Chứng khoán 11/10

Hơn 200 mã giảm, VN-Index có thời điểm thủng mốc 1.000 điểm

Khi Ngân hàng đã tuột dốc thì cả thị trường cũng "đứng ngồi không yên" và khi sang tới phiên chiều lực bán tiếp tục nhấn chìm các nỗ lực cân lệnh của phe mua. VN-Index đã có thời điểm xuống dưới mốc 1.000 điểm.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thị trường có thể không có lượng tiền hùng hậu nhưng khi giá giảm sâu thì sẽ lại xuất hiện lực mua vào. Khối ngoại lại là một trong những nhóm áp dụng đúng chiến lược này. Cho đến trước 14h20, khối này đã dần thu hẹp chênh lệch bán ròng và đảo chiều sang mua vào. Tới cuối phiên, họ lại mua ròng hơn 140 tỷ đồng trong đó VIC (+66 tỷ đồng), DGC (+49 tỷ đông), VNM (+47,5 tỷ đồng), MSN (+43,07 tỷ đồng).

Tuy nhiên trước đó, VN-Index cũng phải trải qua nhịp nhúng xuống dưới cả mốc 1.000 điểm. Ngân hàng vẫn là nhân tố chủ đạo với một loạt khép phiên trong giá sàn như STB, MBB, LPB, TPB, MSB, TCB, SHB. Các ông lớn đầu ngành như VCB (-4,8%), CTG (-4,3%), BID (-5%) cũng đều giảm mạnh thay vì có những nỗ lực đỡ chỉ số.

Chứng khoán châu Á cũng có sự bất ổn, VN-Index hiện còn cách mốc 1.000 hơn 13 điểm
Diễn biến giao dịch phiên 11/10

Dù dịch bệnh COVID-19 đã qua đi, nhưng tâm lý lo sợ của nhà đầu tư còn tiêu cực hơn khi các nhóm ngành như Bất động sản, Xây dựng, Nông nghiệp, Năng lượng, Khu Công nghiệp, Chứng khoán cũng đều xuất hiện các mã giảm như DIG (-7%), DXG (-6,95%), NLG (-6,92%), HBC (-7%), CII (-6,9%), HAG (-6,76%), KBC (-6,85%), SSI (-6,9%). Kể cả Dầu khí như PVD (-6,8%) cũng chốt phiên giảm sàn.

Tổng số mã giảm trên HOSE lên tới 134 mã. Sắc đỏ phủ lên toàn sàn 84% các mã giao dịch giao dịch. Chỉ số VN-Index chốt phiên tại 1.006,2 điểm (-3,48%).

Trong khi đó, 2 sàn UPCoM và HNX có 87 mã giảm sàn. HNX-Index chốt phiên giảm 4,82% còn UPCoM-Index giảm 2,73%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn là hơn 1.700 tỷ đồng

****

Cả nhóm Ngân hàng đang bị cuốn theo làn sóng bán ra của nhà đầu tư trên thị trường. Những Ngân hàng lớn nhất có sự chi phối của vốn nhà nước như BID (-2,8%), CTG (-3,1%), VCB (-2%) cũng đều bị nới thêm biên độ giảm cuối phiên sáng. Trong khi đó, phe mua lên dù đã cân lệnh các mã TCB (-7%), STB (-6,2%), TPB (-6,5%) cũng chưa thể giúp giá thoát khỏi trạng thái giảm sâu.

Không chỉ là câu chuyện về Ngân hàng, diễn biến chứng khoán châu Á cũng đang tỏ ra bất ổn sáng nay. TWSE hiện đang giảm trên 4% còn KOSPI giảm 2,73%. Chỉ số VN-Index tạm dừng phiên sáng tại 1.013,13 điểm (-29,35 điểm, tương đương 2,82%).

Cổ phiếu lớn vẫn chưa hết áp lực bán, đặc biệt nhóm Ngân hàng
Diễn biến giao dịch sáng 11/10

Do đó, PDR, NVL, MWG, VIC, GVR, POW, SSI, VRE cũng đều đang bị cuốn theo và giảm trên 4% tại rổ VN30. Với thị trường chung, sắc đỏ hiện đã phủ trên 80% số mã trên toàn sàn. Tiền bắt đáy với năng lực đã hạn chế sau các nỗ lực gần đây đang phải dè dặt hơn nhiều. Giá trị giao dịch tới cuối phiên sáng đạt chưa đến 5.000 tỷ đồng.

Với HNX, biên độ giảm cũng xấp xỉ VN-Index là 2,78%. Giá trị giao dịch sàn đạt chỉ hơn 340 tỷ đồng.

****

Nhịp hồi phục mang tính tiết cung của các cổ phiếu ngày hôm qua chưa thực sự thuyết phục dù cho nhà đầu tư có thể tham khảo một số tín hiệu tích cực như hoạt động động giải ngân của khối ngoại hay các giao dịch thỏa thuận lớn đã diễn ra tại nhóm Ngân hàng.

Trong khi đó, đêm qua, chứng khoán Mỹ vẫn ghi nhận sắc đỏ khiến hoàn cảnh thị trường cũng không có được sự ủng hộ.

Lúc này, việc bám vào chuyển động của các cổ phiếu lớn vẫn giúp cho nhà đầu tư có thể xác định được phương hướng giao dịch thay vì chỉ ghi nhận những biến động nhanh của các cổ phiếu Midcap và Penny.

Nếu xét về chuyển động cổ phiếu lớn thể hiện qua VN30, diễn biến vẫn chưa hề ổn định. Sức rướn của những mã như GAS (+2%), HPG (-2,2%), PLX (+1,2%) đang bị ghìm lại. Nhóm Ngân hàng và Bất động sản hiện vẫn đang chịu nhiều áp lực như TPB (-5,3%), TCB (-5,6%), VHM (-4,3%), PDR (-4,4%). Ngoài ra còn có MSN (-6,1%) cũng đang tỏ ra khá bất ổn khi cũng đang giảm sâu cùng TCB.

Đà giảm của VN30 thậm chí còn đang mạnh hơn cả thị trường chung. Các cổ phiếu Midcap và Penny đang tỏ rõ hơn mong muốn ổn định nên các trường hợp giảm trên 4% như DXG (-5,14%), VCG (-5,23%), VND (-4,44%), KBC (-6,64%), HDC (-5,12%) chưa tạo ra làn sóng lớn. Hiện một số mã như DGW (+2,65%), HSG (+3,2%), DPM (+3%), DCM (+2,84%) chưa muốn đánh rơi thành quả hồi phục của phiên hôm qua.

Dù vậy, thanh khoản đang trở thành vấn đề khi tới 10h30 HOSE chưa có được nổi 2.500 tỷ đồng giao dịch. Các giao dịch thỏa thuận lớn như phiên hôm qua cũng gần như vắng bóng trong khi khối ngoại lại quay sang bán ròng.

Trong khi đó, HNX-Index hiện cũng đang giảm xuống 227 điểm với giá trị giao dịch chỉ đạt trên 150 tỷ đồng.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE