Chứng khoán Mỹ: Chỉ số Nasdaq lần đầu vượt mốc 20.000 điểm

Khép lại phiên 11/12, chỉ số S&P 500 tăng 49,28 điểm, hay 0,82%, lên 6.084,19 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq tăng 347,65 điểm, tương đương 1,77%, lên 20.034,89 điểm.

Giao dịch viên tại Sàn chứng khoán New York, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)

Sau khi số liệu lạm phát của Mỹ làm tăng kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất, chỉ số S&P 500 của Mỹ tăng điểm trong phiên 11/12, trong khi đó, đà tăng của nhóm cổ phiếu công nghệ đã giúp chỉ số Nasdaq lần đầu tiên vượt mức 20.000 điểm.

Khép lại phiên này, chỉ số S&P 500 tăng 49,28 điểm, hay 0,82%, lên 6.084,19 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq tăng 347,65 điểm, tương đương 1,77%, lên 20.034,89 điểm.

Nhưng chỉ số công nghiệp Dow Jones lại giảm 99,27 điểm, tương đương 0,22%, xuống 44.148,56 điểm, do lực cản từ nhóm công ty bảo hiểm y tế. Các nhà lập pháp Mỹ đã đưa ra một dự luật được cho là sẽ làm giảm lợi nhuận của các công ty này.

Năm trong số 11 lĩnh vực chính của chỉ số S&P 500 tăng điểm, dẫn đầu là dịch vụ truyền thông, công nghệ và dịch vụ tiêu dùng không thiết yếu. Phiên này, cổ phiếu của Tesla đã tăng gần 6% lên mức cao kỷ lục, nối dài đà khởi sắc sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Quảng cáo

Nvidia và các cổ phiếu tăng trưởng vốn hóa lớn khác, bao gồm Alphabet và Amazon, cũng tăng từ 1,2% đến 5,5%. Trong khi đó, cổ phiếu Apple giảm nhẹ 0,5%.

Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy so với tháng 10/2024 giá tiêu dùng của nước này trong tháng 11/2024 đã ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong bảy tháng, nhưng vẫn nằm trong dự đoán của thị trường.

Ông Peter Cardillo, nhà kinh tế trưởng thị trường của công ty Spartan Capital Securities, nhận định rằng Nasdaq tăng điểm nhờ triển vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tuần tới, và chỉ số này vẫn còn dư địa tăng cao hơn nữa.

Theo công cụ FedWatch của CME, thị trường đang dự đoán hơn 96% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm vào tuần tới, cao hơn mức 86% trước khi có dữ liệu lạm phát tháng 11 của Mỹ.

Trước đó, báo cáo việc làm công bố tuần trước, trong đó cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tăng lên cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong việc làm, cũng thúc đẩy các dự đoán về việc Fed hạ lãi suất tại cuộc họp tới.

Ông Wasif Latif, Giám đốc đầu tư của công ty Sarmaya Partners ở New Jersey, cho rằng thị trường chứng khoán dường như đang thở phào nhẹ nhõm khi báo cáo nói trên tiếp tục cho thấy lạm phát đang diễn biến ổn định và không có bất ngờ nào.

Tại Việt Nam, chốt phiên giao dịch 11/12, chỉ số VN-Index giảm 3,21 điểm xuống 1.268,68 điểm, còn HNX-Index giảm 1,06 điểm xuống 228,18 điểm.

Theo vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thị trường biến động, nhà đầu tư nên chuyển hướng sang Dầu khí?

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua tuần giảm thứ hai liên tiếp trong bối cảnh hàng loạt rủi ro bất định phủ bóng lên toàn cầu. Các chuyên gia đã cùng đưa ra những quan điểm đầu tư khi có thêm những biến số mới.

Ngân hàng và Thép làm ấm thị trường, thanh khoản khởi sắc Ngân hàng và Dầu khí vùng lên, thị trường dễ làm "say sóng"

Xung đột tại Trung Đông sẽ tác động thế nào tới chứng khoán Việt Nam?

"Sự sụt giảm ban đầu sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư trung, dài hạn mua vào các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt và có kỳ vọng kết quả kinh doanh tăng trưởng”, báo cáo chỉ rõ.

Chứng khoán thế giới: Một tuần nhiều biến động Chứng khoán VNDIRECT sắp chi hơn 760 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt

'Kỳ lân' công nghệ VNG muốn đổi tên, dự kiến lỗ 620 tỷ đồng năm 2025

Sau 4 năm thua lỗ liên tiếp, năm 2025 công ty dự kiến lỗ sau thuế 620 tỷ đồng, giảm 47% so với khoản lỗ của năm 2024. Trong quý 1/2025, VNG tiếp tục báo lỗ sau thuế 14,9 tỷ đồng.

‘Đốt’ hết 500 tỷ đầu tư, VNG rút người, 'chia tay' công ty liên kết Tiki VNG cho nhân viên mua cổ phiếu giá bằng 1/10 thị giá