Một quốc gia châu Á được dự đoán TTCK đạt 10.000 tỷ USD trong vài năm nữa, “soán ngôi” Đức, Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới năm 2027

Dự đoán này dựa trên cơ sở nền kinh tế đang phát triển và những cải cách bền bỉ của nước này.

Một quốc gia châu Á được dự đoán TTCK đạt 10.000 tỷ USD trong vài năm nữa, “soán ngôi” Đức, Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới năm 2027

Các nhà phân tích tại Jefferies lưu ý rằng giá trị thị trường chứng khoán Ấn Độ sẵn sàng tăng hơn gấp đôi, chạm ngưỡng 10.000 tỷ USD vào năm 2030. Dự đoán này dựa trên cơ sở nền kinh tế đang phát triển và những cải cách bền bỉ của nước này.

Với trị giá 4.300 tỷ USD, Ấn Độ là thị trường chứng khoán lớn thứ 5 thế giới. Chứng khoán Ấn Độ liên tục mang lại lợi nhuận hàng năm 10% trong suốt 20 năm.

Các nhà phân tích của Jefferies cho biết, ngay cả sau những thành tích đáng kinh ngạc đó, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Ấn Độ vẫn có thể kỳ vọng đạt lợi nhuận 8% -10% trong 5 đến 7 năm tới.

Quảng cáo

Các nhà phân tích viết: “Giả sử lợi nhuận của thị trường đúng với lịch sử 15-20 năm qua, Ấn Độ sẽ trở thành thị trường gần 10.000 tỷ USD vào năm 2030. Điều mà các nhà đầu tư lớn toàn cầu không thể bỏ qua”.

Trong những năm gần đây, Ấn Độ nổi lên như một điểm nóng đầu tư toàn cầu. Đặc biệt là khi quốc gia cạnh tranh là Trung Quốc đang nỗ lực hạn chế việc các nhà đầu tư rời đi vì tình trạng bất ổn.

Nền kinh tế không bùng nổ như kỳ vọng, thị trường chứng khoán sụt giảm và khó khăn chưa chưa có hồi kết trên thị trường BĐS Trung Quốc khiến các nhà đầu tư nước ngoài quay sang chú ý đến Ấn Độ. Thị trường chứng khoán của Ấn Độ đã tăng hơn 31% trong năm ngoái.

Trong khi đó, cải cách hệ thống tài chính, động lực địa chính trị thuận lợi, bối cảnh kinh doanh ngày càng phát triển và sự chú trọng của Ấn Độ vào xuất khẩu dịch vụ đều đang thúc đẩy triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ và lợi nhuận của thị trường chứng khoán. GDP của Ấn Độ đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 7% trong thập kỷ qua.

"Trong 4 năm tới, GDP của Ấn Độ có thể sẽ chạm mốc 5.000 tỷ USD, vượt qua Nhật Bản và Đức trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 vào năm 2027. Ấn Độ cũng sẽ trở thành nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất với những thuận lợi về nhân khẩu học (cung cấp lao động ổn định), cải thiện sức mạnh thể chế và cải thiện quản trị", ghi chú của các nhà phân tích Jefferies cho biết.

Theo MI

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025

BoJ sắp hoàn tất đợt bán cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sắp hoàn tất việc bán số cổ phiếu trị giá hàng triệu USD mà họ mua từ các ngân hàng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hai thập kỷ.

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm