Khó khăn của Đức về khí đốt đe dọa an ninh kinh tế và năng lượng EU

Nhập khẩu khí đốt tự nhiên mới và đường ống bổ sung của Đức không thể bù đắp lượng khí đốt từng được Nga cung cấp. Là nền kinh tế lớn nhất của EU, phần lớn phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên để sản xuất, Đức có tác động dây chuyền lớn đến hoạt động kinh tế củ

Theo một báo cáo của các học giả Mỹ, nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Đức liên tục không ổn định do nhập khẩu từ Nga giảm mạnh và điều này có thể ảnh hưởng đến các nước láng giềng, thậm chí có khả năng kéo dài đến năm 2024.

Vai trò khí đốt của Nga ở Đức

Những tác giả của báo cáo, Kenneth B. Medlock III và Anna Mikulska, đều là chuyên gia nghiên cứu năng lượng của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng tại Viện Chính sách Công Baker, cho biết: “Việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới và nguồn cung qua đường ống bổ sung từ các khu vực sản xuất khác không đủ để bù đắp cho gần 40% thị phần khí đốt của Nga ở Đức".

Do đó, Đức phải tìm các nguồn mới để đáp ứng nhu cầu năng lượng của chính mình. Cho đến khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine từ tháng 2 năm nay, Đức chiếm 25% tổng lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu vào EU từ Nga.

Đức là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ 7 trên thế giới, chiếm 2% mức tiêu thụ năng lượng của thế giới sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản và Canada. Mặc dù nước này đã đáp ứng được 19% năng lượng tái tạo, nhưng nhiên liệu hóa thạch - than đá, dầu mỏ và khí đốt - vẫn chiếm ưu thế, cung cấp hơn 3/4 nhu cầu năng lượng của Đức. Khí đốt tự nhiên (26%) là nguồn đóng góp lớn thứ hai sau dầu mỏ (33%).

Khí đốt sản xuất trong nước của Đức chỉ chiếm 5% tổng lượng tiêu thụ, phần còn lại trước đây được nhập khẩu từ Nga (55%), Na Uy (31%) và Hà Lan. Đức đang tìm nguồn cung ứng khí đốt nhiều hơn từ các quốc gia như Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Pháp. Đức đã nhập khẩu 37,6% khí đốt từ Na Uy trong tháng 9 so với 19,2% cùng kỳ năm 2021, trong khi lượng giao hàng của Hà Lan tăng từ 13,7% lên 29,6%.

Nguồn cung cấp khí đốt của Nga từ đường ống Nord Stream 1, bắt đầu vào năm 2011, là 55 tỷ mét khối (bcm) mỗi năm và đường ống Nord Stream 2, hoàn thành vào năm 2022, sẽ bổ sung thêm 55 bcm/năm.

"Nếu Nord Stream 2 được đưa vào hoạt động đầy đủ, đường ống này cùng với Nord Stream 1 có thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu khí đốt hàng năm của Đức và cung cấp một số khí đốt để tái xuất khẩu", báo cáo của các chuyên gia năng lượng Mỹ lưu ý.

Khí đốt tự nhiên giá rẻ từ Nga được coi là nhiên liệu cầu nối giúp Đức đạt được mục tiêu loại bỏ dần nhà máy điện hạt nhân của nước này vào cuối năm 2022. “Cả hai đường ống đều được Đức miêu tả là một phần trong nỗ lực đa dạng hóa thị trường khí đốt của EU, tức là đa dạng hóa quá trình vận chuyển khí đốt ra khỏi Ukraine mà cả Moskva và Berlin đều coi là không đáng tin cậy. Đồng thời, nhu cầu đa dạng hóa các nhà cung cấp - đặc biệt là thông qua nhập khẩu LNG - đã bị loại bỏ do chi phí cao so với nguồn cung của Nga", các tác giả của báo cáo nêu rõ. Họ lưu ý rằng việc châu Âu chuyển hướng khỏi nhiên liệu hóa thạch, bao gồm cả khí đốt tự nhiên, đã đi ngược lại chính sách của Berlin.

Quảng cáo

Khó khăn về năng lượng khiến nhiều công ty, chẳng hạn như BASF có trụ sở tại Đức, đang xem xét chuyển địa điểm sang các nước như Mỹ và Trung Quốc. “Điều này là tín hiệu không tốt cho tương lai của nền kinh tế Đức, nói rộng ra, cho toàn bộ châu Âu”, báo cáo nhấn mạnh.

Triển vọng ảm đạm

Báo cáo cho biết: "Mùa đông này có thể rất khó khăn đối với Đức, đặc biệt nếu mùa đông lạnh và/hoặc kéo dài, ngay cả khi lượng nhập khẩu LNG mới được tăng cường". Báo cáo đưa ra ba kịch bản định hướng theo nhu cầu: (1) mùa đông lạnh vào năm 2022-23, (2) mùa đông ôn hòa vào năm 2022-23 và (3) một trường hợp cực đoan trong đó mùa đông năm nay và năm tới lạnh hơn bình thường, trong khi mùa hè nóng hơn bình thường.

62010265-1006-4181.jpg

Ngành công nghiệp Đức phụ thuộc lớn vào khí đốt để sản xuất. Ảnh:DW

Các tác giả của báo cáo cho rằng trong cả ba kịch bản, sự mất cân bằng là không thể tránh khỏi và điều đó chỉ có thể được khắc phục thông qua chuyển đổi nhiên liệu và phân bổ nhu cầu.

“Về vấn đề này, nhập khẩu LNG rất quan trọng đối với sự cân bằng thị trường trong mọi trường hợp được xem xét. Ngoài sự kết hợp giữa nhập khẩu LNG mới và lưu trữ đầy đủ, Đức vẫn sẽ cần các biện pháp tích cực khác - chuyển đổi nhiên liệu và/hoặc phân bổ nhu cầu - ngay cả khi mùa đông ôn hòa. Nếu mùa đông lạnh hơn mức trung bình, tình hình sẽ căng thẳng hơn đáng kể", báo cáo nêu rõ.

Báo cáo lưu ý rằng một biện pháp mà Đức có thể xem xét là hạn chế xuất khẩu sang các nước láng giềng. "Đức có thể điều chỉnh những điều này xuống mức tối thiểu. Tuy nhiên, điều này cũng có thể gây áp lực lên sự cân bằng thị trường khí đốt ở các khu vực lân cận của Đức. Những hậu quả chính trị và xã hội có thể dẫn đến có thể làm suy yếu quyết tâm của châu Âu trong việc từ bỏ hoàn toàn khí đốt tự nhiên của Nga", báo cáo cho biết.

Nhưng trong khi kịch bản thời tiết ôn hòa, thì sự mất cân bằng vẫn sẽ xảy ra. Theo báo cáo, châu Âu phải mất nhiều năm để cấp phép, xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng xuất khẩu LNG mới cũng như để các chuỗi cung ứng liên quan vận chuyển LNG đến các địa điểm tái khí hóa. Do đó, trong khi trọng tâm ngắn hạn là đáp ứng nhu cầu sưởi ấm cho mùa đông 2022-2023, thì mùa đông 2023-2024 có thể đặt ra một thách thức thậm chí còn khó khăn hơn.

Là nền kinh tế lớn nhất của EU, phần lớn phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên để sản xuất, Đức có tác động dây chuyền lớn đến hoạt động kinh tế của toàn khối. Thiếu hụt năng lượng là một trong những nguyên nhân chính và là nguyên nhân ngay lập tức gây ra lạm phát trong năm nay.

Albrecht Rothacher, một học giả đã làm việc 30 năm tại Ủy ban châu Âu nhận định chi phí năng lượng sẽ tiếp tục thúc đẩy lạm phát và rất có thể sẽ ở mức trên 10% đối với Khu vực đồng tiền chung châu Âu trong năm tới.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?

Các "ông lớn" tài chính kỳ vọng BoJ tiếp tục tăng lãi suất

Công ty quản lý tài sản lớn số hai thế giới đẩy mạnh nắm giữ vị thế bán khống trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) vì vẫn thấy khả năng BoJ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 12 tới.

BOJ công bố dữ liệu, nghi vấn Nhật Bản chi tiếp 22 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên Đồng yen và chứng khoán tiếp tục phản ứng sau khi BoJ tăng lãi suất

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Với tiềm năng khổng lồ về năng lượng mặt trời và điện gió, đồng thời, có thể giải quyết thử thách về than đá thông qua hợp tác, cộng thêm việc các chính sách công có thể tăng quy mô cho các giải pháp tài chính mới, chuyên gia của HSBC cho rằng nguồn năng lượng tái tạo tại ASEAN có thể tăng gần gấp 3 vào cuối thập kỷ này.

HSBC: Khởi đầu hanh thông của kinh tế Việt Nam phát tín hiệu tích cực về triển vọng cả năm HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,5%

Các đồng tiền ở châu Á phục hồi lên các mức cao nhất trong 5 tháng

Đồng ringgit của Malaysia tăng mạnh nhất trong số các đồng tiền trong khu vực, nhờ triển vọng tăng trưởng kinh tế lạc quan và đồng baht Thái Lan lên giá khi những căng thẳng chính trị dịu bớt.

Mất mốc 155 yên đổi 1 USD, đồng tiền Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong 34 năm USD vẫn là đồng tiền dự trữ chính của toàn cầu trong ngắn hạn và trung hạn