Lạm phát của Đức giảm xuống mức một con số trong tháng 12/2022

Mặc dù vẫn ở mức cao, nhưng lạm phát trong tháng 12/2022 đánh dấu sự cải thiện đáng kể so với mức 10% trong tháng 11/2022 và 10,4% trong tháng 10/2022, thời điểm lạm phát được ghi nhận cao kỷ lục.

Lạm phát hằng tháng của Đức đã giảm xuống 8,6% trong tháng 12/2022 và tỷ lệ lạm phát chung của năm là 7,9%.

Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn báo cáo sơ bộ của Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis), công bố ngày 3/1 cho biết dựa trên những thay đổi chỉ số giá tiêu dùng (CPI), lạm phát đã giảm xuống 8,6% trong tháng 12/2022, nhưng lạm phát trong năm 2022 có thể ở mức cao kỷ lục 7,9%.

Mặc dù vẫn ở mức cao, nhưng lạm phát trong tháng 12/2022 đánh dấu sự cải thiện đáng kể so với mức 10% trong tháng 11/2022 và 10,4% trong tháng 10/2022, thời điểm lạm phát được ghi nhận cao kỷ lục trong vòng 70 năm.

Trước đó, phát biểu với tờ Rheinischer Post, chuyên gia Monika Schnitzer, thành viên của Hội đồng chuyên gia kinh tế Đức, cơ quan tư vấn cho chính phủ về các vấn đề kinh tế, cho biết có thể phải đến năm 2024, lạm phát mới được kiểm soát trở lại.

Ông Monika Schnitzer nói: “Lạm phát vẫn sẽ là một vấn đề vào năm 2024 và chỉ sau đó chúng ta mới có thể thấy nó trở lại mức mục tiêu 2%.”

Quảng cáo

Viện nghiên cứu kinh tế (Ifo) có trụ sở tại Munich dự báo lạm phát chung trong năm 2023 sẽ giảm xuống 6,4%, thấp hơn so với ước tính 7,8% trong năm 2022.

Do lạm phát chậm lại và chi phí năng lượng giảm, Ifo dự đoán tháng 12/2022 sản lượng kinh tế ở Đức sẽ giảm 0,1%, thấp hơn mức giảm 0,3% đã dự báo trước đó.

Lạm phát, được đo bằng sự thay đổi giá của hàng tiêu dùng, có nghĩa là những hàng hóa thiết yếu đang trở nên đắt đỏ hơn. Nếu tiền lương không tăng, lạm phát đồng nghĩa với việc mọi người trở nên nghèo hơn vì tiền của họ có thể mua được ít thứ hơn.

Tuy nhiên, các chuyên gia lại cảnh báo rằng việc tăng lương có thể làm tăng thêm lạm phát khi các công ty tăng giá để phù hợp với dòng tiền được chi tiêu trong nền kinh tế.

Giá cả tăng vọt hiện nay trên toàn thế giới được cho là do chi tiêu quá lớn của các chính phủ trong đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, xung đột Nga-Ukraine và sự gia tăng giá năng lượng sau đó được coi là yếu tố làm trầm trọng thêm tình hình.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng tác động tới nền kinh tế Đức và các nước châu Âu, vốn phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ và khí đốt của Nga, các nước kém phát triển hơn về kinh tế với đồng tiền yếu hơn có thể sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn do các hộ gia đình nghèo hơn có xu hướng chi một phần lớn hơn nhiều thu nhập của họ vào hàng tiêu dùng.

Theo Vietnamplus Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản

Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.

Ngành hàng chứng kiến làn sóng phá sản mạnh mẽ nhất tại Mỹ LDG bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cổ phiếu dư bán sàn khối lượng lớn

ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có.

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.

Đồng yen của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong gần hai tháng Các tập đoàn Nhật Bản đầu tư 3,3 tỷ USD để phát triển xe tự lái sử dụng AI

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần