Ghi nhận áp lực chốt lời nhưng tiền ngoại đã đẩy mạnh vào VN30

Áp lực chốt lời phiên chiều đã khiến sắc xanh thu hẹp còn dưới 40% mã số trên HOSE. Tuy nhiên, tiền ngoại lại đẩy mạnh hơn vào VN30 giúp chỉ số tránh được 2 nhịp rung lắc.

Tới phiên chiều, áp lực bán ra đã xuất hiện rõ rệt hơn khi thị trường có thêm nguồn cung từ lượng cổ phiếu T+2 về tài khoản nhà đầu tư. VN-Index gần như chỉ tỏ ra nỗ lực cân đối lại áp lực thay vì ưu tiên vượt luôn mốc 1.050 điểm.

Khối ngoại đã tăng cường tiền vào VN30 và có phiên mua ròng mạnh nhất trong chuỗi 3 phiên giải ngân. Tổng giá trị bơm vào VN30 là 364,92 tỷ đồng, trong khi đó cả HOSE chỉ được mua ròng gần 360 tỷ đồng.

Chính vì vậy, dù có 2 nhịp nhúng giảm trong phiên chiều VN-Index vẫn có thể kịp triệt tiêu áp lực. Đóng cửa, chỉ số tăng 2,45 điểm lên 1.046,35 điểm (+0,23%). Các mã PLX (+7%), MSN (+3,4%) đã tạm thời nổi lên thay cho nhóm Ngân hàng khi BID (-0,97%), TCB (-0,55%), MBB (-0,3%) đều quay đầu giảm. Nhóm này chỉ còn lại VPB (+2,2%), CTG (+1,8%) trụ lại trước áp lực chốt lời.

Những tác động tâm lý vào Midcap và Penny cũng dễ dàng được nhận biết qua độ rộng được thu hẹp xuống chỉ còn hơn 40% mã tăng. Các mã Hạ tầng như LCG (+6,27%), VCG (-1,08%), FCN (+3%), CII (+0,4%) phân hóa và suy yếu khá nhanh. Còn một số mã Chứng khoán như VND (-0,35%), FTS (-0,25%) VCI (+1,41%), HCM (+1,64%) quay về giao dịch trong biên độ hẹp.

Trong khi đó, HAG điều chỉnh giá sâu với biên độ giảm gần 5%. KBC (+5,26%) và DPM (+3,3%), PVD (+3,2%) là một số mã vẫn duy trì được vận động tích cực nhưng hiệu ứng nhóm ngành lại không rõ nét. Được biết, KBC chuẩn bị nhận cổ tức từ công ty con.

Thanh khoản của HOSE đạt cao nhất trong vòng 2 tuần là 10.532 tỷ đồng, tương đương 647 triệu đơn vị.

Còn HNX-Index và UPCoM-Index chốt phiên tăng lần lượt 0,24% và 0,5%. Tổng giá trị giao dịch của 2 sàn là gần 1.700 tỷ đồng.

****

Tiêu chí thanh khoản được cải thiện và dần đáp ứng đúng kỳ vọng của nhà đầu tư. Theo thống kê, HOSE đạt gần 5.800 tỷ đồng và nếu loại ra giá trị thỏa thuận cả sàn là 628 tỷ đồng thì sàn vẫn đạt được hơn 5.100 tỷ đồng. Như vậy, phiên sáng nay đã không lặp lại diễn biến đã xảy ra trong phiên đầu năm 2023.

Top 3 mã được giao dịch mạnh nhất HOSE đều đạt trên 200 tỷ đồng là VPB (+2,43%), HPG (+1,3%), STB (+1,3%) trong đó VPB đạt gần 570 tỷ đồng, vượt xa 2 mã còn lại.

Quảng cáo

Giao dịch của khối ngoại với VPB cũng rất đáng chú ý khi họ mua ròng 92,5 tỷ đồng. Hiện nhà đầu tư đang có những kỳ vọng nhất định về VPB khi Ngân hàng này đã thông qua việc phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 vào tháng 4/2022. Do giá phát hành sẽ tính toán dựa trên giá bình quân của một số ngày giao dịch gần nhất nên có thể được xem là yếu tố hỗ trợ cho VPB.

Tính đến cuối phiên sáng, VPB dù có phần chững lại so với quãng giao dịch đầu phiên nhưng vẫn đang là cổ phiếu có mức tăng tốt nhất nhóm Ngân hàng. Các mã BID (+1,7%), STB (+1,3%), CTG (+1,3%), VIB (+1%) hiện chỉ còn tăng trên 1%.

Qua đó, nhóm Ngân hàng cũng chưa giúp thị trường thành công với mốc 1.050 điểm. VN-Index tạm dừng phiên sáng, tăng 0,45% lên 1.048,58 điểm. Thanh khoản sàn đạt 356,98 triệu đơn vị, tương đương 5.784 tỷ đồng.

Trong khi đó, HNX-Index tăng 0,21% lên 213 điểm. Còn UPCoM-Index tăng 0,55% lên 72,8 điểm.

****

Màn khởi động cho năm 2023 của VN-Index rất khả quan, phần nào giúp ghi điểm cho xu hướng ngắn hạn. Như đã đề cập, hiệu ứng "Tháng Giêng" (January Effect) có thể là một kịch bản xuất hiện trên thị trường, đặc biệt là nhóm cổ phiếu Midcap và Penny.

Nhóm này ở phiên hôm qua đã có nhiều mã tăng trần, tập trung ở các cổ phiếu theo chủ đề Đầu tư công, Thủy sản, Chứng khoán trong khi đó vai trò của các Bluechips lại là các bệ đỡ giúp thị trường hứng khởi.

Sự tích cực của nhóm Midcap và Penny đến sáng nay vẫn còn nhưng đang có dấu hiệu chậm lại của đà tăng. FCN (+6,5%), HHV (+6,97%), LCG (+6,89%) vẫn tăng trên 6% nhưng VCG (+2,98%), CII (+2,5%) hiện chỉ có biên độ vừa phải.

Các cổ phiếu Chứng khoán như VCI (+2,21%), HCM (+2,8%), VND (+2,43%) hoặc Thép như HSG (+2,43%), NKG (+3,05%) cũng đều duy trì sắc xanh nhưng đà tăng so với phiên hôm qua là không mạnh bằng.

Sự hỗ trợ của Bluechips chủ yếu đến từ các mã Ngân hàng với VPB (+3,2%), CTG (+2,3%), BID (+2,2%), STB (+2%). Nhóm này giúp VN-Index tránh được một nhịp rung lắc vào thời điểm 10h. Tại thời điểm 10h30, VN-Index đã vòng lên từ tham chiếu để vươn lên 1.050 điểm.

Thanh khoản cũng không làm nhà đầu tư thất vọng khi đạt gần 3.800 tỷ đồng. Nhiều khả năng phiên sáng nay sẽ không còn bị lỡ mốc giao dịch 5.000 tỷ đồng như phiên hôm qua.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

HDBank đạt 3 giải thưởng tại cuộc bình chọn "Doanh nghiệp niêm yết 2024"

HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, tiên phong trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cam kết minh bạch thông tin, quản trị chuyên nghiệp.

Bảng xếp hạng ROE ngân hàng quý 3/2024: HDBank tiếp tục dẫn đầu, MB áp sát ACB, Techcombank đang trở lại Lãi suất ngân hàng HDBank mới nhất tháng 11/2024: Gửi online 18 tháng có lãi suất cao nhất

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ

Chính sách tăng thuế thương mại của ông Trump có thể tác động lên các nền kinh tế xuất khẩu như Việt Nam, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến lĩnh vực ngân hàng qua bốn yếu tố: tăng trưởng tín dụng, lãi suất, tỷ lệ nợ xấu, và lợi nhuận trước thuế.

Đồng USD lên cao nhất 4 tháng, Bitcoin tiến sát mốc 90.000 USD: Hàng loạt tài sản thăng hoa chưa từng có sau khi ông Trump giành chiến thắng Dragon Capital đánh giá toàn diện tác động của việc ông Trump tái đắc cử đến chứng khoán Việt Nam

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Ngày 12/11/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Cổ phần Công nghệ KiotViet (KiotViet) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng tích hợp trên phần mềm KiotViet.

Hai cổ đông nắm gần 96% vốn BIDV BIDV đồng hành với chương trình giáo dục tài chính cá nhân đầu tiên cho sinh viên

Top 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tính đến hết quý III/2024

Theo thống kê từ báo cáo tài chính quý III/2024 được 29 ngân hàng đã công bố (không bao gồm Agribank), tổng tài sản của các ngân hàng này đạt hơn 16,2 triệu tỷ đồng, tăng 8,6% so với cuối năm 2023. Trong đó, 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất, gồm: BID

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh: Loạt cổ phiếu tăng vọt sau "tin vui" cổ tức, một mã bứt phá 82% sau một tuần

Chính phủ yêu cầu hoàn thiện phương án xử lý đối với ngân hàng SCB ngay trong tháng 12

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng kiểm soát đặc biệt còn lại; hoàn thiện phương án xử lý đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trong tháng 12 năm 2024.

“Vụ việc SCB không thuộc phạm vi của kiểm toán nhà nước” Đình chỉ 4 cán bộ kiểm toán Deloitte Việt Nam liên quan vụ SCB

Ngân hàng Nhà nước ban hành một loạt quyết định về lãi suất tiền gửi

Nhằm đảm bảo tính thống nhất về căn cứ pháp lý với các Thông tư quy định về lãi suất tiền gửi, ngày 01/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành các Quyết định 2410/QĐ-NHNN và 2411/QĐ-NHNN quy định về lãi suất tiền gửi trong đó chỉnh sửa căn cứ pháp lý ban hành và không thay đổi các mức lãi suất tiền gửi.

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất? Nhân viên ngân hàng nào có thu nhập cao nhất?