Hành trình “đổi đời” của những làng chài, sa mạc thành trung tâm kinh tế thế giới

Từng là vùng đất nghèo khó, ít tiềm năng nhưng các thành phố này đều đã bứt phá ngoạn mục nhờ chính sách kinh tế đặc biệt, chẳng hạn mở khu thương mại tự do.

Từ sa mạc khô cằn, Dubai phát triển ngoạn mục với những công trình đẳng cấp.
Từ sa mạc khô cằn, Dubai phát triển ngoạn mục với những công trình đẳng cấp.

Từ sa mạc cằn cỗi, Dubai thành “cứ điểm” của giới siêu giàu

Đầu thập niên 1970, Dubai chỉ “dải cát” với một tòa nhà và hơn chục chiếc xe hơi, không có khách sạn, công trường xây dựng hay các tòa nhà cao tầng, người dân sống trong những túp lều được lợp từ lá cọ và kiếm sống bằng nghề chăn nuôi cừu.

Hơn 40 năm sau, nhắc đến Dubai người ta nghĩ ngay đến những khu nghỉ dưỡng 7 sao, những hòn đảo nhân tạo “mọc” lên giữa sa mạc, xe siêu sang tràn ngập trên phố, đồng hồ triệu đô, hàng hiệu Louis Vuitton, Fendi, Chanel… ẩn sau những lớp áo choàng. Dubai trở thành thiên đường của giới siêu giàu và những món đồ xa xỉ.

Dubai giàu lên nhờ dầu mỏ, nhưng vậy là chưa đủ. Nguồn thu lớn của thành phố này đến từ các ngành dịch vụ như cảng biển, du lịch và tài chính. Sự lột xác của làng chài nghèo khó Dubai thuở nào nhờ vào đòn bẩy từ việc thành lập các khu kinh tế tự do trong thành phố.

Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) có 12 khu kinh tế thì 11 nằm ở Dubai, được quy hoạch phát triển chi tiết theo hướng chuyên môn hóa. Chẳng hạn, Khu Tự do Jebel Ali (JAFZA), trung tâm thương mại, logistics và công nghiệp quan trọng, một trong những khu vực tự do thương mại lớn nhất và thành công nhất trên thế giới; International Academic City tập trung khoảng 40 trường đại học và viện nghiên cứu quốc tế; Dubai Internet City (DIC) là công viên công nghệ thông tin – nơi quy tụ những cái tên hàng đầu như Microsoft, IBM, Oracle, HP, Nokia…

Riêng khu thương mại tự do JAFZA - nơi quy tụ các doanh nghiệp, nhà sản xuất, kho chứa và bến bãi của một số hãng tàu đã đóng góp gần 24% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào UAE. JAFZA có hơn 7.000 công ty hoạt động, trong đó có hơn 100 công ty thuộc danh sách Fortune 500 toàn cầu.

Con đường thần tốc đưa Thâm Quyến thành tượng đài kinh tế

Tháng 8/1980, Thâm Quyến (Trung Quốc) chính thức được công nhận là đặc khu kinh tế. Có thể nói đây là bước ngoặt đưa làng chài nghèo khó thành siêu đô thị hiện đại với những tòa nhà chọc trời xa hoa. Từ chỗ là công xưởng của những ngành nghề hàm lượng chất xám thấp, nay Thâm Quyến đã trở thành “thung lũng Silicon của châu Á”. Thành phố đặt kế hoạch đạt sản lượng công nghiệp hơn 1.500 tỷ nhân dân tệ (209 tỷ USD) trong các ngành công nghiệp mới nổi mang tính chiến lược trong năm 2024. Đây sẽ là một bước tăng trưởng đáng kể, với tốc độ dự kiến trên 7%.

2-4581.jpg
Thâm Quyến được biết đến như một siêu đô thị hiện đại với những tòa nhà chọc trời xa hoa.

Không ai có thể nghĩ, một làng chài Thâm Quyến với vỏn vẹn khoảng 300.000 dân, sống trong những ngôi nhà cũ kỹ trong thành phố, đường phố toàn xe đạp và thậm chí là cả xe cải tiến lại có sự bứt phá nhanh chóng đến như vậy.

Quảng cáo

Nền kinh tế Thâm Quyến đã tăng trưởng 6% vào năm 2023, vượt xa mức tăng trưởng 4,6% của Quảng Châu và kể cả mức tăng trưởng của Hong Kong. Năm 2024, Thâm Quyến đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5,5%, vượt qua cả Quảng Châu và Thượng Hải.

Cuối thập niên 1990, tốc độ phát triển hạ tầng của Thâm Quyến gói gọn trong một khẩu hiệu "Mỗi ngày 1 cao ốc, 3 ngày 1 đại lộ".

Vị trí địa lý chỉ cách Hồng Kông một con sông với nhiều cảng biển nhất Trung Quốc là một lợi thế của Thâm Quyến. Nhưng chiến lược phát triển của đặc khu với hàng loạt chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao, cộng với việc trao quyền tự quyết cho chính quyền đặc khu mới là đòn bẩy chính đưa Thâm Quyến lột xác ngoạn mục, trở thành thành phố đứng đầu Trung Quốc về hiệu quả phát triển kinh tế. Thâm Quyến được phép chủ động triển khai kế hoạch phát triển, mức thuế và cả phạm vi hoạt động để có thể thu hút vốn đầu tư cũng như công nghệ nước ngoài.

Incheon: Thỏi nam châm thu hút đầu tư nước ngoài

Năm 2003, Hàn Quốc đưa Incheon, Busan-Jinhae và Gwangyang trở thành 3 đặc khu kinh tế đầu tiên của nước này. Quyết định này đã mang đến cho làng chài nghèo Incheon một sự đổi đời, trong bối cảnh tăng trưởng của Hàn Quốc được coi là tới ngưỡng, nền kinh tế thiếu những ngành nghề mang tính sáng tạo, năng lực cạnh tranh khu vực dịch vụ yếu.

3-1-2360.jpg
Incheon thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhờ các chính sách ưu đãi vượt trội

Những chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các nhà đầu tư được đặt ra để tạo ra một môi trường kinh doanh và môi trường sống mang chuẩn mực quốc tế, giáo dục đại học chất lượng cao được tập trung phát triển để tạo ra nhân lực trình độ cao. Incheon trở thành trung tâm phát triển logistics, kinh doanh dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng và giải trí của cả vùng Đông Bắc Á, với những công viên giải trí hấp dẫn hàng đầu thế giới. Viện nghiên cứu Economics của Anh đã đánh giá Incheon là thành phố có tiềm năng phát triển lớn thứ hai trên thế giới tới năm 2025.

Tính đến cuối tháng 7/2023, Khu kinh tế tự do Incheon đã thu hút 14,8 tỷ USD vốn FDI, chiếm hơn 70% tổng số vốn FDI thu hút được của 9 Khu kinh tế tự do tại Hàn Quốc. Số lượng các công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã tăng từ 3 công ty lên 206 nhờ chiến lược tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cung cấp cơ sở hạ tầng hiện đại và các ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư nước ngoài của Incheon.

Từ những ví dụ trên có thể thấy, để phát huy tối đa tiềm lực kinh tế của một thành phố, bên cạnh sự đổi mới táo bạo thì những cơ chế, chính sách đặc thù là điều không thể thiếu. Bởi chỉ khi có cơ chế ưu đãi, sự cởi mở, táo bạo về chính sách mới đủ sức thu hút nhà đầu tư chiến lược để “kích hoạt” tiềm năng vốn có của vùng đất.

Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, các đại biểu sẽ thảo luận và thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Đà Nẵng.

Theo đó, Nghị quyết đưa ra 2 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 30 chính sách cụ thể, tập trung giải quyết các điểm nghẽn, tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách, tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư, đưa TP.Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ và tận dụng hết cơ hội từ các tiềm năng, lợi thế sẵn có.

Đặc biệt, trong các chính sách đề xuất mới có việc thí điểm thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế và thu hút FDI như mô hình thành công tại nhiều nước trên thế giới.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội duyệt vị trí xây cầu Thượng Cát gần 8.300 tỷ đồng

Cầu Thượng Cát là công trình cấp đặc biệt, đường hai đầu cầu là đường trục chính đô thị. Quy mô mặt cắt ngang điển hình cầu Thượng Cát 31-53m (gồm 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ; làn tách nhập).

Kiến tạo giá trị xã hội thông qua nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ Sốc với giá bất động sản ở TP.HCM: Chung cư cao nhất 493 triệu đồng/m2, biệt thự 700 tỷ đồng/căn

Sốc với giá bất động sản ở TP.HCM: Chung cư cao nhất 493 triệu đồng/m2, biệt thự 700 tỷ đồng/căn

Thị trường bất động sản TP.HCM đang ghi nhận tín hiệu phục hồi. Đáng chú ý về giá, chung cư có giá cao nhất ở mức 493 triệu đồng/m2 và biệt thự lên đến 700 tỷ đồng/căn.

Căn hộ 3 - 5 tỉ đồng sẽ “tuyệt chủng” như thế nào tại Tp.HCM? 20 dự án bất động sản quy mô lớn tại Tp.HCM sẽ được gỡ vướng vào năm 2025?

"Dự báo trong năm 2025, chung cư mới Hà Nội sẽ biến mất mức giá 50 triệu đồng/m2"

Ông Đinh Minh Tuấn - Giám đốc khu vực miền Nam của Batdongsan.com.vn cho biết, trong tháng 11/2024, giá bán chung cư Hà Nội đạt 61 triệu đồng/m2. Dự báo trong năm 2025, chung cư Hà Nội sẽ biến mất phân khúc sơ cấp với mức giá 50 triệu đồng/m2.

HoREA gửi văn bản hỏa tốc đề xuất TPHCM tính lại phương pháp xác định dân số trong các tòa chung cư Hà Nội: Lượng tin rao bán đất nền bất ngờ tăng 40% trong tháng 10, vượt nhà riêng và chung cư

Hà Nội giao 3.165 m2 đất cho Thạch Thất tổ chức đấu giá

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc giao 3.165 m2 đất tại Mả Cố (khu X2), xã Thạch Xá cho UBND huyện Thạch Thất để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất.

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu phá dỡ khẩn cấp chung cư 440 Trần Hưng Đạo Sun Group khởi công dự án trị giá 13.000 tỷ đồng tại Phú Quốc

Sun Group khởi công dự án trị giá 13.000 tỷ đồng tại Phú Quốc

Chiều ngày 10/12, tại Hòn Thơm, Phú Quốc, Tập đoàn Sun Group đã tổ chức lễ khởi công dự án Tòa tháp Khát Vọng - Aspira Tower, với tổng mức đầu tư lên đến 13.000 tỷ đồng.

Sun Group và hành trình “làm giàu” tài nguyên văn hóa tại đô thị nghỉ dưỡng Hà Nam Sun Group nhận chứng nhận Dự án đáng sống với Đô thị nghỉ dưỡng tại Hà Nam

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh triển khai các dự án nhà ở xã hội

Các địa phương tập trung triển khai thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030"; hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nhà ở xã hội được giao trong năm 2024…

Chính thức cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng chịu thiệt hại do bão số 3 Cổ đông Coteccons sắp được nhận cổ tức tiền mặt sau 3 năm liền không chia

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu phá dỡ khẩn cấp chung cư 440 Trần Hưng Đạo

Theo Cổng thông tin điện tử UBND TP. Hồ Chí Minh, chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa ban hành Công văn chỉ đạo về việc phá dỡ khẩn cấp chung cư số 440 Trần Hưng Đạo (cấp D), phường 11, quận 5.

Chính thức cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng chịu thiệt hại do bão số 3 Cổ đông Coteccons sắp được nhận cổ tức tiền mặt sau 3 năm liền không chia

Khi nào Tp.HCM hoàn tất việc cấp sổ đỏ cho hơn 81.000 căn nhà?

Theo Báo cáo từ Sở Tài Nguyên và Môi Trường, TP HCM có hơn 81.000 căn nhà thuộc 335 dự án đã đủ điều kiện nhưng chưa thể hoàn tất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) do phát sinh các vướng mắc.

Năm 2025: Những trường hợp đất lấn chiếm vẫn được cấp Sổ đỏ người dân cần biết Năm 2025, trường hợp nào không phải nộp tiền sử dụng đất khi làm Sổ đỏ?

HoREA: Sở ngành, địa phương lúng túng khiến nhà ở xã hội gặp khó

Theo HoREA việc các sở ban ngành, địa phương thiếu thống nhất trong việc giải quyết các thủ tục hành chính khiến công tác phát triển nhà ở xã hội gặp khó.

Chủ tịch HĐQT một công ty trên HOSE đột ngột qua đời ngay trước thềm ĐHĐCĐ bất thường Cổ phiếu tăng gần 85% trên UPCoM, PDV nộp hồ sơ chuyển sàn lên HOSE

Dồn dập đầu tư các dự án khu công nghiệp mới

Thời gian gần đây, hàng loạt khu công nghiệp của Viglacera, Capella Land, WHA... được phê duyệt trên khắp cả nước. Tổng diện tích các dự án lên tới hơn 2.155 ha, thu hút gần 18.718 tỷ đồng vốn đầu tư.

Duyệt chủ trương đầu tư khu công nghiệp 1.320 tỷ đồng ở Thanh Hóa Xuất nhập khẩu Thăng Long đầu tư khu công nghiệp hơn 2.200 tỷ đồng ở Hà Tĩnh

Hà Nội sắp cưỡng chế thu hồi đất của 34 hộ dân xây Khu đô thị mới Phùng Khoang

UBND quận Thanh Xuân ngày 6/12/2024 đã ban hành Thông báo về việc tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án xây dựng Khu đô thị mới Phùng Khoang trên địa bàn phường Nhân Chính.

Xử phạt công ty con của Novaland “Đón sóng” thẻ tín dụng thông minh, thêm trải nghiệm, thêm tận hưởng

Giá tăng, nhóm thu nhập cao tại Việt Nam cũng không thể mua nhà

Khả năng chi trả nhà ở đã giảm mạnh trong vài năm qua, đến mức nhóm đại diện cho 20% dân số có thu nhập cao nhất tại Việt Nam - nhóm 5, theo phân loại của Tổng cục Thống kê, cũng không thể mua nhà, nếu xét theo quy tắc giá nhà không vượt quá một phần ba t

Thành phố Hồ Chí Minh gỡ vướng cho loạt dự án bất động sản lớn 20 dự án bất động sản quy mô lớn tại Tp.HCM sẽ được gỡ vướng vào năm 2025?

Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu việc đánh thuế đối với bất động sản bỏ hoang, chậm đưa vào sử dụng

Theo Bộ Tài chính, Bộ này đang nghiên cứu, tổng hợp, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các chính sách thuế liên quan đến BĐS; trong đó có chính sách thuế đối với trường hợp sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đất

Cơ quan giám sát của Quốc hội kiến nghị sớm đánh thuế bất động sản Giá thuê bất động sản Tp.HCM “bật tăng” cuối năm