Động lực giúp cổ phiếu Dầu khí tạo điểm nhấn trong bối cảnh thị trường ảm đạm

Phiên giao dịch 18/12 đã ghi nhận những dấu ấn tích cực của nhóm cổ phiếu Dầu khí với một số mã như PVB, PVC tăng trên 6%. Động lực tăng giá đến từ thông tin mới của dự án Lô B và sự kiện BSR chuyển sàn.

Động lực giúp cổ phiếu Dầu khí tạo điểm nhấn trong bối cảnh thị trường ảm đạm

Nhiều cổ phiếu Dầu khí ghi dấu ấn

Thị trường chứng khoán vẫn đang trải qua giai đoạn ảm đạm với nhiều phiên lình xình. Tuy nhiên, trong phiên đi ngang thứ 9 của VN-Index, nhóm Dầu khí đã tạo những điểm nhấn đáng chú ý.

Cổ phiếu PVB (+9,8%) đã tăng trần, PVC tăng 6,8% và PVS tăng 3% trên HNX. Trong khi đó, trên HOSE và UPCoM, các mã GAS (+0,7%), PVD (+3%), BSR (+2,3%), PVT (+2%), OIL (+2,6%) đều ghi nhận kết quả tích cực.

Được biết, cổ phiếu tăng trần PVB vừa được HĐQT thông qua Hợp đồng bọc ống Dự án EPC Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn với PVS, giá trị gần 426 tỷ đồng (chưa bao gồm VAT). PVB sẽ được tạm ứng ngay 15% giá trị hợp đồng sau ký kết.

Đây là những tín hiệu mới hỗ trợ cho các doanh nghiệp Dầu khí sau khi gói thầu EPC 1 Lô B của PVS được chính thức khởi công vào đầu tháng 9.

Trong khi đó, thông tin khác cũng đáng chú ý là Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đang tiến hành những thủ tục để chuẩn bị niêm yết trên HOSE từ ngày 17/1. Nhờ đó, các cổ phiếu PVB, BSR, PVC, PVT, PVD, PVS đều đang trở lại với xu hướng tăng ngắn hạn.

Sức mạnh giá của các cổ phiếu Dầu khí và chỉ số VN-Index (Tính đến hết phiên giao dịch 18/12).

Xét về thành tích giá, nhóm ngành Dầu khí đang có 5 mã chiến thắng chỉ số VN-Index là PVB (+42,5%), BSR (+23,1%), DCM (+18,4%), PLX (+18,4%), PVT (+16,7%) trong đó PVB là cổ phiếu tăng tốt nhất.

Kết quả kinh doanh quý III/2024 phân hóa

Tổng hợp số liệu của 10 doanh nghiệp ngành Dầu khí trong quý III/2024, doanh thu giảm 6,3% so với cùng kỳ xuống 138,2 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chung đã giảm 64% xuống 2.574 tỷ đồng.

Quảng cáo
Doanh thu của 10 doanh nghiệp ngành Dầu khí trong quý III/2024.

Tuy nhiên, số liệu trên thực tế bị ảnh hưởng khá nhiều từ doanh nghiệp lớn thuộc nhóm hạ nguồn như BSR và PLX.

Lợi nhuận sau thuế quý III/2024 của 10 doanh nghiệp ngành Dầu khí.

Lợi nhuận của PLX giảm 82% do ảnh hưởng của bão Yagi và do giá dầu giảm so với quý trước khoảng 6%. Cùng với đó, Công ty cũng không có khoản lợi nhuận đột biến từ thoái vốn PG Bank như cùng kỳ năm ngoái. Còn BSR cũng chịu ảnh hưởng của giá dầu dẫn đến lỗ 1,2 nghìn tỷ đồng.

Trong khi đó, nếu như DPM (-3%) báo lãi gần như xấp xỉ cùng kỳ thì DCM tăng trưởng tới 63% nhờ nhà máy của DCM đã được khấu hao hết.

Với các doanh nghiệp thượng nguồn và trung nguồn, kết quả kinh doanh khá ấn tượng. Cụ thể, PVS và PVD đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng hơn 30% so với cùng kỳ.

