Giao dịch trầm lắng, HOSE chỉ khớp lệnh hơn 5.600 tỷ trong phiên đáo hạn phái sinh

Mức khớp lệnh dưới 350 triệu đơn vị là vùng thanh khoản thấp của HOSE. Với sự kiện đáo hạn phái sinh trong hôm nay, HOSE chỉ khớp lệnh 332 triệu đơn vị, tương đương 5.636 tỷ đồng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Giao dịch trầm lắng, HOSE chỉ khớp lệnh hơn 5.600 tỷ trong phiên đáo hạn phái sinh

Định vị thị trường

Thị trường chứng khoán thế giới vẫn có chiều hướng điều chỉnh nhẹ. Đêm hôm qua, Dow Jones giảm 0,23% xuống 33.897,01 điểm, trong khi S&P 500 giảm không đáng kể còn Nasdaq Composite tăng 0,03% lên 12.157,23 điểm.

Hiện xác suất FED có thể tăng lãi suất 0,25% đang là 85%. Phần nào đó, sự kiện này cũng đang làm giảm sự hấp dẫn của các tài sản rủi ro hơn tại châu Á. Cùng với việc chỉ số sản xuất của Trung Quốc đang cho thấy những khó khăn trong đà hồi phục của nền kinh tế lớn thứ 2 đã khiến sắc đỏ bao trùm các thị trường. Biên độ của các chỉ số như CSI 300 (-0,28%), KOSPI (-0,46%), TWSE (-0,62%), SET (-0,57%) đều dưới 1%.

Chỉ một vài thị trường như Việt Nam, Nhật Bản có được sắc xanh cuối phiên nhưng thực tế biên độ tăng của các chỉ số không thực sự ấn tượng.

Chất xúc tác

Như đã đề cập trong các phiên vừa qua, sự kiện đáo hạn phái sinh tháng 4 khiến cho dòng tiền phải thận trọng. Dù các rủi ro ở giai đoạn này là không rõ ràng nhưng nhà đầu tư trong nước vẫn chủ động chậm lại trong các hành động.

Phiên hôm nay là phiên đáo hạn của VN30F2304 và khối lượng mở của hợp đồng này trước phiên là 31.298 đơn vị, giảm đáng kể so với hôm qua. Rung lắc của VN30F2304 trong phiên là khá nhiều nhưng đều chỉ trong biên độ hẹp. Chốt phiên, chênh lệch với VN30 của hợp đồng là +0,29 điểm.

VN-Index đang trong chuỗi phiên sụt giảm thanh khoản.

VN-Index đang trong chuỗi phiên sụt giảm thanh khoản.

Trong khi đó, thanh khoản của VN-Index cũng khá hụt hẫng khi chỉ khớp lệnh được 332 triệu đơn vị, tương đương hơn 5.600 tỷ đồng. Vai trò của nhà đầu tư ngoại là khá mờ nhạt dù cho họ đã quay lại mua ròng gần 60 tỷ đồng.

Vận động nhóm ngành

Nhà đầu tư ưu tiên quan sát các cổ phiếu Bluechips trong phiên này để đánh giá các chuyển động mang tính định hướng. Tuy nhiên, thực tế sự giằng co các cổ phiếu VN30 cũng không gợi mở nhiều ý tưởng. Theo thống kê, VN30 chốt phiên có 14 mã tăng, 13 mã giảm và 3 mã đứng giá tham chiếu.

Nhóm cổ phiếu Ngân hàng ở phiên hôm qua đã bị đặt dấu hỏi về phản ứng tâm lý sau thông tin chính sách về giữ nhóm nợ và gia hạn thời gian trả nợ nhưng lại dừng ngay các tín hiệu bán ra. Các mã HDB (+0,8%), STB (+0,8%), BID (+0,5%), MBB (+0,3%), CTG (+0,2%) quay đầu tăng giá nhẹ trong khi VPB (-1,8%), ACB (-0,6%), TCB (-0,8%) chỉ giảm dưới 1%.

Các mã vốn hóa lớn như VHM (+0,6%), GAS (+0,4%), SAB (+0,1%) chỉ tập trung vào việc cân đối điểm số của VN30 thay vì có những tác động rõ ràng. Chỉ số VN30 chốt phiên giảm 0,24% xuống 1.053,61 điểm.

Tính trên cả HOSE, độ rộng cũng gần như cân bằng với tỷ lệ các mã tăng/giảm đều trên 40%. Hiệu ứng nhóm ngành gần như không xuất hiện thay vào đó là hiện tượng tăng giá rời rạc như GIL (+6,97%), NTL (+6,86%), VNS (+6,8%), PSH (+6,8%) bất ngờ tăng trần.

Sau những nhịp rung lắc nhẹ trong phiên, VN-Index khép lại phiên với mức tăng 0,03% điểm 1.049,25 điểm. Tổng khối lượng giao dịch cả sàn chỉ đạt 332,58 triệu đơn vị, tương đương 5.636 tỷ đồng.

Với HNX, đã có một số nỗ lực trút bỏ áp lực tâm lý từ các mã TAR (+7,4%), TNG (+5,1%), NTP (+5,2%), L18 (+1,9%), MBS (+1,8%) trong phiên giao dịch để giúp cho chỉ số đại diện có biên độ rộng hơn. HNX-Index tăng 0,37% lên 206,61 điểm, giao dịch 1.067 tỷ đồng.

Trong khi đó, HNX-Index chốt phiên giảm 0,33 xuống 77,85 điểm. Giá trị giao dịch sàn đạt 419,53 tỷ đồng.

Theo Lao Động và Công Đoàn

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

Chuỗi 4 phiên giao dịch dưới mốc 1.200 điểm đã tạm thời được cắt đứt. VN-Index đã xuất hiện một phiên tăng hơn 2% giúp cho nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, cũng như nhóm đã bắt đáy có được sự nhẹ nhõm trong tâm lý giao dịch.

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Chat với BizLIVE