Geleximco và bức tranh hệ sinh thái đa ngành

Sở hữu một hệ sinh thái doanh nghiệp đa ngành đồ sộ với tổng tài sản hơn 80.000 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận của Tập đoàn Geleximco hai năm gần đây khá khiêm tốn.

Geleximco và bức tranh hệ sinh thái đa ngành

Geleximco gắn liền với tên tuổi của ông Vũ Văn Tiền ở vai trò người sáng lập, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc. Tập đoàn có tiền thân là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội, được thành lập năm 1993, với vốn điều lệ ban đầu 3 tỷ đồng.

Đến nay, sau hơn 30 năm hoạt động, Geleximco từ một doanh nghiệp tư nhân đầu tiên được Chính phủ cho phép kinh doanh xuất nhập khẩu đã trở thành một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam.

HỆ SINH THÁI VỚI 4 TRỤ CỘT

Geleximco hiện hoạt động trong nhiều lĩnh vực: sản xuất công nghiệp, bất động sản, tài chính ngân hàng, thương mại dịch vụ.

Trong lĩnh vực công nghiệp, Geleximco đang vận hành nhà máy sản xuất bột giấy An Hòa và nhà máy giấy An Hòa với tổng vốn đầu tư 450 triệu USD; nhà máy nhiệt điện Thăng Long với tổng vốn đầu tư 900 triệu USD, công suất 620 MW; nhà máy sản xuất xi măng Thăng Long với vốn đầu tư 270 triệu USD với công suất 2,3 triệu tấn/năm; nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Honda Việt Nam tại Hưng Yên với tổng vốn đầu tư 90 triệu USD.

Trong mảng bất động sản, thương hiệu Geleximco gắn liền với những dự án nhà ở thương mại như khu đô thị Thành phố giao lưu trên đường Phạm Văn Đồng, khu đô thị Gelexia Riverside, khu đô thị Lê Trọng Tấn (Hà Nội), khu đô thị Cái Dăm (Quảng Ninh), Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Hải Phòng)…

geleximco-doi-rong.png
Phối cảnh dự án Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng tại phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng - Ảnh: Geleximco

Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, Geleximco sở hữu sân golf Geleximco Hòa Bình - Hilltop Valley Golf Club, khách sạn Thái Bình Dream, khách sạn Hạ Long Dream…

Còn trong mảng tài chính ngân hàng, dấu ấn của Geleximco gắn liền với Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) và Công CP Chứng khoán An Bình (ABS).

Tại ABBank, ông Vũ Văn Tiền từng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT từ năm 2005-2018, nhưng sau khi Luật Các Tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2017 không cho phép Chủ tịch, Tổng Giám đốc ngân hàng được làm lãnh đạo ở các doanh nghiệp khác, ông Tiền đã rời ghế Chủ tịch ABBank.

abb1.png

Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2024 của ABBank, ông Vũ Văn Tiền là Phó Chủ tịch, đang nắm gần 3,8 triệu cổ phiếu ABB, tương đương 0,366% vốn, trong khi Chủ tịch HĐQT Đào Mạnh Kháng sở hữu hơn 8 triệu cổ phiếu ABB, tương đương 0,8% vốn.

Ngoài các trụ cột trên, gần đây Geleximco cũng đang mở rộng hoạt động kinh doanh sang mảng kinh doanh ô tô khi liên doanh với Công ty TNHH Omoda & Jaecoo (thuộc Tập đoàn Chery, Trung Quốc) để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất các mẫu xe mang thương hiệu Omoda & Jaecoo. Nhà máy này được đặt tại khu công nghiệp Hưng Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình với tổng mức đầu tư dự kiến 800 triệu USD, chia làm 3 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 dự kiến sẽ hoàn thành vào quý I/2026.

Quảng cáo

Tháng 10 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp cho liên doanh giữa Tập đoàn Geleximco và Omoda & Jaecoo.

Những động thái mới này đã “dọn đường” cho việc hiện thực hóa mục tiêu phân phối các dòng xe Omoda & Jaecoo tại Việt Nam cũng như tham vọng lấn sân sang mảng ô tô của Geleximco trong bối cảnh lợi nhuận của các mảng kinh doanh hiện tại đang chững lại, thậm chí thua lỗ.

LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG HỆ SINH THÁI

Với Geleximco, trong năm 2023, tập đoàn này báo lãi sau thuế gần 74 tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với thực hiện năm 2022, nhưng vẫn kém xa mức lợi nhuận sau thuế kỷ lục 488 tỷ đồng đạt được năm 2021.

Dù vậy, kết quả này của Geleximco vẫn khá hơn hầu hết các doanh nghiệp thành viên. Trong đó, Công CP Đầu tư và Du lịch Vạn Hương (Vạn Hương Investoco) - chủ đầu tư dự án Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng đã có 3 năm 2021-2023 thua lỗ liên tiếp với mức lỗ sau thuế là 15,5 tỷ đồng, 5,4 tỷ đồng và 62 tỷ đồng. Sang nửa đầu năm 2024, doanh nghiệp này vẫn tiếp tục lỗ sau thuế 34,4 tỷ đồng.

Tương tự, Công ty CP Nhiệt điện Thăng Long cũng tiếp tục lỗ sau thuế gần 458 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024 sau khi lỗ sau thuế 528 tỷ đồng vào năm 2023. Trước đó, năm 2022 doanh nghiệp này vẫn lãi gần 122 tỷ đồng và năm 2021 lãi 517 tỷ đồng.

Công ty CP Glexhomes dù không còn sở hữu trực tiếp bởi Tập đoàn Geleximco, nhưng hoạt động kinh doanh vẫn liên hệ mật thiết với Geleximco cũng ghi nhận kết quả kinh doanh sa sút. Từ mức lãi sau thuế hơn 158 tỷ đồng vào năm 2021 sang năm 2022 chỉ còn vỏn vẹn 795 triệu đồng và đến năm 2023 thì chuyển âm 32,6 tỷ đồng.

colorful-minimalist-linear-steps-circular-diagram.png

Ngược lại, Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam là doanh nghiệp hiếm hoi có kết quả kinh doanh cải thiện trong những năm gần đây. Từ mức lỗ gần 7,7 tỷ đồng năm 2021, công ty chuyển sang lãi 2,9 tỷ đồng năm 2022 và tiếp tục lãi 45,3 tỷ đồng vào năm 2023. Nửa đầu năm 2024, công ty có thêm 30,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Tình hình tài chính của một số doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Geleximco cũng cho thấy tình trạng nợ phải trả lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu.

Trong đó, Vạn Hương Investoco tại ngày 30/6/2024 có nợ phải trả lên tới hơn 24.300 tỷ đồng, gấp 8,32 lần vốn chủ sở hữu (2.921 tỷ đồng). Đáng chú ý, đến cuối tháng 6, công ty này vẫn có 4.060 tỷ đồng nợ trái phiếu và từ tháng 7 đến nay đã phát hành thêm 3 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành hơn 4.890 tỷ đồng.

Glexhomes cũng có nợ phải trả là 19.635 tỷ đồng, gấp 11,11 lần vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2023, tăng hơn 10.400 tỷ đồng so với đầu năm; trong đó nợ vay là 1.445 tỷ đồng và khoản phải trả dài hạn khác gần 12.969 tỷ đồng.

Tương tự, Nhiệt điện Thăng Long có nợ phải trả gần 9.955 tỷ đồng, gấp 2,79 lần vốn chủ sở hữu tại ngày 30/6/2024. Trong khi, Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam có 1.594 tỷ đồng nợ phải trả, gấp 1,33 lần vốn chủ sở hữu.

Bản thân Tập đoàn Geleximco đến cuối năm 2023 cũng đang gánh khoản nợ phải trả 18.688 tỷ đồng, gấp 1,52 lần vốn chủ sở hữu, tăng 13,5% so với năm trước và chiếm trên 62% tổng tài sản (30.100 tỷ đồng). Tại thời điểm cuối năm 2023, dư nợ trái phiếu của Geleximco là gần 1.230 tỷ đồng, giảm 57% so với năm 2022.

Dữ liệu trên chuyên trang trái phiếu của HNX cho thấy, Geleximco đã phát hành gần 60 lô trái phiếu, chủ yếu trong năm 2020 với tổng giá trị phát hành hơn 7.700 tỷ đồng. Đến nay, toàn bộ các lô trái phiếu của Geleximco đã được tất toán, lô trái phiếu cuối cùng của tập đoàn này vừa đáo hạn vào ngày 10/11.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Make in Vietnam 2024 vinh danh LynkiD, biểu tượng của đổi mới và sáng tạo trong công nghệ số

Giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho Giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 Sản phẩm Công nghệ số trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam

VPBank lần thứ 6 liên tiếp lọt Top 20 doanh nghiệp có điểm ESG cao nhất rổ VNSI Chuyên gia VPBankS: “Thị trường chỉnh là cơ hội mua”

"Xin" HoSE gỡ cảnh báo, ITA nhận lại công văn bị huỷ niêm yết bắt buộc

Đầu tuần qua, doanh nghiệp vừa có văn bản giải trình, đồng thời "đề nghị HoSE hủy ngay các quyết định để đưa cổ phiếu ITA ra khỏi diện cảnh báo, hạn chế giao dịch, đình chỉ giao dịch, kiểm soát".

84 mã chứng khoán bị HoSE cắt margin quý 1/2025: HVN, HAG, QCG, ITA cùng hàng loạt cổ phiếu “hot” nằm trong danh sách

TikTok và 5 công ty Trung Quốc khác đối mặt cáo buộc vi phạm quyền riêng tư tại EU

Ngày 16/1, Nhóm vận động Noyb đã đệ đơn khiếu nại, cáo buộc TikTok, Shein, Xiaomi và ba công ty Trung Quốc khác chuyển dữ liệu người dùng tại Liên minh châu Âu (EU) về Trung Quốc một cách trái phép.

Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, YouTube... Điều gì sẽ xảy ra với TikTok nếu bị cấm?

Nestlé Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh

Công ty Nestlé Việt Nam, nhãn hàng Nestlé MILO và Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh đã chính thức ký kết “Thỏa thuận hợp tác triển khai các hoạt động thể thao trường học và giáo dục dinh dưỡng cho học sinh phổ thông các cấp tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 – 2030”.

T&T Group đồng loạt khánh thành và triển khai xây dựng các công trình trọng điểm tại Long An

Một loạt công trình hạ tầng giao thông, cơ sở giáo dục tại Long An đã được T&T Group khánh thành và đưa vào hoạt động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, để Long An sẵn sàng cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn

Lấn sân sang hàng không, hệ sinh thái T&T Group sẽ mở đến đâu? T&T Group đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Lào

Phó Thủ tướng muốn Hoà Phát nghiên cứu sản xuất ray thép cho đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã bày tỏ mong muốn Hoà Phát sẽ nghiên cứu sản xuất ray thép chất lượng cao phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam trong tương lai.

Lãi ròng của Hoà Phát được dự báo tăng 80% năm 2024 Hòa Phát đang chuẩn bị nhân lực và thép chất lượng cao để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

KITA Group: Từ đơn vị M&A đến nhà kiến tạo những dự án “đình đám”

“Khởi binh” là một đơn vị M&A chuyên tìm kiếm, lựa chọn và “hồi sinh” những dự án phải dừng hoạt động do năng lực chủ đầu tư yếu, vài năm trở lại đây, KITA Group được biết đến là nhà phát triển bất động sản kiến tạo nên những dự án có tên tuổi tại các thị trường năng động như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ…

Dấu ấn nhà phát triển dự án KITA Group tại khu biệt thự “hàng hiệu” của Hà Nội KITA Group công bố nhận diện thương hiệu mới