Châu Âu giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga, Trung Quốc kiếm bộn tiền từ chế tạo tàu chở LNG

Tính từ đầu năm đến cuối tháng 11/2022, số lượng hợp đồng đóng tàu khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) của Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần lên 45 đơn đặt hàng, với tổng số 66 tàu, đưa thị phần của nước này từ 9% của năm ngoái lên 30% tổng số hợp đồng đóng tàu chở

Dẫn số liệu từ dịch vụ cung cấp dữ liệu vận tải biển Clarksons Research, hãng tin Reuters cho biết các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc đã giành được các đơn đặt hàng trị giá gần 10 tỷ USD đối với tàu chở LNG trong năm nay.

Tính từ đầu năm đến cuối tháng 11, số lượng hợp đồng đóng tàu LNG của Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần lên 45 đơn đặt hàng, với tổng số 66 tàu. Điều này đã đưa thị phần của Trung Quốc từ 9% trong năm ngoái lên 30% các hợp đồng đóng tàu chở LNG toàn cầu. Các đơn đặt hàng ước tính trị giá 9,8 tỷ USD, chiếm khoảng 1/5 tổng giá trị đơn đặt hàng tàu chở LNG trong năm 2022.

Hãng tin chỉ ra rằng nhu cầu đóng tàu chở LNG tăng cao kỷ lục trong bối cảnh các nước Liên minh châu Âu (EU) tìm cách thay thế nguồn nhập khẩu khí đốt qua đường ống của Nga - vốn đang bị sụt giảm do các lệnh trừng phạt và nỗ lực không muốn phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga.

Quảng cáo

Các nhà phân tích giải thích chính vì các nhà máy đóng tàu Hàn Quốc không còn khả năng nhận các đơn đặt hàng mới nên Trung Quốc mới chứng kiến sự gia tăng các hợp đồng.

Từ trước đến nay, Hàn Quốc luôn được coi là nhà sản xuất tàu chở LNG lớn nhất thế giới, đóng góp khoảng 2/3 đội tàu chở LNG toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà máy đóng tàu của Hàn Quốc trong năm nay đã kín đơn đặt hàng từ nhà xuất khẩu nhiên liệu hàng đầu thế giới, Qatar. Quốc gia này cần một số lượng tàu lớn để phục vụ cho dự án mở rộng North Field đầy tham vọng của mình.

Theo dữ liệu công bố, phần lớn các đơn đặt hàng đóng tàu của Trung Quốc đều từ người mua trong nước. Chỉ có 19 hợp đồng là của các công ty nước ngoài. Các nhà phân tích kỳ vọng cơn sốt đóng tàu chở LNG mới sẽ giúp mở rộng ngành đóng tàu của Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn Reuters, ông Li Yao, người sáng lập công ty tư vấn SIA Energy, nhận định: “Khi ngày càng nhiều doanh nghiệp kinh doanh khí đốt Trung Quốc liên kết với các nhà máy đóng tàu địa phương, họ sẽ buộc phải nỗ lực học hỏi và sau cùng điều đó sẽ thúc đẩy phát triển toàn bộ ngành”.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc