Quỹ ngoại muốn tăng sở hữu tại REE, Chủ tịch Đô thị Kinh Bắc đăng ký chuyển nhượng 86,55 triệu cổ phiếu KBC

Cùng với việc đăng ký mua thêm 30 triệu cổ phiếu REE, đại diện của quỹ Platinum Victory cũng vừa được bổ nhiệm là tân Chủ tịch HĐQT của REE thay cho bà Nguyễn Thị Mai Thanh – người đã có 31 năm ngồi ghế Chủ tịch của REE.

Quỹ ngoại muốn tăng sở hữu tại REE, Chủ tịch Đô thị Kinh Bắc đăng ký chuyển nhượng 86,55 triệu cổ phiếu KBC

Platinum Victory đăng ký mua 30 triệu cổ phiếu REE

Quỹ đến từ Singapore Platinum Victory đăng ký mua 30 triệu cổ phiếu REE của Công ty CP Cơ Điện Lạnh từ ngày 22/11 đến 20/12.

Nếu giao dịch thành công cổ đông ngoại này sẽ nâng sở hữu tại REE từ 168,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 35,7% vốn) lên thành 198,2 triệu cổ phiếu (42,07% vốn). Chiếu theo thị giá 64.700 đồng/cổ phiếu kết phiên ngày 22/11, lượng cổ phiếu trên trị giá khoảng 1.941 tỷ đồng.

Trước đó, trong khoảng thời gian từ ngày 11/9 đến 22/10, Platinum Victory đã mua 4 triệu cổ phiếu REE với mức giá chào mua công khai lên đến 80.000 đồng/cổ phiếu.

Trong một diễn biến khác, Hội đồng quản trị (HĐQT) Cơ điện lạnh vừa công bố nghị quyết thông qua việc thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT đối với bà Nguyễn Thị Mai Thanh từ ngày 22/11. Bà Thanh sẽ đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc từ ngày 22/11.

Đồng thời, HĐQT cũng thông qua quyết định bổ nhiệm ông Alain Xavier Cany ngồi ghế Chủ tịch thay cho bà Mai Thanh. Trước khi được bổ nhiệm, ông Alain Xavier Cany giữ chức Phó Chủ tịch không điều hành từ năm 2021 tới nay. Ông Alain Xavier Cany là đại diện cho cổ đông Platinum Victory Pte. Ltd tại REE.

Tính tới cuối tháng 6, bà Mai Thanh sở hữu hơn 60,4 triệu cổ phiếu REE, chiếm tỷ lệ sở hữu 12,8%. Ngoài ra chồng bà Thanh đang nắm giữ 5,5% cổ phần ở REE. Còn ông Nguyễn Ngọc Thái Bình - thành viên HĐQT không điều hành kiêm Phó Tổng Giám đốc, cũng là con trai bà Thanh sở hữu 2% vốn tại REE. Con gái bà Thanh chỉ nắm giữ 1,3% cổ phần.

Ông Đặng Thành Tâm đăng ký chuyển nhượng 86,55 triệu cổ phiếu KBC

Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã KBC) đăng ký chuyển nhượng 86,55 triệu cổ phiếu KBC cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển DTT để góp vốn vào công ty DTT bằng cổ phiếu KBC. Thời gian thực hiện dự kiến từ ngày 25/11 đến ngày 24/12.

Trước đó, ông Đặng Thành Tâm đã bất thành trong việc thực hiện giao dịch trên trong khoảng thời gian từ ngày 9/9 đến 8/10 với lý do chưa hoàn tất thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền. Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/11, thị giá KBC ở mức 27.00 đồng/cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu ông Đặng Thành Tâm muốn chuyển nhượng có trị giá hơn 2.336 tỷ đồng.

Công ty CP Đầu tư và Phát triển DTT, là công ty thành lập vào tháng 1/2024, ngành nghề kinh doanh bất động sản có vốn điều lệ 490 tỷ đồng. Tại thời điểm mới thành lập, ông Tâm giữ chức Chủ tịch HĐQT và sở hữu 90,4% vốn điều lệ công ty này. Phần còn lại do con gái Đặng Nguyễn Quỳnh Anh và bà Sầm Thị Hường nắm giữ.

Tuy nhiên, thông tin trên thông báo chuyển nhượng cổ phiếu KBC cho thấy, hiện ông Tâm chỉ còn nắm giữ 18,06% vốn của Công ty CP Đầu tư và Phát triển DTT. Trong khi đó, DTT không sở hữu cổ phiếu KBC nào. Nếu giao dịch thành công, công ty này sẽ trở thành cổ đông lớn mới của Kinh Bắc, với tỷ lệ sở hữu 11,27%.

Quảng cáo

Quỹ Pyn Elite bán ra 10 triệu cổ phiếu DBC trong 2 tháng

Quỹ Pyn Elite Fund báo cáo đã bán đã hạ sở hữu tại Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (mã DBC) từ 24,1 triệu cổ phiếu (7,2% vốn) về 20 triệu cổ phiếu (5,98% vốn) trong các ngày 5-7/11.

Khối lượng bán ròng đạt 4,1 triệu cổ phiếu. Chiếu theo thị giá tương ứng, lượng cổ phiếu này trị giá khoảng 113 - 115 tỷ đồng.

Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn tại Dabaco vào ngày 22/5, với sở hữu 14 triệu cổ phiếu, tương ứng 5,79% vốn. Sau đó, Pyn Elite Fund liên tục tăng nắm giữ hơn 16 triệu cổ phiếu DBC trong vòng gần 4 tháng, trước khi bán ra 300.000 cổ phiếu vào phiên ngày 4/9. Khối lượng này bao gồm khoảng 7-8 triệu cổ phiếu phát hành mới trường hợp quỹ tham gia đợt chào bán tỷ lệ 3:1 cho cổ đông hiện hữu kết thúc vào tháng 8.

Tại ngày 4/9, quỹ đến từ Phần Lan báo cáo sở hữu 30 triệu cổ phiếu DBC, tương ứng với 8,97% vốn. Như vậy trong khoảng 2 tháng (từ ngày 4/9 đến ngày 7/11), quỹ này đã bán ròng hơn 10 triệu cổ phiếu DBC.

Con gái Chủ tịch Masan Group mua 8,5 triệu cổ phiếu MSN

Bà Nguyễn Yến Linh, con gái của ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group (mã MSN) và bà Nguyễn Hoàng Yến, Thành viên HĐQT báo cáo đã mua 8,5 triệu cổ phiếu MSN trong số 10 triệu cổ phiếu đăng ký mua trong khoảng thời gian từ ngày 29/10 đến 18/11. Số cổ phiếu bà Linh đã mua tương ứng với 0,59% số lượng cổ phiếu MSN đang lưu hành. Lý do không hoàn tất giao dịch là không đạt được thỏa thuận.

Cổ phiếu MSN đã giảm 10% trong thời gian trên. Chiếu theo thị giá, lượng cổ phiếu bà Linh mua vào trị giá khoảng 600 - 660 tỷ đồng.

Sau giao dịch của bà Linh, nhóm gia đình tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đang nắm giữ 4% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết tại Masan Group. Trong đó, bà Nguyễn Hoàng Yến nắm 3,54%, bà Nguyễn Yến Linh nắm 0,59%. Ông Nguyễn Đăng Quang và những người liên quan khác sở hữu không đáng kể.

Thành viên HĐQT Nước Thủ Dầu Một đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu TDM

Ông Nguyễn Thanh Phong, Thành viên HĐQT Công ty CP Nước Thủ Dầu Một (mã TDM) đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu nhằm cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch được thực hiện từ ngày 19/11 đến ngày 17/12 theo phương thức giao dịch khớp lệnh hoặc thoả thuận. Nếu giao dịch hoàn tất ông Phong sẽ nâng sở hữu tại TDM từ 0% lên 0,9%.

Tạm tính theo giá đóng cửa cổ phiếu ngày 19/11 là 50.000 đồng/cổ phiếu, ước tính ông Phong sẽ cần chi khoảng 50 tỷ đồng để mua được số cổ phiếu trên.

Về phía Thủ Dầu Một, vừa qua, công ty cũng thông báo chào mua 6,82 triệu cổ phiếu CTW, tương ứng 24,36% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của Công ty CP Cấp thoát nước Cần Thơ nhằm mở rộng địa bàn hoạt động. Nếu thành công, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của TDM và của người có liên quan đối với CTW sẽ tăng lên 13,72 triệu cổ phiếu, chiếm 49% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của CTW. Trong đó, TDM nắm giữ 6,82 triệu cổ phiếu, chiếm 24,36%; tổ chức có liên quan của TDM là Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương - Biwase) nắm giữ là 6,9 triệu cổ phiếu CTW, chiếm 24,64%.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

DXG gây nhiễu lên thị trường, dòng tiền tiếp tục đi tìm cơ hội cổ phiếu "ngách"

Việc cổ phiếu DXG giảm kịch sàn sau thông báo phát hành cổ phiếu ít nhiều khiến VN-Index nhận thêm thử thách. Tuy nhiên, thị trường vẫn khá vững vàng và còn tiếp tục ghi nhận hiện tượng dòng tiền đi tìm cơ hội ở các cổ phiếu "ngách".

Midcap và Penny vụt sáng, thị trường có sóng "ngầm"? Tập đoàn Đất Xanh chào bán hơn 150 triệu cổ phiếu, huy động hơn 1.800 tỷ đồng

Cặp đôi SHB và SHS chưa bước vào chu kỳ tăng giá mới

Cổ phiếu của CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đang có những vận động khiêm tốn trên thị trường chứng khoán, dù đã phát đi nhiều tín hiệu chuyển mình trong hoạt động kinh doanh.

SHS dự kiến phát hành gần 895 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên hơn 17.000 tỷ đồng Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Theo ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc Kinh doanh số, Công ty CP Chứng khoán VPBank, đầu tư chứng khoán chúng ta chỉ sợ rủi ro lớn nhất là suy thoái. Không suy thoái thì những đợt điều chỉnh thông thường cứ mua vào, kiểu gì cũng thắng. Nhưng suy thoái xảy ra thì chúng ta sẽ mất rất nhiều tiền.

Bộ trưởng Tài chính: "Kỳ vọng thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn chủ yếu cho nền kinh tế" Từ 1/1/2025, 6 hành vi sau bị coi là thao túng thị trường chứng khoán

Midcap và Penny vụt sáng, thị trường có sóng "ngầm"?

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa đi qua một tuần giao dịch nhiều sự kiện. Hiện tượng dòng tiền phân bổ sang các cổ phiếu Midcap và Penny đã được ghi nhận tạo ra những tín hiệu mới cần lưu ý cho nhà đầu tư.

Thị trường xuất hiện sóng Midcap và Penny Vietcap xử lý giao dịch chậm thanh toán của nhà đầu tư Hà Lan theo quy định của Thông tư 68

Ngành bất động sản cho thấy dấu hiệu thoát đáy, lựa chọn cổ phiếu nào đón đầu "làn sóng"?

Maybank dự báo ngành bất động sản có triển vọng khả quan cho năm 2025 nhờ yếu tố vĩ mô bền vững, môi trường lãi suất thuận lợi và chi tiêu hạ tầng tăng trưởng và nguồn cung cải thiện nhờ các quy định được nới lỏng.

Động lực giúp cổ phiếu Dầu khí tạo điểm nhấn trong bối cảnh thị trường ảm đạm Quỹ ngoại Singapore muốn tăng sở hữu tại REE lên gần 45% sau khi chi gần 2.000 tỷ mua cổ phiếu

Giám đốc Phân tích VinaCapital: "2025 sẽ là một năm đầy biến động với thị trường chứng khoán"

Vinacapital kỳ vọng dòng tiền nước ngoài sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm tới phần lớn nhờ vào tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết và định giá hấp dẫn.

VinaCapital dự báo GDP tăng trưởng 6,5%, khối ngoại sẽ trở lại mua ròng bởi 3 lý do Thị trường chứng khoán khó khăn, một quỹ mở của VinaCapital vẫn đạt hiệu suất 32% sau 11 tháng

DNSE tiếp tục được vinh danh Top 10 sản phẩm - dịch vụ công nghệ Tin dùng

Tại Lễ công bố và vinh danh sản phẩm - dịch vụ Tin dùng diễn ra chiều 20/12/2024 tại Hà Nội, Chứng khoán DNSE lần thứ hai liên tiếp được vinh danh trong Top 10 sản phẩm - dịch vụ Tin dùng Việt Nam lĩnh vực công nghệ.

DNSE được vinh danh thành viên tiêu biểu về giao dịch chứng khoán phái sinh Chủ tịch DNSE Nguyễn Hoàng Giang: “DNSE Aquaman Vietnam sẽ là sân chơi biểu tượng của bộ môn bơi – chạy”