bất động sản cho Hưng Thịnh Land với hàng trăm dự án có tổng quỹ đất hơn 4.500ha, hơn 50.000 sản phẩm nhà ở lên đến cả trăm triệu m2 sàn xây dựng.

Hưng Thịnh Land hiện là chủ đầu tư của một loạt dự án đã hình thành tại TP.Hồ Chí Minh như Boulevard, Florita và Saigon Riverside Complex (đều ở quận 7), Moonlight Boulevard, Moonlight Park View và Sky Center (quận Bình Tân), Richmond City (quận Bình Thành), Melody Residences (quận Tân Phú), Lavita Charm, Moonlight Residences, Lavita Garden (TP.Thủ Đức), Citizen.TS và Saigonmia (Khu đô thị mới Nam Sài Gòn), 9view Apartment (quận 9),… Ngoài ra, Hưng Thịnh còn có dự án tại một số tỉnh thành khác như Vung Tau Melody, Cam Ranh Mystery Villas, Golden Bay (Khánh Hòa), Sentosa Villa (Bình Thuận),…

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Cơ hội nào cho ngành thép Việt Nam khi Mỹ áp thuế 25% thép và nhôm nhập khẩu?

Chuyên gia nhận định, Mỹ đánh thuế thép, nhôm ở mức 25% và không loại trừ bất cứ quốc gia nào không tạo thêm tác động tiêu cực đối với các sản phẩm thép và nhôm xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ, thậm chí sẽ mở ra cơ hội mới, tạo môi trường cạnh tranh công

Mỹ áp thuế 25% nhôm, thép ảnh hưởng như thế nào đến cổ phiếu HPG, HSG, NKG? Thuế nhôm và thép của Mỹ đẩy giá vàng lên mức cao kỷ lục

Vietjet tiếp tục được vinh danh Hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới 2025

Vietjet tiếp tục được Airline Ratings vinh danh là “Hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới” (World’s Best Ultra Low Cost Carrier 2025). Đây là hạng mục giải thưởng quan trọng của hàng không quốc tế do tổ chức đánh giá an toàn và chất lượng dịch

Vietjet mở đường bay đến Bắc Kinh và Quảng Châu, đón chào năm mới với ưu đãi 0 đồng Vietjet đạt doanh thu 2024 cao nhất từ trước đến nay

OGC rao bán 21% cổ phần dự án cao tốc BOT Hà Nội - Bắc Giang

Dự án BOT Hà Nội - Bắc Giang không chỉ đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong hệ thống giao thông vùng Bắc Bộ, mà còn được hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

BOT Ninh Thuận của CII báo lãi bất thường, gấp 42 lần trong nửa đầu năm Chủ đầu tư BOT Xa lộ Hà Nội báo lãi gần 150 tỷ đồng nửa đầu năm

Doanh nghiệp thép 37 năm tuổi là "chủ nợ" của Novaland có nguy cơ bị huỷ niêm yết trên HOSE

HOSE lưu ý về việc cổ phiếu này có khả năng bị huỷ niêm yết bắt buộc nếu Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 của công ty có kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ.

Thép Nam Kim chốt ngày chào bán hơn 131 triệu cổ phiếu, huy động gần 1.600 tỷ đồng Ngành thép năm 2025: Tăng trưởng từ nội lực