Fed lý giải nguyên nhân cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm

Biên bản cuộc họp đã nêu những lý do khiến các nhà hoạch định chính sách quyết định giảm mạnh lãi suất 0,5 điểm phần trăm lần đầu tiên sau hơn bốn năm.

180055-my-nhieu-ky-vong-vao-viec-fed-cat-giam-lai-suat.jpg
Trụ sở Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed - Ngân hàng trung ương) tại Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN

 

Biên bản cuộc họp tháng Chín của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) được công bố ngày 9/10 cho thấy các quan chức Fed đã nhất trí về việc hạ lãi suất, nhưng bất đồng về mức độ cắt giảm. Cuối cùng, các quan chức Fed đã đi đến quyết định giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm nhằm cân bằng giữa niềm tin vào lạm phát và những lo ngại về thị trường lao động.

Biên bản cuộc họp đã nêu những lý do khiến các nhà hoạch định chính sách quyết định giảm mạnh lãi suất 0,5 điểm phần trăm lần đầu tiên sau hơn bốn năm, đồng thời cho thấy các thành viên đã có những quan điểm trái chiều về triển vọng kinh tế.

Một số quan chức muốn giảm lãi suất ít hơn, 0,25 điểm phần trăm, vì họ muốn đảm bảo rằng lạm phát đang giảm một cách ổn định. Biên bản cho biết một số người cho rằng việc giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm sẽ phù hợp với lộ trình bình thường hóa chính sách dần dần, cho phép các nhà hoạch định chính sách có thời gian đánh giá mức độ hạn chế của chính sách theo diễn biến của nền kinh tế.

Nhưng cuối cùng, chỉ có một thành viên Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) là Thống đốc Michelle Bowman bỏ phiếu phản đối mức cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm. Đây là lần đầu tiên có một Thống đốc phản đối trong một cuộc bỏ phiếu về lãi suất kể từ năm 2005.

Quảng cáo

Biên bản cho biết việc bỏ phiếu thông qua mức cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm được đưa ra "dựa trên những tiến triển về lạm phát và sự cân bằng các rủi ro" đối với thị trường lao động. Biên bản lưu ý rằng “đa số người tham gia” ủng hộ giảm mạnh lãi suất như vậy, nhưng không nêu rõ có bao nhiêu người phản đối.

Theo biên bản, những người tham gia cuộc họp tháng Chín nhấn mạnh điều quan trọng là phải truyền đạt thông điệp rằng, việc thay đổi lập trường chính sách tại cuộc họp này không nên được hiểu là bằng chứng cho thấy triển vọng kinh tế kém thuận lợi hơn, hoặc là tín hiệu cho thấy tốc độ nới lỏng chính sách sẽ nhanh hơn so với mức mà những người tham gia cuộc họp cho là phù hợp.

Biên bản cho biết việc thay đổi lập trường như vậy sẽ giúp chính sách phù hợp hơn với các chỉ báo gần đây về lạm phát và thị trường lao động. Những người ủng hộ cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm “cũng nhấn mạnh rằng động thái như vậy sẽ giúp duy trì sức mạnh của nền kinh tế và thị trường lao động, đồng thời tiếp tục thúc đẩy tiến triển về lạm phát và phản ánh sự cân bằng các rủi ro”.

Bình thường, Fed ưa thích cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm cho mỗi lần. Trước đây, ngân hàng này mới chỉ hạ lãi suất 0,5 điểm phần trăm trong thời kỳ COVID-19 và trước đó là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Theo công cụ FedWatch của CME Group, thị trường đang dự đoán lãi suất của Fed sẽ nằm trong khoảng 3,25% - 3,5% vào cuối năm nay.

Các chuyên gia nhận định, việc Fed cắt giảm lãi suất gần đây mang đến những cơ hội và thách thức cho các ngân hàng trung ương ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong bối cảnh đó, các nhà hoạch định chính sách cần áp dụng một cách tiếp cận cân bằng và cụ thể theo từng quốc gia để điều hướng các áp lực lạm phát tiềm ẩn, biến động tỷ giá hối đoái cũng như dòng vốn chảy vào.

Trong quá trình định hình lập trường chính sách của mình, các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế mới nổi cần tính đến chênh lệch lãi suất với Mỹ, điều sẽ tác động đến dòng vốn và tỷ giá hối đoái. Việc Fed hạ lãi suất mở ra cơ hội để nhiều ngân hàng trung ương trong khu vực nới lỏng chính sách nhằm kích thích nhu cầu và tăng trưởng trong nước, mà không gây ra tình trạng dòng vốn chảy ra và tỷ giá hối đoái mất giá. Tuy nhiên, vì tốc độ và thời gian của chu kỳ nới lỏng của Fed vẫn chưa chắc chắn, nên một phản ứng chính sách phù hợp ở châu Á - Thái Bình Dương sẽ đòi hỏi sự thận trọng và hành động cân bằng cẩn thận.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Nhà đầu tư "chóng mặt" dù thị trường có phiên tăng thứ 3 liên tiếp

Sau phiên bật lên tích cực, thị trường tiếp tục tăng điểm với sự dẫn dắt của hàng loạt các cổ phiếu Bluechips. Tuy nhiên, sự luân chuyển mạnh của dòng tiền cũng khiến cho nhiều cổ phiếu đi ngược chỉ số chung.

Eximbank chuẩn bị họp cổ đông bất thường bàn chuyện dời trụ sở Thị trường trở lại tích cực sau phiên tăng gần 10 điểm

Khi ngân hàng thấu hiểu và đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số

Thời đại chuyển đổi số đòi hỏi các doanh nghiệp phải hòa nhịp bằng việc ứng dụng công nghệ trong vận hành và giao dịch tài chính. Thấu hiểu sâu sắc nhu cầu của doanh nghiệp, các ngân hàng đã nghiên cứu và triển khai nhiều giải pháp tài chính đa năng với m

Cơ hội thực tập và làm việc tại Sacombank dành cho sinh viên năm cuối Nhân viên Sacombank ủng hộ 1 ngày lương giúp đồng bào vượt thiên tai

Đà tăng khó cản đẩy chứng khoán Mỹ lên đỉnh cao mới

Chứng khoán Mỹ lên mức cao kỷ lục mới trong phiên 9/10 khi biên bản cuộc họp tháng 9/2024 của Cục Dự trữ liên bang (Fed) cho thấy khả năng sẽ có thêm nhiều đợt cắt giảm lãi suất.

Xung đột leo thang tại Trung Đông, chứng khoán Mỹ và châu Âu giảm điểm Báo cáo việc làm của Mỹ tạo thêm lực đẩy cho chứng khoán châu Á

Giá vàng thế giới tiếp tục sụt giảm khi đồng USD vẫn mạnh lên

Giá vàng thế giới tiếp tục giảm về gần mốc 2.600 USD/ounce khi đồng USD tăng mạnh và giới đầu tư lo ngại Fed sẽ không tiếp tục mạnh tay cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 11.

Đi ngược chiều thế giới, giá vàng SJC lên 85 triệu đồng/lượng Vàng thế giới kéo dài chuỗi ngày giảm giá

Thị trường vàng trầm lắng khi giới đầu tư chờ đợi thêm tín hiệu từ Fed

Chiều 9/10, giá vàng tại châu Á giảm do đồng USD mạnh lên, giữa lúc giới đầu tư đang chờ đợi biên bản cuộc họp chính sách gần nhất của Fed để tìm kiếm manh mối về lộ trình lãi suất của ngân hàng này.

Giá vàng giảm nhanh do đồn đoán Fed sẽ hạ lãi suất ít hơn Thêm áp lực lên giá vàng thế giới

Thị trường trở lại tích cực sau phiên tăng gần 10 điểm

Sau khi hạ nhiệt về ngay đường xu hướng tăng ngắn hạn, thị trường chứng khoán đã có một phiên bật tăng tích cực để giúp nhà đầu tư có thêm niềm tin. Bên cạnh nhóm Bluechips, các cổ phiếu Thép, Chứng khoán, Bất động sản cũng đều phản ứng rất nhạy.

Được gia tăng "chất Thép", thị trường kết thúc chuỗi 4 phiên giảm Chính thức: FTSE Russell chưa nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam