Hoa Sen, Thép Nam Kim phản bác 3 lý do khởi xướng điều tra chống bán phá giá HRC nhập khẩu từ Trung Quốc

CTCP Tập đoàn Hoa Sen, CTCP Thép Nam Kim, CTCP Tôn Đông Á cùng 9 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam tiếp tục có công văn liên quan đến đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép cán nóng HRC nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hoa Sen, Thép Nam Kim phản bác 3 lý do khởi xướng điều tra chống bán phá giá HRC nhập khẩu từ Trung Quốc

12 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép gồm: CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG), CTCP Thép TVP, CTCP Tôn Đông Á, CTCP Thép Nam Kim (NKG), Công ty Tôn Phương Nam, CTCP Tôn Pomina, CTCP Sản xuất thép Vina One, CTCP sản xuất kinh doanh Thép Việt Nhật và CTCP Kim khí Nam Hưng, CTCP Thép Bình Dương, Công ty TNHH Sản xuất Lê Phan Gia Bình Dương, CTCP Thép Việt Thành Long An tiếp tục có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Cục Phòng vệ thương mại, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội thép Việt Nam liên quan đến đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép cán nóng HRC nhập khẩu từ Trung Quốc.

Công văn cho biết, không có căn cứ pháp lý để đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng thời phân tích chi tiết những hậu quả cực kỳ nặng nề và nghiêm trọng sẽ xảy ra cho ngành thép Việt Nam nói riêng và toàn bộ nền kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung nếu Việt Nam quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam.

Trong khi đại diện Tập đoàn Hoà Phát, doanh nghiệp nộp đơn đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với HRC nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam nêu 3 lý do để đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá, phía 12 doanh nghiệp nêu trên cũng đưa ra những lập luận để phản bác, khẳng định 3 lý do không có cơ sở pháp lý, không phù hợp với diễn biến thực tế thị trường.

Cụ thể, theo đại diện Hoà Phát, lượng nhập khẩu HRC từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh. Thứ hai, giá bán HRC của Trung Quốc giảm từ 618 USD/tấn vào quý 1/2023 xuống còn 557 USD/tấn trong quý 4/2023 có dấu hiệu bán phá giá. Và lý do thứ ba, một số doanh nghiệp Trung Quốc bán HRC vào Việt Nam dưới giá thành, chấp nhận bán lỗ để bán được hàng, cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo 12 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép, theo quy định của Luật Quản lý Ngoại Thương 2017 thì lượng nhập khẩu HRC từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh không phải là điều kiện để đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá. Các điều kiện được nêu ra là (1) hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể; (2) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước; (3): Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá ở Điều kiện 1 với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định ở Điều kiện 2.

Trái lại, theo các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam thì lượng HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng là điều tất yếu vì cung HRC nội địa không đáp ứng đủ nhu cầu.

Theo dữ liệu Hải quan và Báo cáo Hiệp hội Thép Việt Nam năm 2022 và 2023, tổng nhu cầu HRC tại Việt Nam năm 2022 và 2023 lần lượt là 11.525.018 tấn và 11.593.973 tấn, biến động không đáng kể, ổn định ở mức hơn 11,5 triệu tấn/năm.

Tuy nhiên, lượng HRC mà Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh bán cho các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam tại thị trường nội địa trong năm 2022 và 2023 lần lượt là là 4.887.820 tấn và 3.402.704 tấn, giảm mạnh 1.485.116 tấn trong năm 2023.

“Trong khi tổng nhu cầu HRC tại Việt Nam qua 2 năm 2022 và 2023 gần như không đổi, cung HRC nội địa giảm 1.485.116 tấn, thì lượng HRC nhập khẩu bắt buộc phải tăng tương ứng với lượng giảm của cung HRC nội địa để đáp ứng đủ nhu cầu HRC tại Việt Nam. Lượng HRC nhập khẩu vào năm 2022 và 2023 lần lượt là 6.637.198 tấn và 8.191.269 tấn, tăng 1.554.071 tấn, xấp xỉ so với mức giảm 1.485.116 tấn của nguồn cung HRC nội địa. Như vậy, mức tăng 1.554.071 tấn của HRC nhập khẩu trong năm 2023 là điều tất yếu để đáp ứng đủ nhu cầu HRC tại Việt Nam”, 12 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép cho biết.

Bên cạnh đó, lượng nhập khẩu HRC từ các quốc gia khác trong năm 2022 và 2023 lần lượt là 3.948.383 tấn và 2.784.724 tấn, giảm 1.163.659 tấn. Do đó, các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam bắt buộc phải tăng cường nhập khẩu HRC từ Trung Quốc để: (1) bù đắp cho mức giảm nhập khẩu HRC từ các quốc gia khác là 1.163.659 tấn, và (2) đáp ứng nhu cầu tăng nhập khẩu 1.554.071 tấn HRC do cung HRC nội địa không đáp ứng đủ nhu cầu.

Hệ quả tất yếu là lượng nhập khẩu HRC từ Trung Quốc năm 2023 đã tăng 2.717.730 tấn so với năm 2022 để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu HRC tại Việt Nam.

Quảng cáo

Theo quy luật cung cầu của thị trường, quốc gia nào sản xuất được HRC chất lượng tốt với giá bán hợp lý sẽ xuất khẩu được nhiều HRC hơn các quốc gia khác. Trong năm 2023, HRC do các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất có chất lượng tốt, giá bán hợp lý, nên lượng nhập khẩu HRC từ Trung Quốc tăng nhiều hơn so với nhập khẩu HRC từ các quốc gia khác là hoàn toàn phù hợp với quy luật cung cầu của thị trường.

“Bán giảm giá” và “bán phá giá” là 2 khái niệm khác nhau

Về lập luận “dấu hiệu bán phá giá”, các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép khẳng định 2 khái niệm “bán giảm giá” và “bán phá giá” là khác nhau. Lý do, nguyên liệu chính để sản xuất HRC là quặng sắt và than cốc. Giá quặng sắt và than cốc biến động hàng ngày theo quan hệ cung cầu trên thị trường. Ngoài ra, chi phí năng lượng, chi phí nhân công, chi phí đầu tư máy móc thiết bị, thời gian khấu hao máy móc thiết bị và các chi phí khác phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Do đó, chi phí sản xuất HRC của mỗi quốc gia sẽ khác nhau và vận động hoàn toàn khách quan theo quy luật cung cầu của cơ chế thị trường.

Quan hệ cung cầu HRC trên thế giới cũng thay đổi hàng ngày. Việc tăng cung hoặc giảm cung, hoặc tăng cầu, hoặc giảm cầu HRC tại từng thời điểm đều sẽ làm tăng hoặc giảm giá bán HRC trên thế giới. Đây là vận động hoàn toàn khách quan theo quy luật cung cầu của cơ chế thị trường.

“Kết hợp 02 yếu tố chính tác động lên giá bán HRC là chi phí sản xuất ở mỗi quốc gia sẽ khác nhau và quan hệ cung cầu HRC trên thế giới thay đổi hàng ngày sẽ dẫn đến giá HRC thế giới biến động hàng ngày. Như vậy, giá bán HRC thế giới tăng hay giảm là kết quả khách quan theo quy luật cung cầu của cơ chế thị trường”, 12 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép nêu quan điểm.

Để làm rõ, các doanh nghiệp này cho biết đã tiến hành thu thập giá nhập khẩu HRC cập cảng Đông Nam Á theo điều khoản CFR từ tất cả các quốc gia và giá nhập khẩu HRC từ Trung Quốc vào Việt Nam từ quý 1/2023 đến quý 4/2023 và cho rằng diễn biến giá HRC của Trung Quốc hoàn toàn phù hợp diễn biến giá bán HRC của thị trường thế giới.

screenshot-2024-04-09-at-090938-649-3436.png

Với khái niệm “bán phá giá”, theo quy định của Hiệp định Chống bán phá giá WTO (“WTO ADA”) và Luật Quản lý Ngoại Thương 2017, công thức tính biên phá giá bằng giá bán nội địa tại xưởng trừ giá xuất khẩu tại xưởng/giá xuất khẩu, trường hợp biên phá giá >2%, hàng hóa nhập khẩu được xác định là có bán phá giá và ngược lại, biên phá giá ≤ 2% thì không có hành vi bán phá giá.

12 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam nhấn mạnh rằng, trong điều tra chống bán phá giá HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam thì Cơ quan điều tra sẽ tiến hành so sánh giá các doanh nghiệp Trung Quốc bán sản phẩm HRC tại thị trường Trung Quốc với giá các doanh nghiệp Trung Quốc bán sản phẩm HRC tại thị trường Việt Nam để tính toán biên phá giá.

Cần số liệu chi tiết giá thành sản xuất HRC của doanh nghiệp Trung Quốc

Về lý do thứ 3 doanh nghiệp Trung Quốc bán HRC vào Việt Nam dưới giá thành, chấp nhận bán lỗ để bán được hàng, cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp Việt Nam, nhóm 12 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép cho biết, để biết các doanh nghiệp sản xuất HRC tại Trung Quốc có đang bán lỗ, bán dưới giá thành sản phẩm HRC vào Việt Nam hay không, cần có số liệu chi tiết về giá thành sản xuất HRC của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Thực tế, không thể có một doanh nghiệp Việt Nam nào có thể tiếp cận với hồ sơ kế toán của các doanh nghiệp Trung Quốc để biết chi phí sản xuất HRC của các doanh nghiệp Trung Quốc là bao nhiêu bởi đây là các thông tin bảo mật của từng doanh nghiệp. Do đó, đây chỉ là phỏng đoán không có căn cứ để cố chứng minh Hòa Phát đang bị cạnh tranh không lành mạnh bởi HRC nhập khẩu từ Trung Quốc.

Giả định rằng có tình trạng các doanh nghiệp Trung Quốc bán HRC vào Việt Nam dưới giá thành, bán lỗ để cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp sản xuất HRC tại Việt Nam, thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh này không phải là hành vi bán phá giá theo quy định của Điều 78, Luật Quản lý Ngoại Thương mà thuộc phạm vi điều chỉnh của Khoản 6, Điều 45, Luật Cạnh tranh 2018.

Cuối cùng, nhóm 12 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép khẳng định, 3 lý do chính đang được viện dẫn để đề nghị khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý cũng như không phù hợp với diễn biến thực tế thị trường để đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo Nhip sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Giá chung cư ở TP. Hồ Chí Minh bất ngờ quay đầu giảm

Sự thay đổi về cơ cấu nguồn cung trong quý đã góp phần làm thay đổi giá bán sơ cấp trung bình của toàn thị trường. Hết quý III/2024, giá trung bình nguồn cung sơ cấp (bao gồm cả hàng tồn kho & nguồn cung mới) toàn TP. Hồ Chí Minh đạt 68 triệu đồng/m2 thông thủy.

Sẽ có gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà xã hội ngay trong tháng 10 Siêu cảng 55.000 tỷ đồng của Việt Nam sẽ sở hữu cầu vượt biển dài gần 18km, gấp 3 lần cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á

Thêm 54 thửa đất ở huyện vùng ven Hà Nội chuẩn bị được mang ra đấu giá

Công ty Đấu giá hợp danh Số 5 - Quốc gia vừa thông báo, vào ngày 13/10 sẽ phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Quốc Oai tổ chức đấu giá 54 thửa đất tại khu đất đấu giá thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn.

Tại sao dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô giảm 2.129 tỷ đồng vốn đầu tư? 70% căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội có giá trên 4 tỷ đồng

70% căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội có giá trên 4 tỷ đồng

9 tháng đầu năm 2024, các căn hộ trên 4 tỷ đồng chiếm 70% số lượng căn bán được, tăng mạnh từ mức 2% trong năm 2020. Các căn hộ từ 2 - 4 tỷ đồng chiếm 29% thị phần và chỉ 1% số căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng.

Từ ngày 7/10 tới đây, Hà Nội áp dụng quy định mới về tách thửa, giá nhà đất có tăng cao? Siêu dự án 12 tỷ USD ngoài khơi của Việt Nam tăng tốc, “đại gia” dầu khí được dự báo lãi có thể vượt xa kế hoạch

Hà Nội: Nguồn cung căn hộ mới trong quý 3 tăng mạnh nhưng giá trung bình vẫn 70 triệu đồng/m2, dự báo giá còn tiếp tục tăng

Căn hộ ở Hà Nội vẫn thu hút nhờ tổng giá trị phù hợp hơn, tính đa dụng và tiềm năng sinh lời so với các kênh đầu tư khác, nhận định của bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc Cấp Cao, Bộ Phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Hà Nội.

Chung cư phía Nam bước vào cuộc đua cuối năm Giá nhiều chung cư tăng thêm tới 15% sau khi các tuyến metro đi vào hoạt động

Đề xuất loạt tiêu chí xác định giá từng thửa đất theo giá thị trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết về xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn.

Quốc hội yêu cầu tập trung triển khai đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội Phát Đạt chốt thời gian phát hành cổ phiếu hoán đổi khoản nợ 30 triệu USD

Từ ngày 7/10 tới đây, Hà Nội áp dụng quy định mới về tách thửa, giá nhà đất có tăng cao?

Theo giới chuyên môn, việc tăng diện tích tách thửa tối thiểu của TP Hà Nội sẽ giúp hạn chế việc phân lô bán nền manh mún làm xấu bộ mặt đô thị. Tuy nhiên, quy định này cũng tác động đến các nhà đầu tư và những người mua bán bất động sản, nhất là những

Đất nền tách thửa phân lô ven đô vẫn "đóng băng" dù giá giảm sâu 40% Hà Nội: Quyết định tách thửa trở lại – "cơn gió mát" cho đất nền vùng ven

“Ông lớn” bất động sản Singapore muốn rút 70% vốn tại “siêu dự án” Saigon Sports City

Saigon Sports City là dự án khu phức hợp lớn gồm nhà ở cao cấp, khu thương mại dịch vụ và khu thể thao công cộng với quy mô lên đến 64 ha. Đây được xem là một trong những khu phức hợp lớn nhất TP.HCM, thuộc khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc, phường An Phú, TP. Thủ Đức.

Bộ GTVT: Tốc độ 350km/h sẽ "hút khách" cao hơn khoảng 12,5% so với tốc độ 250 km/h Hạ tầng Gelex sắp “bỏ túi” hơn 280 tỷ đồng cổ tức từ Viglacera

Không đảm bảo quỹ đất xây nhà ở xã hội, dự án 1.800 tỷ đồng ở Thanh Hóa bị khai tử

UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 3835/QĐ-UBND bãi bỏ Văn bản số 4636/QĐ-UBND ngày 18/11/2021 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu dân cư mới và chợ kết hợp thương mại tại phường Quảng Thọ, TP. Sầm Sơn và phường Quảng Tâm, TP. Thanh Hóa.

Đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất có ngăn chặn được tình trạng đầu cơ, găm giữ với tư duy “không gì giàu bằng buôn đất”? Gần 60.000 tỷ nợ vay của Novaland gồm những gì, ai đang là chủ nợ lớn nhất?

Ứng dụng AI, “siêu cảng” logistics của T&T - YCH giảm 95% thời gian vận chuyển trong kho

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc sẽ được tích hợp công nghệ AI hiện đại bậc nhất trên thế giới, kết hợp cùng giải pháp công nghệ đột phá để nâng cao hiệu quả của hệ thống logistics tại Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một mắt xích chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Lợi nhuận quý III của nhiều ngân hàng dự báo tăng trưởng 40-70% Đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất có ngăn chặn được tình trạng đầu cơ, găm giữ với tư duy “không gì giàu bằng buôn đất”?

Đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất có ngăn chặn được tình trạng đầu cơ, găm giữ với tư duy “không gì giàu bằng buôn đất”?

Ông Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý bất động sản cho rằng, nếu chính sách đánh thuế bất động sản được áp dụng thì hiện tượng đầu cơ bất động sản sẽ gần như bị ngăn chặn.

Đánh thuế bất động sản cần xác định theo giá thị trường Đánh thuế bất động sản bỏ hoang luỹ tiến theo năm?