Chứng khoán 4/1

Ghi nhận áp lực chốt lời nhưng tiền ngoại đã đẩy mạnh vào VN30


Áp lực chốt lời phiên chiều đã khiến sắc xanh thu hẹp còn dưới 40% mã số trên HOSE. Tuy nhiên, tiền ngoại lại đẩy mạnh hơn vào VN30 giúp chỉ số tránh được 2 nhịp rung lắc.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tới phiên chiều, áp lực bán ra đã xuất hiện rõ rệt hơn khi thị trường có thêm nguồn cung từ lượng cổ phiếu T+2 về tài khoản nhà đầu tư. VN-Index gần như chỉ tỏ ra nỗ lực cân đối lại áp lực thay vì ưu tiên vượt luôn mốc 1.050 điểm.

Khối ngoại đã tăng cường tiền vào VN30 và có phiên mua ròng mạnh nhất trong chuỗi 3 phiên giải ngân. Tổng giá trị bơm vào VN30 là 364,92 tỷ đồng, trong khi đó cả HOSE chỉ được mua ròng gần 360 tỷ đồng.

Chính vì vậy, dù có 2 nhịp nhúng giảm trong phiên chiều VN-Index vẫn có thể kịp triệt tiêu áp lực. Đóng cửa, chỉ số tăng 2,45 điểm lên 1.046,35 điểm (+0,23%). Các mã PLX (+7%), MSN (+3,4%) đã tạm thời nổi lên thay cho nhóm Ngân hàng khi BID (-0,97%), TCB (-0,55%), MBB (-0,3%) đều quay đầu giảm. Nhóm này chỉ còn lại VPB (+2,2%), CTG (+1,8%) trụ lại trước áp lực chốt lời.

Những tác động tâm lý vào Midcap và Penny cũng dễ dàng được nhận biết qua độ rộng được thu hẹp xuống chỉ còn hơn 40% mã tăng. Các mã Hạ tầng như LCG (+6,27%), VCG (-1,08%), FCN (+3%), CII (+0,4%) phân hóa và suy yếu khá nhanh. Còn một số mã Chứng khoán như VND (-0,35%), FTS (-0,25%) VCI (+1,41%), HCM (+1,64%) quay về giao dịch trong biên độ hẹp.

Trong khi đó, HAG điều chỉnh giá sâu với biên độ giảm gần 5%. KBC (+5,26%) và DPM (+3,3%), PVD (+3,2%) là một số mã vẫn duy trì được vận động tích cực nhưng hiệu ứng nhóm ngành lại không rõ nét. Được biết, KBC chuẩn bị nhận cổ tức từ công ty con.

Thanh khoản của HOSE đạt cao nhất trong vòng 2 tuần là 10.532 tỷ đồng, tương đương 647 triệu đơn vị.

Còn HNX-Index và UPCoM-Index chốt phiên tăng lần lượt 0,24% và 0,5%. Tổng giá trị giao dịch của 2 sàn là gần 1.700 tỷ đồng.

****

Tiêu chí thanh khoản được cải thiện và dần đáp ứng đúng kỳ vọng của nhà đầu tư. Theo thống kê, HOSE đạt gần 5.800 tỷ đồng và nếu loại ra giá trị thỏa thuận cả sàn là 628 tỷ đồng thì sàn vẫn đạt được hơn 5.100 tỷ đồng. Như vậy, phiên sáng nay đã không lặp lại diễn biến đã xảy ra trong phiên đầu năm 2023.

Top 3 mã được giao dịch mạnh nhất HOSE đều đạt trên 200 tỷ đồng là VPB (+2,43%), HPG (+1,3%), STB (+1,3%) trong đó VPB đạt gần 570 tỷ đồng, vượt xa 2 mã còn lại.

Giao dịch của khối ngoại với VPB cũng rất đáng chú ý khi họ mua ròng 92,5 tỷ đồng. Hiện nhà đầu tư đang có những kỳ vọng nhất định về VPB khi Ngân hàng này đã thông qua việc phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 vào tháng 4/2022. Do giá phát hành sẽ tính toán dựa trên giá bình quân của một số ngày giao dịch gần nhất nên có thể được xem là yếu tố hỗ trợ cho VPB.

Tính đến cuối phiên sáng, VPB dù có phần chững lại so với quãng giao dịch đầu phiên nhưng vẫn đang là cổ phiếu có mức tăng tốt nhất nhóm Ngân hàng. Các mã BID (+1,7%), STB (+1,3%), CTG (+1,3%), VIB (+1%) hiện chỉ còn tăng trên 1%.

Qua đó, nhóm Ngân hàng cũng chưa giúp thị trường thành công với mốc 1.050 điểm. VN-Index tạm dừng phiên sáng, tăng 0,45% lên 1.048,58 điểm. Thanh khoản sàn đạt 356,98 triệu đơn vị, tương đương 5.784 tỷ đồng.

Trong khi đó, HNX-Index tăng 0,21% lên 213 điểm. Còn UPCoM-Index tăng 0,55% lên 72,8 điểm.

****

Màn khởi động cho năm 2023 của VN-Index rất khả quan, phần nào giúp ghi điểm cho xu hướng ngắn hạn. Như đã đề cập, hiệu ứng "Tháng Giêng" (January Effect) có thể là một kịch bản xuất hiện trên thị trường, đặc biệt là nhóm cổ phiếu Midcap và Penny.

Nhóm này ở phiên hôm qua đã có nhiều mã tăng trần, tập trung ở các cổ phiếu theo chủ đề Đầu tư công, Thủy sản, Chứng khoán trong khi đó vai trò của các Bluechips lại là các bệ đỡ giúp thị trường hứng khởi.

Sự tích cực của nhóm Midcap và Penny đến sáng nay vẫn còn nhưng đang có dấu hiệu chậm lại của đà tăng. FCN (+6,5%), HHV (+6,97%), LCG (+6,89%) vẫn tăng trên 6% nhưng VCG (+2,98%), CII (+2,5%) hiện chỉ có biên độ vừa phải.

Các cổ phiếu Chứng khoán như VCI (+2,21%), HCM (+2,8%), VND (+2,43%) hoặc Thép như HSG (+2,43%), NKG (+3,05%) cũng đều duy trì sắc xanh nhưng đà tăng so với phiên hôm qua là không mạnh bằng.

Sự hỗ trợ của Bluechips chủ yếu đến từ các mã Ngân hàng với VPB (+3,2%), CTG (+2,3%), BID (+2,2%), STB (+2%). Nhóm này giúp VN-Index tránh được một nhịp rung lắc vào thời điểm 10h. Tại thời điểm 10h30, VN-Index đã vòng lên từ tham chiếu để vươn lên 1.050 điểm.

Thanh khoản cũng không làm nhà đầu tư thất vọng khi đạt gần 3.800 tỷ đồng. Nhiều khả năng phiên sáng nay sẽ không còn bị lỡ mốc giao dịch 5.000 tỷ đồng như phiên hôm qua.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE