“Đáy VN-Index ở quanh đây”

Chuyên gia cho rằng vùng đáy của VN-Index đã ở quanh đây, là vùng hấp dẫn để mua tích lũy cổ phiếu, như dạng tích lũy tài sản.

Kết thúc phiên hôm nay (16/11), VN-Index đảo chiều tăng mạnh 3,4%, chốt mức 942,9 điểm cùng thanh khoản đạt hơn 14.000 tỷ trên HOSE.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao, CTCK KIS Việt Nam cho rằng VN-Index sẽ có những phiên tăng điểm nhiều hơn, bởi sự hỗ trợ từ 4 yếu tố…

Ông có bình luận gì về diễn biến thị trường chứng khoán gần đây, với nhiều phiên điều chỉnh mạnh?

Thị trường chứng khoán hiện nay có sự không ổn định. Theo tôi đến từ yếu tố tâm lý nhà đầu tư là nhiều. Những vấn đề tiêu cực có thể gây quan ngại tới thị trường thì đã xảy ra, như nỗi lo lạm phát, các giải pháp chống lạm phát dễ dẫn đến suy thoái đã nhắc nhiều; Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã tăng lãi suất, ngân hàng trong nước cũng đã tăng lãi suất theo, hay câu chuyện trái phiếu doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đáo hạn trái phiếu vài chục ngàn tỷ… các vấn đề này đã xảy ra, thời gian cũng tính bằng tuần, thậm chí là tháng. Tuy nhiên thị trường cứ tiếp tục mong manh, lúc tăng lúc giảm và những phiên giảm thì sâu, mạnh, có tính chất bán tháo, hoảng loạn.

Vấn đề của thị trường bây giờ là tâm lý nhà đầu tư. Ví dụ nhà đầu tư lo ngại vài doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp bị bán giải chấp cổ phiếu. Cá nhân tôi thấy điều đó là bình thường, điều này diễn ra từ lâu chứ không mới. Nói chung nếu nói lý do để trở thành câu chuyện căng thẳng, lo lắng và cho rằng thị trường vào giai đoạn xấu thì tôi thấy không thuyết phục.

Hiện thị trường đang trong một diễn biến mong manh, mang đậm yếu tố tâm lý nhà đầu tư. Khi thị trường có thông tin tốt lại phản ứng yếu, trong có thông tin xấu hoặc họ suy luận là không tốt lại phản ứng một cách mạnh mẽ.

Tôi cũng thấy có vẻ dấu hiệu có khuynh hướng bán xuống, tận dụng đầu tư bên thị trường phái sinh. Cụ thể, những phiên gần đây, những phiên giảm biến động từ khung giờ 14h15 trở đi, tức khoảng 30 phút giao dịch cuối tính giá bình quân hợp đồng phái sinh.

Phiên hôm nay, VN-Index có phiên “quay xe” ngoạn mục, lấy lại mốc 940 điểm cùng thanh khoản tăng vọt. Nhận định của ông về thị trường trong thời gian tới?

Tôi nghĩ thị trường sẽ có khuynh hướng tích cực hơn. VN-Index sẽ có những phiên tăng điểm nhiều hơn, bởi sự hỗ trợ từ một số yếu tố.

Thứ nhất, lạm phát tại Mỹ cho thấy dấu hiệu chững lại. Tuyên bố của Fed cho thấy tốc độ tăng lãi suất sẽ có khuynh hướng giảm dần về độ tăng, quãng thời gian.

Thứ hai, những thông tin tiêu cực gây quan ngại cũng đã công bố, đó là việc Fed tăng lãi suất, NHNN tăng lãi suất 2 lần liên tiếp. Thời gian gần đây, tín hiệu cho thấy NHNN chưa tăng lãi suất trong thời gian sắp tới, tỷ giá trên thị trường tự do giảm, lãi suất qua đêm cũng giảm… Đây là tín hiệu tốt cho thị trường tiền tệ, tài chính. Theo đó mang tới làn gió tích cực cho thị trường chứng khoán.

Thứ ba, khối ngoại quay lại mua ròng mạnh trong những phiên gần đây. Đặc biệt vừa qua có phiên họ mua ròng hơn 2.500 tỷ. