Gói vay mua nhà cho người trẻ: Liệu có cứu được giấc mơ an cư?

Tính toán dựa trên nguyên tắc chi phí cho nhà ở không quá 30% thu nhập, thì mỗi tháng mỗi cá nhân hoặc hộ gia đình phải “kiếm” được 90 triệu để đảm bảo cân bằng tài chính cho gói vay mua nhà. Trong khi thực tế, rất ít người trẻ đạt được mức thu nhập có th

Với gói vay mua nhà mà một số ngân hàng vừa tung ra với lãi suất thấp chỉ từ 3-6 tháng, thì giấc mơ mua nhà của người trẻ vẫn còn xa vời. (Ảnh: MarketTimes).

Sau cuộc họp với Thủ tướng tại hội nghị Thường trực Chính phủ cùng các ngân hàng thương mại, hàng loạt ngân hàng đã tung ra các gói vay mua nhà cho người trẻ với lãi suất “siêu thấp” và thời hạn vay dài.

Tuy nhiên, với giá nhà cao như hiện tại, việc vay để sở hữu ngôi nhà đầu tiên có thể khiến người trẻ đối mặt với bài toán tài chính đầy thách thức. Chưa kể việc lãi suất sau ưu đãi là một “ẩn số”, có thể khiến họ rơi vào vòng xoáy nợ nần kéo dài.

Chạy đua hạ lãi suất cho người trẻ mua nhà

Giá nhà tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng hay TP. Hồ Chí Minh đã tăng mạnh trong nhiều năm qua. Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, giá bán thứ cấp căn hộ chung cư trung bình tại 2 đô thị đặc biệt đã đạt xấp xỉ ở mức 50 triệu đồng/m2. Nhờ động lực dẫn dắt từ thị trường sơ cấp với giá bán sơ cấp trung bình đạt trên 70 triệu đồng/m2, khi các dự án mở bán mới đều có mức giá trên 60 triệu đồng/m2. Và số lượng dự án mở bán mới có giá trên 100 triệu mỗi m2 tăng lên đáng kể trong khi các dự án có giá dưới 50 triệu gần như “biến mất” khỏi thị trường, kể cả ở khu vực nội đô hay ngoại thành.

Với mức thu nhập trung bình của người trẻ dao động từ 15 – 25 triệu đồng/tháng, việc mua một căn hộ 60m2 có giá từ 3 – 5 tỷ đồng là điều không tưởng nếu không có sự hỗ trợ tài chính từ các gói vay hay từ gia đình.

Trước thực trạng đó, tại hội nghị với các ngân hàng thương mại mới đây, Thủ tướng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại nghiên cứu, tiếp tục có gói tín dụng ưu đãi cho cả cung và cầu để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người trẻ dưới 35 tuổi.

Sau đó hàng loạt các gói vay có lãi suất ưu đãi cho người trẻ mua nhà lần đầu với tổng giá trị các gói lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng đã được các ngân hàng tung ra. Đơn cử như LPBank với mức ưu đãi chỉ từ 3,88%/năm; ACB với mức lãi suất cạnh tranh 5,5%/năm với khách hàng có thu nhập từ 15 triệu đồng/tháng, đang ở độ tuổi thấp và có nhu cầu mua nhà. SHB với gói vay lãi suất từ 3,99%/năm với thời gian vay kéo dài tới 35 năm. HDBank thậm chí còn ra mắt gói vay mua nhà với thời gian vay lên đến 50 năm, với mức lãi suất chỉ từ 4,5%/năm. Các gói vay còn áp dụng nhiều ưu đãi khác như vay tới 100% nhu cầu vốn, ân hạn nợ gốc 5 năm, lựa chọn tài sản thế chấp đa dạng...

Động thái này lập tức tiếp thêm “sức mạnh” giúp khách hàng, đặc biệt là nhóm người trẻ tiếp cận với cơ hội sở hữu nhà, do lãi suất thấp hơn và thời gian vay nhiều hơn đáng kể so với thông thường.

Quảng cáo

Tuy nhiên, thực tế, các mức lãi suất xung quanh 3 - 5% chỉ áp dụng trong ngắn hạn, khoảng từ 3 - 6 tháng. Sau khi hết ưu đãi, lãi suất thả nổi thực tế ở mức cao hơn, dao động từ 11 - 14% mỗi năm hoặc cao hơn tùy theo tình hình kinh tế. Còn nếu muốn cố định lãi suất trong thời gian dài hơn, mức lãi suất thực tế ban đầu áp dụng khoảng 8 - 9% mỗi năm.

