Đức chính thức khai trương cơ sở tiếp nhận khí hóa lỏng đầu tiên

Thủ tướng Olaf Scholz khẳng định cơ sở tiếp nhận khí lỏng ở cảng Wilhelmshaven là một "đóng góp rất, rất quan trọng" cho an ninh năng lượng của nước Đức.

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 17/12, Đức đã khai trương cơ sở tiếp nhận khí hóa lỏng đầu tiên tại cảng Wilhelmshaven, bang miền Bắc Niedersachsen.

Tham dự lễ khai trương có các nhà lãnh đạo hàng đầu nước Đức như Thủ tướng Olaf Scholz, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Robert Habeck, Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner.

Phát biểu tại lễ khai trương, Thủ tướng Scholz khẳng định đây là "một ngày tốt lành" cho nước Đức, "một dấu hiệu tốt cho toàn thế giới rằng nền kinh tế Đức sẽ có thể tiếp tục vững mạnh" về sản xuất và đối phó với các thách thức.

Ông ca ngợi việc hoàn thành dự án trong thời gian rất ngắn là "tốc độ mới ở Đức"; đồng thời khẳng định nước Đức đang tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng.

Với các cơ sở tiếp nhận khí hóa lỏng đã và đang được triển khai xây dựng, nguồn cung cấp năng lượng của Đức sẽ "không còn phụ thuộc vào các đường ống từ Nga."

Nhà lãnh đạo Đức cho biết cơ sở tiếp nhận khí lỏng ở cảng Wilhelmshaven là một "đóng góp rất, rất quan trọng" cho an ninh năng lượng của nước Đức. Mỗi năm, khoảng 6% nhu cầu khí đốt của Đức sẽ được đáp ứng thông qua cơ sở tiếp nhận này.

Quảng cáo

Cơ sở tiếp nhận khí lỏng ở cảng Wilhelmshaven được vận hành bởi nhà nhập khẩu khí đốt Uniper của Đức.

Chỉ trong khoảng 10 tháng triển khai xây dựng, một hệ thống đường ống dẫn khí mới dài khoảng 26km và một con tàu đặc biệt mang tên "Höegh Esperanza" đã được xây dựng.

Con tàu này sẽ chuyển khí tự nhiên hóa lỏng do tàu chở khí lỏng LNG cung cấp sang trạng thái khí và đưa vào mạng lưới khí đốt của Đức. Quá trình này sẽ diễn ra từ tuần tới.

Bộ trưởng Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Habeck cũng cho rằng việc khai trương cơ sở tiếp nhận khí lỏng này là "một bước quyết định để đảm bảo nguồn cung khí đốt ở Đức."

Nếu không có những cơ sở tiếp nhận như thế này, nước Đức có thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt năng lượng.

Ông khẳng định chính phủ Đức đang hành động dưới áp lực lớn nhất để đảm bảo an ninh nguồn cung. Điều này cũng có nghĩa là các quy trình triển khai dự án sẽ được rút ngắn để mở rộng cơ sở hạ tầng năng lượng.

Ngoài cơ sở tiếp nhận khí lỏng tại cảng Wilhelmshaven, nước Đức đang tiếp tục triển khai xây dựng 4 cơ sở nữa và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm tới. Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu nước này cho biết các cơ sở tiếp nhận này sẽ cung cấp 1/3 nhu cầu khí đốt tự nhiên cho nước Đức trong những năm tới.

Theo Vietnamplus Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc