Đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi sẽ đi về đâu?

Năm 2022 giải ngân 0 đồng, cũng không được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi sẽ thế nào?
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chính phủ vừa gửi Quốc hội báo cáo về tình hình triển khai thực hiện các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội và TP.HCM, trong đó có dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (Yên Viên - Ngọc hồi) giai đoạn 1.

Tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu của dự án này là 19.460 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh 19.046 tỷ đồng, gồm vốn vay ODA của Nhật và vốn đối ứng. Tuy nhiên đến nay hai hiệp định vay vốn đã hết thời hạn giải ngân và không gia hạn thêm.

Theo báo cáo thì dự án có quy mô lớn, tiêu chuẩn kĩ thuật phức tạp, quá trình triển khai đầu tư gặp nhiều khó khăn vướng mắc liên quan đến vị trí, phương án kiến trúc cầu đường sắt mới vượt qua sông Hồng, hướng tuyến đoạn ga Gia Lâm đến ga Nam Long Biên, công tác giải phóng mặt bằng di dời hạ tầng kĩ thuật khó khăn.

Trong quá trình thực hiện phát sinh tiêu chí dự án quan trọng quốc gia gặp nhiều khó khăn nên có nhiều ý kiến băn khoăn về thủ tục, thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án và đề nghị cần ra soát kỹ lưỡng để báo cáo Quốc hội tương tự như các dự án đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, TP.HCM.

Bên cạnh đó đây là dự án đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhưng còn có ý kiến đề nghị làm rõ cơ quan chủ đầu tư là Bộ Giao thông vận tải hay UBND thành phố Hà Nội để đảm bảo phù hợp với quy định của luật đường sắt.

Ngoài ra cần àm rõ cơ chế tài chính của dự án, nhất là cơ quan vay lại để hạn chế các vướng mắc theo quy định của luật ngân sách nhà nước, luật quản lý nợ công, xem xét điều chỉnh công năng các đường sắt trong khu đầu mối thành phố Hà Nội.

Với các vướng mắc nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất không gia hạn hiệp định vay VN12 - P 4 (giá trị 16,588 tỷ Yên).

Ngoài ra, quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 đã xác định đường sắt quốc gia không đi vào khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, ở phía Nam sẽ dừng tại Ngọc hồi, ở phía Bắc dừng tại Yên Viên và tuyến đường sắt này chuyển thành đường sắt đô thị do UBND thành phố Hà Nội chủ trì tổ chức thực hiện.

Ngay sau khi quy hoạch được phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải đã làm việc và chỉ đạo các cơ quan liên quan bàn giao hồ sơ dự án tuyến đường sắt này cho UBND thành phố Hà Nội nghiên cứu để tiếp tục triển khai đầu tư đảm bảo đồng bộ với các đường sắt đô thị khác, tạo thuận lợi cho việc điều hành, kết nối với hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố và phù hợp với quy định của luật đường sắt, luật ngân sách luật quản lý nợ công.

Về công tác quản lý dự án, Dự án được tư vấn đề xuất phân chia thành 19 gói thầu, đến nay nhiều gói thầu hoặc là chưa hoàn thiện, chưa phê duyệt, thậm chí chưa trình hồ sơ thiết kế.

Kế hoạch vốn và tình hình giải ngân của dự án báo cáo cho biết lũy kế giải ngân kế hoạch vốn năm 2022 đến hết 31/8 là 0 đồng, lũy kế giải ngân từ đầu dự án đến 31/8/2022 là 2.154,5 tỷ đồng.

Hiện nay, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 không bố trí vốn cho dự án do chủ trương điều chỉnh điều chỉnh tuyến này thành đường sắt đô thị.

Năm 2004, Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi, dài 28,7km với khổ đường đôi lồng 1.000mm và 1.435mm. Trên tuyến sẽ xây dựng hai cầu đường sắt mới qua sông Hồng và sông Đuống để thay thế cầu Long Biên và cầu Đuống hiện tại. Đến nay đã 18 năm trôi qua…

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng gần 24% trong 4 tháng đầu năm

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, đồ nội thất bằng gỗ là một trong những nhóm hàng xuất khẩu quan trọng, góp phần thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng khả quan. Nhu cầu tại các thị trường chính đã được cải thiện là động lực thúc đẩy ngành hàng này tăng trưởng trong thời gian tới.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Chat với BizLIVE