Áp lực tài chính nặng nề

Như vậy, với một khoản vay 2,5 tỷ đồng, nếu người mua nhà chọn gói vay với lãi suất ưu đãi 4% trong 6 tháng đầu, ân hạn nợ gốc trong 5 năm và giả sử mức lãi suất vay sau ưu đãi dao động từ 11 - 14% thì trong 6 tháng đầu, mỗi tháng người mua nhà chỉ phải trả 8,3 triệu đồng, từ 22,9 - 29 triệu đồng cho 5 năm tiếp theo, và trong 15 năm cuối phải trả từ 50 tới 63 triệu đồng mỗi tháng với phương án trả góp cố định hoặc tháng đầu tiên (tháng thứ 61) trả khoảng 36,8 - 43,1 triệu đồng, sau đó giảm dần xuống còn ~14,2 triệu đồng/tháng với phương thức dư nợ giảm dần.

Trường hợp người mua nhà vay 2,5 tỷ đồng trong 20 năm, với lãi suất cố định 8%/năm trong 5 năm đầu, lãi suất trong 15 năm còn lại từ 11 - 14% thì họ sẽ phải chi trả 20,8 triệu mỗi tháng trong 5 năm đầu, từ 23,3 - 27,5 triệu/tháng trong 15 năm còn lại với phương án trả góp cố định hoặc tháng đầu 27,1 triệu, giảm dần về ~20,7 triệu trong 5 năm đầu, và từ 30,2 triệu (11%) đến 35,3 triệu (14%) trong tháng thứ 61, sau đó giảm dần về 11,7 triệu trong 15 năm còn lại với phương thức dư nợ giảm dần.

Dù chọn theo phương thức nào thì trong 20 năm, người mua nhà đều phải chi trả số tiền trung bình khoảng từ 27 - 30 triệu đồng mỗi tháng. Đây là con số không hề nhỏ đối với mỗi người trẻ. Tính toán dựa trên nguyên tắc chi phí cho nhà ở không quá 30% thu nhập, thì mỗi tháng mỗi cá nhân hoặc hộ gia đình nói trên phải “kiếm” được 90 triệu để đảm bảo cân bằng tài chính. Trong khi thực tế, rất ít người trẻ đạt được mức thu nhập có thể được coi là mơ ước nói trên.

Đồng thời, việc vay mua nhà khi tài chính chưa ổn định có thể đẩy nhiều người trẻ vào vòng xoáy nợ nần kéo dài. Thực tế cho thấy nhiều trường hợp sau khi hết thời gian ưu đãi, lãi suất tăng khiến khoản tiền phải trả hàng tháng vượt quá khả năng chi trả, hoặc biến động kinh tế làm giảm thu nhập, đã buộc người vay phải bán nhà để trả nợ.

Ngoài ra, việc dành phần lớn thu nhập để trả nợ ngân hàng sẽ khiến người trẻ gặp khó khăn trong chi tiêu hàng ngày, đầu tư cho bản thân hay lập kế hoạch tài chính dài hạn. Không ít người rơi vào tình trạng căng thẳng tài chính, mất cân bằng cuộc sống vì áp lực trả nợ.

Do đó, người trẻ cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định vay mua nhà. Thay vì mua nhà trong trung tâm với giá cao, người trẻ có thể tìm kiếm các khu vực vùng ven, nơi giá BĐS hợp lý hơn. Hoặc cố gắng tiết kiệm ít nhất 30 - 50% giá trị căn nhà trước khi vay để giảm áp lực trả nợ. Nếu chọn vay, người mua nhà cần tính toán kỹ lưỡng mức lãi suất sau thời gian ưu đãi để đảm bảo khả năng chi trả lâu dài và cố gắng tìm kiếm các nguồn thu nhập khác để đảm bảo khả năng trả nợ trong dài hạn.

VARS cho rẳng, trong thời gian tới, nếu không có những chính sách hỗ trợ thực sự hiệu quả từ chính phủ và doanh nghiệp, giấc mơ an cư của người trẻ vẫn sẽ là một bài toán nan giải.

Như thông tin VARS đã đưa ra trước đó, bên cạnh việc tiếp tục thúc đẩy phát triển phân khúc Nhà ở xã hội, để hỗ trợ lao động trẻ, Nhà nước cần sớm nghiên cứu phát triển quỹ nhà ở cho thuê dài hạn với giá rẻ, ưu tiên nhóm lao động trẻ, công nhân viên chức, trí thức trẻ, các lao động làm việc trong ngành nghề trọng điểm. Đồng thời nghiên cứu phát triển các gói vay lãi suất thấp và cố định trong dài hạn.

Các chủ đầu tư cần nghiên cứu cân bằng giữa lợi nhuận và nhu cầu thực tế của thị trường, phát triển các sản phẩm nhà ở có giá phù hợp hơn với nhu cầu của đại đa số người dân như nhà ở bình dân, trung cấp.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội ban hành quy định mới về phí quản lý, vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt Chính phủ thống nhất đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Chính phủ thống nhất đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Dự kiến, nguồn của Quỹ phát triển nhà ở quốc gia sẽ được huy động từ các nguồn: Ngân sách nhà nước cấp; huy động từ sự tự nguyện đóng góp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; nguồn thu từ quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thươnng mại theo quy định...

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt Quý I/2025: Tổng thu ngân sách nhà nước đạt hơn 721 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định quy định về rà soát, công bố công khai, lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt do Nhà nước quản lý và việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt trên địa bàn thành phố.

ĐHĐCĐ Vinaconex: Kỳ vọng 70% lợi nhuận đến từ bất động sản và dịch vụ Gói thầu quan trọng nhất sân bay Long Thành có công nghệ gì?

ĐHĐCĐ Đạt Phương: Kế hoạch doanh thu, lợi nhuận tăng mạnh, sẵn sàng tham gia dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia

Năm 2025, Đạt Phương đặt kế hoạch doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng lần lượt 33% và 24% so với năm 2024. DPG sẵn sàng tham gia các dự án trọng điểm quốc gia, dự kiến mở bán khu đô thị Cồn Tiến vào cuối quý II năm nay.

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu lợi nhuận tăng 7,4%, lên kế hoạch tham gia các dự án đường sắt cao tốc, sân bay ĐHĐCĐ VietinBank: Tiếp tục kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ trong trung hạn

Cổ phiếu Khu Công nghiệp có lực đỡ, thị trường thêm hy vọng tạo đáy 2

Tạo đáy chậm hơn thị trường, nhóm cổ phiếu Khu Công nghiệp cũng đã ghi nhận sự đảo chiều ở nhiều mã. VN-Index cũng đồng thời tăng điểm trở lại sau 2 phiên giảm nhờ có lực kéo trở lại ở nhóm Bluechips.

Thị trường vẫn đang đi tìm đáy 2 Cổ phiếu dưới mệnh giá, Chứng khoán TCI vẫn muốn tăng vốn gấp 2,6 lần

Pearl Residence tại Cửa Lò được nhà đầu tư săn đón khi thị trường nóng lên

Với định hướng của Cửa Lò là trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ, điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế, những sản phẩm bất động sản gần bãi biển, pháp lý đảm bảo, hiện đại và nhiều tiện ích tại đô thị biển này đang trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

TP. Hồ Chí Minh sẽ khởi công 2 “siêu dự án” dịp 30/4 Novaland muốn phát hành 97 triệu cổ phiếu ESOP

Các căn hộ chung cư giá dưới 2 tỷ đồng “biến mất” khỏi thị trường

Báo cáo của Savills Hà Nội cho biết, giá bán sơ cấp căn hộ chung cư tại thị trường này đạt 79 triệu đồng/m2. Hiện căn hộ giá 2 đến 4 tỷ chiếm 50% thị trường và không còn căn hộ nào dưới 2 tỷ đồng.

Hà Nội yêu cầu trình phê duyệt cải tạo lại 4 khu chung cư ở quận Đống Đa vào tháng 5/2025 Lạ lùng chung cư giá rẻ, dù thang máy rơi liên tục, nhà xuống cấp nhưng giá vẫn tăng không ngừng

TP. Hồ Chí Minh sẽ khởi công 2 “siêu dự án” dịp 30/4

UBND TP.Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đăng ký các công trình, dự án khởi công, khánh thành chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

“Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế vừa là cơ hội, vừa là áp lực với ngân hàng Việt” Trung Quốc phản ứng sau khi Nhà Trắng thông báo tăng thuế lên 245%

TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị chọn chủ đầu tư xây “siêu cảng” ở Cần Giờ

Nhiệm vụ của Tổ công tác là căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đơn vị, thực hiện hoặc tham mưu UBND Thành phố hoàn thiện các thông tin, điều kiện để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ theo quy định.

Lãi lớn nhờ bán chuối, Hoàng Anh Gia Lai nối dài chuỗi 16 quý lãi liên tiếp Ông Đặng Hồng Anh nói gì về quyết định rời ghế Phó Chủ tịch TTC Land?

Lộ diện vị trí sẽ xây dựng cầu Ngọc Hồi gần 12.000 tỷ đồng nối Hà Nội với Hưng Yên

Cầu Ngọc Hồi và đường dẫn có quy mô mặt cắt ngang 33m, gồm 6 làn xe cơ giới và các làn hỗn hợp, tách nhập, lề đi bộ. Tại Hà Nội, công trình sẽ được xây dựng trên địa bàn các huyện: Thanh Trì, Gia Lâm.

Lãi lớn nhờ bán chuối, Hoàng Anh Gia Lai nối dài chuỗi 16 quý lãi liên tiếp Hà Nội duyệt xây khu công nghiệp 1.000 tỷ đồng ở Sóc Sơn