Giá nhà Hà Nội vốn đã cao, lại tăng "chóng mặt", người dân muốn mua một căn hộ cần phải có mức thu nhập bao nhiêu?

Với mức giá sơ cấp căn hộ trung bình trong năm 2024 đạt 70 triệu đồng/m2, để có thể mua một căn hộ tại Hà Nội, người mua cần có mức thu nhập tối thiểu dao động từ 45 triệu đến 210 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào khu vực.

Người có thu nhập ở mức trung bình, có mong muốn sở hữu nhà có thể phải gác lại ước mơ của mình hoặc tìm kiếm cơ hội tại khu vực có chi phí thấp hơn. Nguyên nhân đơn giản là họ không kiếm đủ tiền để thanh toán tiền mua nhà hoặc “theo kịp” các khoản thanh toán thế chấp hàng tháng khi vay mua nhà. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức khiến nhiều người cảm thấy lo lắng về khả năng tăng trưởng thu nhập.

Đồng thời, sự thay đổi trong lối sống của người trẻ cũng là một trong những nguyên nhân. Theo đó, giới trẻ ngày nay có xu hướng ưu tiên chất lượng cuộc sống, thông qua việc cân bằng giữa công việc và sự hưởng thụ hơn là “nhất định phải sở hữu nhà ở” bất chấp áp lực phải trả nợ hàng tháng.

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, mức thu nhập tối thiểu được khuyến nghị để mua một ngôi nhà có giá trung bình tại Hà Nội cao hơn khoảng 2,3 đến 10 lần so với thu nhập trung bình của hộ gia đình tại Hà Nội.

Cụ thể, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của lao động tại Hà Nội trong quý 3/2024 đạt 10,7 triệu đồng/tháng. Giả định một hộ gia đình có 4 người, trong đó có 2 người trong độ tuổi lao động, tổng thu nhập hộ gia đình sẽ vào khoảng 21,4 triệu đồng/tháng. Với mức giá sơ cấp căn hộ trung bình trong năm 2024 đạt 70 triệu đồng/m2, các dự án mở bán mới đều có giá từ 60 triệu đồng/m2, để có thể mua một căn hộ tại Hà Nội, người mua cần có mức thu nhập tối thiểu dao động từ 45 triệu đến 210 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào khu vực.

Quảng cáo

Sự chênh lệch đáng kể giữa thu nhập trung bình thực tế và giá nhà, khiến việc sở hữu nhà ở tại Hà Nội hiện nay không những là thách thức mà còn là không thể đối với đại đa số các hộ gia đình có mức thu nhập ở mức trung bình thậm chí là khá. Tại các quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng hay Tây Hồ, khoảng cách giữa mức lương tối thiểu hàng năm cần thiết để trả tiền thế chấp và thu nhập hộ gia đình trung bình lên tới 10 con số. Trong khi đó, các khu vực ngoại thành như Hà Đông, Bắc Từ Liêm hay Long Biên có mức giá dễ tiếp cận hơn, nhưng cũng chỉ phù hợp với cá nhân, hộ gia đình có thu nhập từ 40 - 60 triệu/tháng.

Cụ thể, tính toán dựa vào giá nhà trung bình tại từng quận và giả định người mua có thể vay ngân hàng 70% giá trị căn nhà với lãi suất trung bình 8%/năm trong 20 năm. Theo nguyên tắc tài chính, tổng số tiền trả góp hàng tháng không nên vượt quá 40% thu nhập, thì thu nhập tối thiểu được khuyến nghị để mua một ngôi nhà có giá trung bình ở Hà Đông, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Gia Lâm cao hơn khoảng 2 tới 3 lần so với thu nhập hộ gia đình trung bình của người lao động Hà Nội. Tại các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa hay Tây Hồ, thu nhập tối thiểu cần có đều ở mức trên 1 tỷ đồng/năm, tương đương với mức chênh lệch trong khoảng 3,7 đến 8 lần. Tại các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, mức chênh lệch là 3 tới 3,5 lần.

Điều này có nghĩa là việc mua nhà tại các quận Hà Đông, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Gia Lâm là khả thi hơn đối với các hộ gia đình có thu nhập điển hình, với điều kiện họ sẵn sàng “chịu” gánh nặng chi phí, chi nhiều hơn 40% thu nhập cho khoản trả góp hàng tháng.

VARS cho rằng, trong nhiều năm qua, với nhiều cá nhân và hộ gia đình có thu nhập trung bình điển hình, việc mua nhà không chỉ để đáp ứng nhu cầu an cư mà còn có thể là một hình thức đầu tư. Bởi lịch sử cho thấy, giá nhà ở các đô thị lớn tại Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng, trong thập kỷ qua đã tăng bình quân nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập, cao hơn các kênh đầu tư khác và mức lãi suất vay.

Tuy nhiên, khả năng chi trả cho nhà ở của người có thu nhập trung bình đang ngày càng khó khăn khi giá nhà liên tục tăng, các dự án mới mở bán đều có giá bán cao, từ 60 triệu đồng/m2 trở lên. Tùy vào khẩu vị đầu tư và lối sống, một số người sẽ vẫn chọn tiết giảm chi phí sinh hoạt, chấp nhận rủi ro để mua nhà sớm, chấp nhận vay ngân hàng và chịu áp lực tài chính. Một số khác sẽ chọn phương án chờ đợi hoặc thuê nhà để linh hoạt hơn trong tài chính cũng như thỏa mãn sự khác biệt trong lối sống. Bởi mặt bằng giá nhà ở Hà Nội hiện tại đã “neo” cao, tốc độ tăng giá khó có thể duy trì như quãng thời gian trước. Đặc biệt, suy giảm kinh tế có thể khiến thu nhập người mua nhà giảm, làm giảm khả năng chi trả hoặc tăng áp lực trả nợ đối với những người đã vay vốn. Lãi suất ngân hàng không cố định, và trong một số giai đoạn, việc điều chỉnh lãi suất làm khoản vay mua nhà trở nên đắt đỏ hơn, có thể khiến họ không thể đáp ứng việc chi trả cho các khoản trả góp.

Với mức lãi suất tốt như hiện nay, hộ gia đình có mức thu nhập điển hình hoặc cá nhân có mức thu nhập tương đương, có sẵn khoản tiền mặt ít nhất 30% giá trị căn hộ vẫn có thể lựa chọn phương án vay mua nhà. Tuy nhiên, người mua nhà cần chấp nhận dịch chuyển ra các khu vực có giá thấp hơn như các quận xa trung tâm hay các đô thị vệ tinh quanh Hà Nội.

VARS tin rằng, cùng với việc quan tâm, chú trọng đầu tư, phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ, việc di chuyển giữa các khu vực sẽ ngày càng trở lên thuận lợi hơn, với thời gian di chuyển ngắn hơn. Điều này sẽ góp phần tích cực giúp người dân sẵn sàng hơn khi lựa chọn nhà ở tại các khu vực xa trung tâm hơn. Tuy nhiên, để thu hút người mua nhà, các chủ đầu tư cần đưa ra mức giá hợp lý hơn, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của người dân, tạo ra cơ hội sở hữu nhà cho nhiều đối tượng.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Thanh tra Chính phủ phải hoàn thành kết luận thanh tra dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 trước 31/3

Đây là yêu cầu được Thủ tướng đưa ra với Thanh tra Chính phủ tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 17/3/2025 về đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa được ký ban hành.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bamboo Capital đột ngột từ trần Nhận lệnh từ Thủ tướng, công trình quan trọng được Đèo Cả thi công thần tốc, sẽ hoàn thành đúng dịp 2/9

The Cosmopolitan – Tâm điểm của thị trường bất động sản Đông Bắc Hà Nội

Trong bối cảnh thị trường bất động sản Hà Nội đang chuyển mình mạnh mẽ với sự phát triển đồng bộ về hạ tầng, The Cosmopolitan nổi lên như một biểu tượng tiên phong đón đầu làn sóng mới khi dự án hội tụ đầy đủ những yếu tố từ vị trí chiến lược, khả năng kết nối vượt trội, đến tiềm năng gia tăng giá trị nhờ nền kinh tế Expo đang dần hình thành.

Lợi nhuận của Đất Xanh được dự báo tăng trưởng mạnh trong 2 năm tới Đại lộ nghìn tỷ, cao tốc liên tục thông xe biến nơi đây thành vùng đất tiềm năng bậc nhất miền Trung

Gói vay mua nhà cho người trẻ: Liệu có cứu được giấc mơ an cư?

Tính toán dựa trên nguyên tắc chi phí cho nhà ở không quá 30% thu nhập, thì mỗi tháng mỗi cá nhân hoặc hộ gia đình phải “kiếm” được 90 triệu để đảm bảo cân bằng tài chính cho gói vay mua nhà. Trong khi thực tế, rất ít người trẻ đạt được mức thu nhập có th

HoREA đề xuất Bộ Quốc phòng, Bộ Công an duyệt đối tượng mua nhà ở xã hội thay vì Sở Xây dựng Cơ hội mua nhà ở giá rẻ chưa bao giờ gần đến thế: Năm 2025 cả nước sẽ có hơn 100.000 căn nhà ở xã hội

Nhà đầu tư bất động sản “nhòm ngó” thành phố giáp Hà Nội sở hữu 'siêu nhà máy' 7 tỷ USD

Thị trường bất động sản Phổ Yên đang trải qua giai đoạn phát triển mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư cá nhân sau khi hàng loạt doanh nghiệp lớn góp mặt tại đây như Vingroup, T&T, Vinaconex, FECON Invest, Danko Group.

Bất động sản nhà ở năm 2025 phục hồi mạnh mẽ MV Bắc Bling của Hòa Minzy đạt "top trending", bất động sản Bắc Ninh cũng "nóng" không kém khi Vingroup, SunGroup, T&T, Phú Mỹ Hưng ồ ạt đổ bộ loạt siêu dự án