Doanh nghiệp dệt may xoay xở giữ người lao động khi giảm đơn hàng

Đơn hàng chỉ còn theo tháng, thậm chí không có đơn hàng. Đây là tình cảnh của nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may. Lúc này, các doanh nghiệp xoay sở chia công việc, thậm chí nhận cả đơn hàng "lỗ" để người lao động có việc làm, có thu nhập - chờ khó khăn qua đi.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Hình minh họa
Hình minh họa

Chấp nhận đơn hàng lỗ, để giữ người lao động

Với thiết kế công suất 2.500 lao động, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Giám đốc Công ty Deahan Global tại Thanh hóa cho biết, do tình hình đơn hàng có sự sụt giảm nghiêm trọng từ cuối năm 2022 nên doanh nghiệp chỉ duy trì được 750 lao động, bằng 1/3 công suất thiết kế trước đó.

Tuy vậy, để duy trì công việc cho số lao động này, doanh nghiệp cũng đã phải ký nhiều đơn hàng với giá thấp hơn từ 10- 15% so với năm trước, thậm chí có những đơn hàng bị lỗ.

“Hiện tại, dù có đơn hàng nhưng sự cạnh tranh của hàng may mặc giữa các nước trên thế giới khiến giá thành giảm xuống. Có những đơn hàng có đơn giá rất thấp, doanh nghiệp phải nỗ lực cải thiện về năng suất và chất lượng đề bù đắp về giá.” ông Quyền thông tin.

Theo ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dệt may tỉnh Thanh Hóa, mọi năm, vào thời điểm này, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thường có đơn hàng đến hết quý 3, thậm chí có doanh nghiệp ký đến hết năm.

Tuy vậy, thời điểm hiện tại, rất nhiều doanh nghiệp chỉ ký đơn hàng theo tháng, thậm chí trong tháng 4 này, có tới 40% doanh nghiệp không có đơn hàng.

Trong 284 doanh nghiệp dệt may tại tỉnh Thanh Hóa, có 30% doanh nghiệp phải cho 30% lao động nghỉ việc, một số doanh nghiệp duy trì bằng việc không tăng ca, chia nhỏ việc cho mỗi lao động làm nửa tháng để không ai mất việc làm. Thậm chí, có những doanh nghiệp chấp nhận các đơn hàng bị lỗ để duy trì công ăn việc làm cho người lao động.

“Chúng tôi tìm tất cả các mặt hàng từ thị trường trong nước có thể may như túi, màn, tất,… để có việc và giữ chân người lao động. Bởi, khi các đơn hàng xuất khẩu quay trở lại thì thu hút lao động rất khó nên các doanh nghiệp phải cố gắng giữ lao động. Tuy vậy, nếu tình hình khó khăn kéo dài đến hết năm thì doanh nghiệp lại rất khó khăn”, ông Lâm quan ngại.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, năm 2022 với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 44,4 tỷ USD, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu dệt may lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Bangladesh và tốc độ tăng trưởng đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Bangladesh. Đáng lưu ý, 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu của toàn ngành và của nhiều doanh nghiệp đã vượt kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, từ nửa cuối năm 2022, đặc biệt là quý 1 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam bị giảm 18,9% so với cùng kỳ. Không chỉ vậy, đơn giá cũng bị giảm mạnh khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may chật vật duy trì sản xuất và khả năng tình hình này sẽ kéo dài sang hết quý 2.

“Do tác động của tình hình thế giới, khi các vụ phá sản ngân hàng ở Mỹ, Thụy Sỹ xảy ra liên tiếp trong tháng 3 đẩy nền kinh tế thế giới đứng trước rủi ro suy thoái. Nhu cầu tiêu thụ dệt may tiếp tục suy yếu, tình hình thị trường chuyển biến nhanh theo hướng kém tích cực”, ông Cẩm quan ngại.

Cần có những chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp tồn tại và phát triển

Trước những khó khăn này, ông Cẩm cho rằng, ngoài tập trung cho mảng xuất khẩu, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh các giải pháp tận dụng ưu tiên từ Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam nhằm đưa sản phẩm chất lượng chiếm lĩnh tốt thị trường nội địa. Bởi giai đoạn này, chính sách của Đảng, Nhà nước sẽ có rất nhiều ưu tiên cho hàng Việt Nam.

Ngoài ra, Vitas sẽ tiếp tục sát cánh cùng doanh nghiệp, phối hợp các tổ chức quốc tế triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về quản trị, chuyển đổi xanh, công nghệ mới, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại... nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng hóa và phát triển thị trường.

Còn theo ông Trịnh Xuân Lâm, thị trường dệt may sẽ phục hồi vào cuối quý 3/2023 vì theo quy luật sau nhiều thời gian dài thắt chặt chi tiêu thì đến thời điểm (thường vào cuối năm) người tiêu dùng phải mua hàng trở lại – lúc đó thì thị trường sẽ ấm lên.

Tuy vậy, để doanh nghiệp chờ được cơ hội này, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ để tồn tại và phát triển như tiếp tục hạ lãi suất cho vay, tiếp tục giảm thuế phí cho doanh nghiệp.

“Tôi rất mong chờ vào sự chỉ đạo của Nhà nước cũng như Chính phủ làm thế nào để các doanh nghiệp dệt may tạo việc làm cho xã hội và an sinh cho người lao động. Nếu như các các doanh nghiệp không tồn tại, thì hàng trăm người lao động mất việc làm.”, ông Lâm nêu rõ.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng, ngành dệt may đóng góp vào mức tăng trưởng xuất khẩu bền vững với mức tăng trung bình từ 8 - 15% mỗi năm, góp phần thực hiện mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp dệt may đang gặp một số khó khăn trong việc tìm kiếm và duy trì thị trường, tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.

Vì vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tăng cường phát triển theo chiều sâu, thay vì chiều rộng, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, đặc biệt tập trung vào những công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao như thiết kế, sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào, phân phối, từng bước chuyển mình lên vị trí cao hơn trong chuỗi sản xuất.

Cùng với đó, cộng đồng doanh nghiệp cần tiếp tục tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký và nỗ lực hoạt động xúc tiến thương mại trên thế giới.

“Cần tiếp tục đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa ngành hàng để giảm bớt sự phụ thuộc vào một thị trường truyền thống như là các thị trường Bắc Âu, Đông Âu và Mỹ Latinh”, Thứ trưởng Bộ Công Thương nêu rõ.

Ngoài ra, các bộ ngành và địa phương cần theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, đặc biệt là các chính sách của các nền kinh tế lớn thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ (là những đối tác thương mại lớn của Việt Nam), để từ đó đưa ra những cảnh báo cho doanh nghiệp Việt Nam phản ứng kịp thời.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup

Ông Phạm Nhật Vượng: “Nghi ngờ dòng tiền và năng lực của Vingroup là không có cơ sở, sẽ tài trợ thêm 1 tỷ USD cho VinFast”

“Nói thị trường nghi ngờ dòng tiền và năng lực của Vingroup là không có cơ sở, đây là tin đồn và dụng ý khác nhau. Đến giờ này chúng tôi chưa bao giờ chậm ngân hàng một đồng lãi nào, chưa nói đến gốc, các kế hoạch tài chính được vạch ra và thực hiện nghiêm túc”, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup nói.

Đất phân lô lại "nóng"

Đất phân lô lại "nóng"

Nhiều khu đất phân lô bán nền có giao dịch đột biến trong 3 tháng đầu năm 2024, tuy vậy diễn biến giao dịch giữa các khu vực không đồng đều.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE