Cơ quan Thống kê Liên bang Đức Destatis ngày 8/3 công bố số liệu cho thấy sản lượng công nghiệp của nước này phục hồi trong tháng 1/2023, đưa đến sự lạc quan rằng nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể tránh được suy thoái.
Để tham gia sâu hơn vào thị trường Đức, doanh nghiệp Việt Nam cần đổi mới máy móc, không ngừng nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm, sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
Chính phủ Đức đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu, theo đó nền kinh tế nước này dự kiến tránh được nguy cơ rơi vào suy thoái trong năm nay.
Đức đang đàm phán với Iraq về khả năng nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ quốc gia giàu dầu mỏ này nhằm đa dạng hóa nguồn cung năng lượng vốn đang trong tình trạng thiếu hụt sau khi Nga cắt giảm khí đốt liên quan đến cuộc xung đột với Ukraine.
Lạm phát ở Đức đã có thể đã đạt đỉnh khi giá năng lượng toàn cầu giảm. Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, cố vấn kinh tế của Chính phủ Đức Monika Schnitzer nhận định: “Nếu không có gì bất thường xảy ra, lạm phát Đức có thể thực sự đã đạt đỉnh”.
Chính phủ Đức đặt mục tiêu lấp đầy 40% các bể chứa khí đốt vào đầu tháng 2/2023 và với những số liệu như hiện nay, mục tiêu này thực tế không khó đạt được.
Mặc dù vẫn ở mức cao, nhưng lạm phát trong tháng 12/2022 đánh dấu sự cải thiện đáng kể so với mức 10% trong tháng 11/2022 và 10,4% trong tháng 10/2022, thời điểm lạm phát được ghi nhận cao kỷ lục.
Hiệp hội Ngân hàng Đức nhận định tình hình kinh tế Đức sẽ ổn định trở lại từ đầu mùa Hè tới, và tổng thể cả năm 2023, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này có thể suy giảm 1%.
Chủ tịch Hiệp hội các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK) Peter Adrian đều cảnh báo rằng Đức và châu Âu không nên để xảy ra xung đột thương mại với Mỹ.
Theo Cơ quan Thống kê liên bang Đức (Destatis), trong tháng 11/2022, giá trị hàng hóa xuất khẩu của nước này tới các nước ngoài Liên minh châu Âu (EU) đã giảm nhẹ so với tháng trước đó.
Nhập khẩu khí đốt tự nhiên mới và đường ống bổ sung của Đức không thể bù đắp lượng khí đốt từng được Nga cung cấp. Là nền kinh tế lớn nhất của EU, phần lớn phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên để sản xuất, Đức có tác động dây chuyền lớn đến hoạt động kinh tế của toàn khối.
Hạ viện Đức ngày 15/12 đã thông qua dự luật trị giá ước tính 100 tỷ euro (106,14 tỷ USD) nhằm hạn chế hóa đơn tiền điện và khí đốt cho các hộ gia đình và doanh nghiệp kể từ tháng 1/2023.
Bộ trưởng Tài chính Pháp cho biết đến 1/2023, Pháp sẽ đưa 45 lò phản ứng hạt nhân vào hoạt động, tăng từ mức 41 lò hiện nay. Ông tin rằng điều này sẽ giúp Pháp tránh phải cắt điện trong mùa Đông.
Phát biểu bế mạc Hội nghị thượng đỉnh Kỹ thuật số ngày 9/12 tổ chức ở Berlin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh Đức muốn trở thành nhà sản xuất chất bán dẫn lớn của châu Âu.
Trạm tiếp nhận và vận hành nổi có tên "Hoegh Esperanza" là con tàu đặc biệt, vừa có khả năng chuyển khí hoá lỏng (LNG) thành khí đốt và bơm vào bờ, vừa có thể vận chuyển một lượng lớn LNG trên tàu.