Nền kinh tế lớn nhất châu Âu chưa thoát khỏi mối đe dọa suy thoái, giai đoạn khó khăn được dự báo vẫn sẽ tiếp diễn

Kinh tế Đức gặp khó khăn kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm 2022, Bundesbank nhận định.

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu chưa thoát khỏi mối đe dọa suy thoái, giai đoạn khó khăn được dự báo vẫn sẽ tiếp diễn

Đức có khả năng đang rơi vào suy thoái do nhu cầu bên ngoài yếu, người tiêu dùng vẫn tỏ ra thận trọng và đầu tư trong nước gặp rào cản vì chi phí vay cao, Bundesbank nhận định trong báo cáo định kỳ hàng tháng về nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Đức đã gặp khó khăn kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm 2022 đã đẩy chi phí năng lượng tăng cao. Nền kinh tế của nước này với công nghiệp là chủ chốt đang ở quý thứ 4 liên tiếp ghi nhận mức tăng trưởng bằng 0 hoặc âm. Điều này đang đè nặng lên toàn bộ khu vực đồng euro.

Bundesbank cho biết: “Nền kinh tế Đức vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. GDP có thể giảm nhẹ trở lại trong quý 1/2024. Khi GDP giảm 2 quý liên tiếp, nền kinh tế Đức sẽ rơi vào suy thoái kỹ thuật.”

Quảng cáo

Thành tích yếu kém này đã đặt ra câu hỏi về tính bền vững của mô hình kinh tế Đức. Các nhà phê bình cho rằng phần lớn ngành công nghiệp nặng phụ thuộc vào năng lượng của nước này hiện đang bị định giá quá cao trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, chính phủ đã bác bỏ những dự báo ảm đạm, cho rằng đó chỉ đơn thuần là một “cơn bão” do chi phí năng lượng cao, nhu cầu yếu của Trung Quốc và lạm phát nhanh chóng tạm thời kìm hãm tăng trưởng.

Bundesbank cho rằng yếu kém của nước Đức sẽ vẫn tồn tại. Nhu cầu công nghiệp nước ngoài đang có xu hướng giảm và lượng đơn hàng tồn đọng đang giảm dần.

Ngân hàng trung ương cho biết, các doanh nghiệp cũng đang hạn chế đầu tư, một phần vì chi phí tài chính tăng mạnh kể từ khi Ngân hàng Trung ương châu Âu đẩy lãi suất lên mức cao kỷ lục để chống lạm phát. Các cuộc đình công trong các lĩnh vực quan trọng như vận tải cũng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng trong quý này.

Mặc dù triển vọng còn yếu nhưng ngân hàng kỳ vọng thị trường lao động sẽ không có sự suy giảm lớn. Điều này đã bảo vệ nền kinh tế cho đến nay giúp Đức không phải đối mặt với một cuộc suy thoái kéo dài trên diện rộng.

“Giai đoạn yếu kém của nền kinh tế Đức, vốn vẫn tiếp diễn kể từ cuộc xung đột Nga-Ukraine xảy ra, sẽ còn kéo dài thêm,” Bundesbank nhận định.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh mẽ

Chứng khoán Phố Wall đã bật tăng trở lại trong phiên ngày 22/4, khi các bình luận lạc quan từ quan chức Mỹ về tiến trình đàm phán thương mại với Trung Quốc đã xoa dịu tâm lý thị trường.

Khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 200 tỷ đồng phiên đầu tuần, ngược chiều "xả" mạnh một mã chứng khoán Ông Trump chỉ trích Fed, thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc

Chứng khoán châu Á diễn biến ngược chiều trước rủi ro chính sách tại Mỹ

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 22/4, khi những bất đồng giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gây xáo trộn trên các sàn giao dịch toàn cầu.

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm sau cảnh báo từ Nvidia Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Ủy ban châu Âu khởi động điều tra Coca-Cola và Procter & Gamble

Ủy ban châu Âu (EC) vừa chính thức khởi động điều tra Coca-Cola và Procter & Gamble nhằm làm rõ cáo buộc rằng hai “ông lớn” này đã có hành vi cản trở thương mại xuyên biên giới trong EU.

Đối tác cung cấp bao bì cho Unilever, Coca-Cola, Pepsi, Vinamilk sắp rời sàn chứng khoán sau khi về tay đại gia Thái Lan Phân tích nguyên nhân giá socola trên toàn cầu chuẩn bị lập kỷ lục mới

Trung Quốc sẽ đáp trả các nước "nhượng bộ" Mỹ về thuế quan

Trung Quốc tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả với các nước “nhượng bộ” Mỹ về thuế quan, gây bất lợi cho nước này, trong bối cảnh nhiều nước đang gấp rút tìm kiếm các điều khoản có lợi từ Nhà Trắng.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ EU dọa áp thuế trả đũa hàng trăm sản phẩm Mỹ nếu đàm phán thất bại

Mỹ siết chặt xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại?

Hai “ông lớn” ngành bán dẫn là Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD) dự kiến chịu tổn thất tài chính lớn do các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với chất bán dẫn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?