Hiệu suất sinh lời của chứng khoán hấp dẫn hơn nhiều kênh đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2024

So với nhiều kênh đầu tư như gửi tiết kiệm, bất động sản, trái phiếu, hiệu suất đầu tư của chứng khoán tỏ ra vượt trội trong 5 tháng đầu năm 2024. Trong khi đó so với giá vàng, chênh lệch về khả năng sinh lời cũng không đáng kể.

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP.HCM, Công ty Chứng khoán DSC.
Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP.HCM, Công ty Chứng khoán DSC.

Chốt phiên cuối cùng của tháng 5/2024, VN-Index đóng cửa tại 1.261,72 điểm tăng 11,66% so với cuối năm 2023. Nếu nắm giữ một số mã như HVN, PAC, nhà đầu tư thậm chí có thể còn gặt hái những khoản lợi nhuận trên 100%. Trong khi đó, không ít cổ phiếu cũng sinh lời trên 50% như NTL, D2D, GVR, LPB, CSV…

Theo đánh giá của ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Công ty Chứng khoán DSC, chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn và nhiều tiềm năng với sự phục hồi của nền kinh tế trong nước. Thống kê của ông Huy cho biết, thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường tăng trưởng tốt trên thế giới nếu tính đến cuối tháng 5 khi VN-Index tăng trên 10%, nhiều nhóm cổ phiếu cho hiệu quả đầu tư tích cực.

screenshot-2024-06-07-172417-521.png
Hiệu suất đầu tư của tính đến cuối tháng 5/2024.

Trong khi đó, một số kênh đầu tư khác lại đang có hiệu suất đầu tư kém hơn. Cụ thể, tiền gửi tiết kiệm đang có xu hướng nhích dần lên nhưng vẫn ở mức khá thấp trong nhiều năm trong khi trái phiếu doanh nghiệp còn ít sự lựa chọn và chưa sôi động.

Tương tự với kênh đầu tư ngoại tệ như Dollar và kênh bất động sản. Cũng theo ông Huy, tỷ giá USD/VND tăng khoảng 5% từ đầu năm nhưng khả năng sẽ hạ nhiệt khi FED hạ lãi suất trong khi bất động sản mới phục hồi tùy từng phân khúc và địa phương nhưng nhìn chung chưa sôi động.

Kênh đầu tư vào vàng đã khá tích cực trước những biến động địa chính trị, nhưng không hấp dẫn trong dài hạn.

Nhìn lại những diễn biến thị trường trong tháng 5, VN-Index đã có nhịp phục hồi rất tốt sau khi giảm mạnh hồi tháng 4. Thị trường đã có nhiều tuần tăng điểm liên tiếp và việc chững lại ở vùng kháng cự quanh vùng 1.300 điểm là điều rất bình thường. Trong chuỗi giảm rung lắc vừa qua, thị trường cũng đã cho thấy lực cầu rất tốt quanh vùng 1.250 điểm. Có thể nói đã có những phiên bối cảnh rất xấu nhưng thị trường không thủng ngưỡng 1.250 điểm và cho thấy sự quyết tâm của khối nội.

Quảng cáo

Điểm trừ chỉ đến từ khối ngoại vẫn bán ròng rất quyết liệt. Mức độ bán ròng quyết liệt của khối ngoại khiến chúng ta phải đặt câu hỏi nội tại chúng ta có vấn đề gì hay không?

Tuy nhiên, theo ông Huy, việc ở một thời điểm vốn ngoại rút ra và sau đó có thể mua lại với giá cao hơn là điều rất bình thường. Khối nội tính đến thời điểm hiện tại vẫn cân khá tốt, thể hiện qua diễn biến thị trường. Nếu thị trường không giảm mà tiếp tục đi lên, khả năng khối ngoại phải mua lại với giá cao hơn như những gì diễn ra cuối năm ngoái, đầu năm nay là hoàn toàn có thể xảy ra.

Nền tảng của thị trường vẫn dựa trên 3 động lực chính mà chúng ta thường nhắc đi nhắc lại: (1) Sự phục hồi của nền kinh tế; (2) môi trường lãi suất thấp và (3) kỳ vọng nâng hạng thị trường

Cụ thể, sự phục hồi của nền kinh tế là là động lực quan trọng nhất, mạnh nhất và rõ ràng nhất hiện tại. Thực sự nền kinh tế đang cho thấy nhiều dấu hiệu khởi sắc trở lại và rõ ràng nhất là số liệu bán lẻ, tiêu dùng.

Với môi trường lãi suất thấp, lãi suất huy động đã dần nhích lên, đây là điều bình thường khi nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng tín dụng nếu ấm trở lại, là tín hiệu tốt của nền kinh tế. Trong khi đó lãi suất điều hành được nhiều chuyên gia dự báo sẽ điều chỉnh tăng, nhưng sẽ không tăng trong vài tháng tới nếu quan sát sự quyết tâm của người đứng đầu Chính phủ trong việc giữ lãi suất thấp để hỗ trợ kinh tế. Dù ở kịch bản nào, lãi suất có nhích lên thì vẫn ở vùng thấp và không phải quá đáng sợ.

Còn với câu chuyện nâng hạng thị trường, vẫn có những bước tiến nhất định dù chậm hơn kỳ vọng. Ông Huy cho biết "Kỳ vọng nâng hạng là câu chuyện vẫn được kể dù sớm hay muộn".

Tóm lại, trong 3 trụ cột thì trụ cột về lãi suất và kỳ vọng nâng hạng tạm yếu đi một chút trong ngắn hạn nhưng đổi lại kỳ vọng về sự phục hồi của nền kinh tế là rõ nét hơn. Việc đầu tư trong một môi trường “nền kinh tế phục hồi vững chắc, lãi suất thấp vừa phải” sẽ an toàn hơn “một nền kinh tế vẫn dò đáy và lãi suất thấp”.

image001bvh-3293.png

Theo đó, sự luân chuyển sẽ diễn ra rõ nét trên thị trường chứng khoán theo xu hướng phục hồi các ngành trong nền kinh tế trong thời gian tới. Các nhóm ngành như Bán lẻ, Du lịch, Xuất khẩu, Vật liệu xây dựng, Công nghệ thông tin, Chứng khoán, Ngân hàng, Bất động sản đều sẽ xuất hiện những cơ hội trong thời gian tới.

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Tăng trưởng tín dụng bứt phá, VPBank báo lãi năm 2024 hơn 20 nghìn tỷ đồng

Tận dụng các chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong giai đoạn cuối năm, VPBank tăng tốc bứt phá mở rộng quy mô tín dụng tại các phân khúc chiến lược trong quý 4, góp phần đưa lợi nhuận cả năm tăng trưởng vượt trội 85%. Ngân hàng đã và đang tiếp tục ki

Chuyên gia VPBankS: “Thị trường chỉnh là cơ hội mua” VPBank chính thức nhận chuyển giao bắt buộc GPBank

Năm 2024 SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng

Kết thúc năm 2024, lợi nhuận trước thuế đạt 6.039 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2023, hoàn thành 103% kế hoạch... Đây là một trong những điểm sáng nổi bật trong kết quả kinh doanh năm 2024 của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận việc chuyển nhượng 100% vốn Công ty Tài chính PTF của SeABank cho AEON Financial Service

LPBank: 8 khối nghiệp vụ cam kết thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025

Ngày 18/1/2025, tại Khách sạn Kim Liên - Hà Nội, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank, mã: LPB) đã tổ chức Hội nghị Triển khai Kinh doanh năm 2025. Với thông điệp "Tinh gọn để: Dẫn đầu hiệu quả - Vận hành xuất sắc", Hội nghị đã khẳng định quyết tâm của LPBank trong việc phát triển kinh doanh, tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động.

LPBank thôi phân công nhiệm vụ Phó Tổng Giám đốc đối với ông Hoàng Văn Phúc LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ đồng

TPBank: Dấu ấn số hoá trong kết quả tăng trưởng mạnh mẽ năm 2024

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, đánh dấu một năm tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững trong bối cảnh kinh tế dần phục hồi.

TPBank kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng lành mạnh và bền vững TPBank: Nhắm vào nhà, xe và tăng trưởng vượt ngành TPBank đang khắc phục sự cố hệ thống

Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua

Nhờ ưu điểm tập trung vào tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng với mọi nhu cầu một điểm chạm, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững, các hệ sinh thái doanh nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trở thành xu hướng toàn c

Cổ đông ngoại muốn bán 8 - 9% vốn Techcombank Giải chạy Marathon Quốc tế do Techcombank đồng hành có tiếp tục được mong đợi?