Gói hỗ trợ 6.600 tỷ - đừng để “lên tivi mà nhận”!

6.600 tỷ là số tiền mà Chính phủ chi từ ngân sách cho hơn 5 triệu người thuê nhà để hỗ trợ bà con bớt khó khăn vất vả sau đại dịch. Nhưng đến cuối tháng 7 có đến 29 tỉnh “chưa giải ngân 1 xu nào" và mãi cuối tháng 8/2022 có không ít nơi mới chi chưa đến 10%!
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hạn chót của gói hỗ trợ này, ngày 30/8/2022 đang đến gần nhưng nhiều địa phương mới giải ngân được 10%! Mặc cho Thủ tướng không ít lần chỉ đạo, bất chấp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Công đoàn liên tục đôn đốc, tốc độ giải ngân và chi trả cho người lao động vẫn như rùa bò, nhích lên nhích xuống chứ không “chịu chạy” như trên muốn dưới chờ.

Lãnh đạo Chính phủ bốn lần có văn bản đốc thúc các địa phương thực hiện, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bao lần gọi điện thoại cho người đứng đầu các tỉnh thành để hối thúc triển khai thực hiện. Nhưng tất cả vẫn chậm hơn sên!

Trong những ngày mà chỉ vài trăm ngàn đồng đã đủ để một gia đình nghèo trang trải nhiều thứ, cầm cự trong lúc khó khăn thì 1,5 triệu đồng cho mỗi trường hợp được hỗ trợ vô cùng lớn. Số tiền ấy không chỉ đỡ đần họ trong lúc ngặt nghèo mà ít nhiều có ý nghĩa động viên, tương trợ rất lớn từ chính sách tốt đẹp của Nhà nước, nguồn lực dù không nhiều của quốc gia. Vậy mà một số địa phương nại đủ lý do, sợ sai, sợ không đúng đối tượng, sợ bất cập chính sách rồi đẻ ra các mớ thủ tục hành chính để rồi có tiền mà không biết tiêu và người dân thì có chỗ bấu víu mà chẳng nhận được tiền.

Trên thực tế, không phải địa phương nào cũng gặp chuyện “lên tivi để nhận” vì có nơi như Hà Nội hồ sơ xong đến đâu giải ngân đến đó hay Bắc Giang đã hoàn tất việc chi trả trong khi Bắc Ninh vẫn dưới 10%! Đó là câu trả lời cho việc không phải thủ tục rườm rà hay cái gì cũng “khó lắm thưa các đồng chí”.

Cho đến nay đã có 34 tỉnh, thành phố giải ngân trên 80%. Trong đó, 17 địa phương đã hoàn tất chi hỗ trợ gồm Thái Nguyên, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Lạng Sơn, Yên Bái, Thái Bình, Lào Cai, Bạc Liêu, Kon Tum, Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La, Đắk Nông. Ngược lại Bắc Ninh chỉ được 4,43%, Phú Thọ 8,86%, Bình Định 15,19%, Hải Dương 29,49%, Nam Định 35,15%...

Chính sách luôn tươi đẹp trên văn bản và quyết liệt trong phòng họp nhưng không phải lúc nào cũng khả thi ngoài thực tế. Gói hỗ trợ nhân văn trên là một ví dụ sinh động. Chính phủ đã ra "tối hậu thư", yêu cầu hoàn thành chi trả hỗ trợ công nhân thuê nhà chậm nhất 31/8 bởi đó là thời điểm người lao động rất cần tiền để trang trải nhiều thứ khi con bước vào năm học mới. Nhưng có nơi thế này đây, “có đơn vị sử dụng lao động yêu cầu nhân viên nộp sổ tạm trú. Điều này gần như "nhiệm vụ bất khả thi", bởi lẽ hơn một năm nay, cơ quan chức năng ngưng cấp sổ tạm trú”.

Ngay trong đại dịch và sau khi mọi việc dần trở lại bình thường, hàng loạt gói hỗ trợ đã được tung ra để chung tay với những người đang gặp khó khăn dần ổn định cuộc sống. Gói 6.600 tỷ trên được đón nhận nồng nhiệt với không ít hy vọng nhưng cũng như không ít gói khác, nhiều người vì thủ tục rườm rà, thực hiện chậm chạp đã phải “lên tivi mà nhận”. Chỉ còn 4 đến 5 ngày nữa, rồi những ai sẽ phải ngậm ngùi như vậy? Đẩy nhanh tiến độ giải ngân, thậm chí kéo dài thêm ít ngày có lẽ là việc cần thiết, kể cả phải truy trách nhiệm những ai đã làm mọi thứ chậm chạp đến ngỡ ngàng…

Theo Lao động Công đoàn

Đọc tiếp

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết luận nội dung phiên họp - Ảnh: Media Quốc hội

Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung tại kỳ họp thứ 7

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 20/5 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung, trong đó, có 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 15 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.

Ảnh minh họa

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng gần 24% trong 4 tháng đầu năm

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, đồ nội thất bằng gỗ là một trong những nhóm hàng xuất khẩu quan trọng, góp phần thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng khả quan. Nhu cầu tại các thị trường chính đã được cải thiện là động lực thúc đẩy ngành hàng này tăng trưởng trong thời gian tới.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Chat với BizLIVE