Theo dự báo gần đây của Chứng khoán Vietcap, PVS sẽ ghi nhận lợi nhuận đáng kể trong quý IV/2024 trở đi, nhờ nhận được 587 tỷ đồng tiền ứng trước cho dự án Lạc Đà Vàng vào ngày 30/9 và gói thầu EPC 1 của Lô B đã chính thức khởi công vào đầu tháng 9.

Còn PVC và PVB chưa phản ánh tác động từ dự án Lô B trong quý vừa qua: lợi nhuận của PVC giảm 96% so với cùng kỳ còn PVB lỗ hơn 6 tỷ.

Với nhóm trung nguồn, GAS (+7,2%) và PVT (+62,63) đều có sự tăng trưởng lợi nhuận trong đó PVT đột biến so với cùng kỳ nhờ giá cước tàu chở dầu tăng và đóng góp từ các tàu chở dầu mới mua.

Vietcap dự báo giảm 10% dự báo giá dầu Brent trung bình năm 2025 xuống mức 70 USD/thùng. Giai đoạn 2026-2029, giá dầu Brent có thể xuống còn 69-70 USD/thùng do tác động tiềm năng sắp tới của chính quyền mới của Mỹ.

Tổng thống Trump có khả năng sẽ tăng thuế quan, đặc biệt là đối với Trung Quốc, từ đó có thể sẽ làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu và khiến nhu cầu dầu giảm.

Về phía nguồn cung, cả Mỹ và OPEC+ đều kỳ vọng rằng sản lượng dầu sẽ tăng. Chính sách của Mỹ có thể sẽ thúc đẩy OPEC+ nới lỏng các đợt cắt giảm sản lượng nhanh hơn, từ đó làm gia tăng nguồn cung toàn cầu. Dù vậy, giả định giá dầu cho giai đoạn 2025-2029 vẫn ở mức cao hơn khoảng 20% so với mức trung bình trước dịch COVID (2015-2019), điều này sẽ hỗ trợ các hoạt động thăm dò & khai thác (E&P) trong nước và quốc tế.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Nối đà hồi phục, VN-Index tăng gần 7 điểm

Lực cầu sôi động trong phiên chiều nay (17/1) giúp sắc xanh vượt lên áp đảo trên bảng điện tử. Phiên tăng hôm nay không xuất hiện dòng cổ phiếu dẫn dắt chủ đạo nhịp tăng chỉ số, thay vào đó là sự luân phiên giữa các nhóm ngành.

Công ty chứng khoán có cổ phiếu tăng mạnh nhất ngành "cán đích" lợi nhuận năm 2024

Cổ phiếu MBS của CTCP Chứng khoán MB là mã tăng mạnh nhất ngành trong năm 2024. BCTC quý IV/2024 của MBS cho biết Công ty đã "về đích" và đồng thời vượt mốc dư nợ 10.000 tỷ đồng.

MBS được "bật đèn xanh" cho đợt phát hành riêng lẻ gần 600 tỷ đồng MBS, TCBS, KIS mở rộng mạnh thị phần môi giới quý IV/2024 trên HOSE

Thị trường chứng khoán châu Á tăng theo đà của Phố Wall

Thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục đà tăng trong phiên chiều 16/1 sau khi lạm phát của Mỹ thấp hơn dự báo khiến các nhà đầu tư lạc quan và tin tưởng rằng Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về kinh tế toàn cầu

Cổ phiếu VND tăng trần, khối ngoại bán ròng quy mô lớn

Phiên đáo hạn phái sinh đầu tiên của năm 2025 diễn ra với những vận động khó lường. Cùng với đó là hoạt động bán ròng với quy mô lớn nhất của khối ngoại trong 3 tháng trở lại đây, với hơn 3.000 tỷ đồng.

Cổ phiếu Đầu tư công "thức tỉnh" trong phiên hồi phục thứ 2 của tuần giao dịch Cổ phiếu VNDirect bất ngờ "cháy hàng", thị giá tăng kịch trần

Thị trường chứng khoán châu Á trầm lắng trước khi Mỹ công bố lạm phát

Hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn của châu Á đều giảm điểm trong phiên giao dịch chiều 15/1, giữa bối cảnh các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên 13/1

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về kinh tế toàn cầu

Sự chú ý của thị trường hiện đang hướng đến dữ liệu lạm phát của Mỹ, được công bố trong tuần này, và một loạt báo cáo về lợi nhuận doanh nghiệp.

Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại về chính sách lãi suất của Mỹ Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á