Khủng hoảng năng lượng làm gia tăng "làn sóng nghèo khó" tại châu Âu năm 2023

Động lực cơ bản của mô hình tăng trưởng châu Âu là tiêu thụ năng lượng giá rẻ từ Nga để sản xuất hàng hóa bán cho thị trường thế giới. Tuy nhiên, lệnh trừng phạt nhằm vào khí đốt và dầu mỏ Nga, nhất là sau khi xung đột ở Ukraine bùng phát, đã giáng đòn lê

Theo phân tích do PAQ Research (Séc) thực hiện, 30% các hộ gia đình tại Séc có nguy cơ rơi vào nghèo khó do giá năng lượng và chi phí nhà ở tăng vọt.

Đài phát thanh Séc trong tuần này đã đăng tải phân tích của PAQ Research. Phân tích được dựa trên dữ liệu chính thức của Séc. Theo đó, khoảng 1/4 các hộ gia đình sẽ chỉ còn chưa đầy 5 USD/người mỗi tháng sau khi chi trả hết các chi phí cơ bản. PAQ Research đánh giá 44% gia đình có trẻ nhỏ đứng trước nguy cơ không thể chống chọi được với đói nghèo.

Hầu hết các gia đình có khả năng phải bỏ ra 34% thu nhập hàng tháng chỉ để chi trả cho năng lượng, còn đối với những gia đình có trẻ nhỏ, con số này là 40%. Hơn thế nữa, khoảng 10% các hộ gia đình đối mặt với nguy cơ rơi vào cảnh nợ vượt quá thu nhập, đồng nghĩa họ phải sử dụng đến tiền tiết kiệm hoặc hạn mức tín dụng.

Kênh CGTN (Trung Quốc) đánh giá dữ liệu này đáng chú ý và cho thấy lệnh trừng phạt phương Tây áp đặt lên Nga đã tác động mạnh đến các hộ gia đình tại Séc, quốc gia nhỏ thuộc Liên minh châu Âu (EU).

Tình huống này phản ánh quá trình phi toàn cầu hóa xảy ra với Nga đã giáng đòn lên nhiều quốc gia khác, đặc biệt là những nước phát triển. Việc cô lập một quốc gia mà không kéo theo tổn hại đến những nước khác gần như là bất khả thi, đặc biệt khi đó là nền kinh tế lớn như Nga.

Ngay cả trước khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại châu Âu đã tăng đều. Ngoài ra, mức thuế Mỹ áp lên phân lân nhập khẩu từ những nơi như Nga và Maroc, hai nhà sản xuất hàng đầu, đã đẩy giá tăng và gây cản trở nông dân nhỏ lẻ của Mỹ tiếp cận thị trường toàn cầu.

Tờ Wall Street Journal (Mỹ) trong tháng 1 nhấn mạnh rằng “các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu cùng Mỹ áp đặt lên Belarus, nhà xuất khẩu kali lớn, cũng là yếu tố góp phần khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng cao. Kali vốn là thành phần chính trong phân bón khoáng.

Nguồn cung dầu toàn cầu vốn đã chịu tác động do các lệnh trừng phạt đơn phương Mỹ áp đặt lên Iran, Venezuela. Trong khi đó, các lĩnh vực kinh tế toàn cầu cũng chịu tác động bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Quảng cáo

Vấn đề này càng nhức nhối trong bối cảnh của châu Âu và Nga. Động lực cơ bản của mô hình tăng trưởng châu Âu là tiêu thụ năng lượng giá rẻ từ Nga để sản xuất hàng hóa bán cho thị trường thế giới.

Lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga đến châu Âu giảm và dầu thô của Nga cũng có lộ trình tương tự sau khi phương Tây áp giá trần lên mặt hàng này. Điều này dẫn đến nguy cơ giảm công nghiệp hóa châu Âu với tỷ lệ thất nghiệp tăng và cảnh nghèo túng.

151222-cho-dau-5584.jpg

Một tàu chở khí đốt hóa lỏng đến cảng tại Hà Lan. Ảnh: AFP

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán rằng châu Âu có thể hứng chịu cảnh thiếu 27 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên trong năm 2023. Con số này tương đương 7% lượng tiêu thụ hàng năm của "Lục địa già".

Cán cân ngoại thương của Đức trong tháng 5 có mức thâm hụt 1 tỷ euro, lần đầu tiên trong nhiều thập niên. Nhiều quốc gia EU khác cũng có tình trạng tương tự Đức. EU nói chung có mức thâm hụt thương mại cao nhất vào tháng 8, ở mức 50,9 tỷ euro (53 tỷ USD).

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu, đây là mức thâm hụt cao kỷ lục. Một số ý kiến cho rằng đây chỉ là tổn thất tạm thời nhưng vấn đề có thể mang tính dài hạn.

Điều này có thể dẫn đến sụt giảm sản lượng công nghiệp ở châu Âu do tiêu thụ năng lượng thấp. Một số nhà lãnh đạo coi đây là dấu hiệu châu Âu phải đón mùa đông khó khăn. Sản lượng năng lượng là tiêu chuẩn từ đó các ngân hàng trung ương dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP, do vậy, tiêu thụ năng lượng thấp sẽ dẫn đến giảm mở rộng kinh tế. Điều này có thể kéo theo suy thoái sâu và dài hạn.

CGTN dẫn nhận định của nhà báo người Mỹ Bradley Blankenship cho rằng qua việc Séc vốn có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất châu Âu nhưng đứng trước nguy cơ 30% rơi vào nghèo khó có thể thấy phi toàn cầu hóa là điều không mong muốn và điều quan trọng là duy trì mức sống tốt cho người dân bình thường.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc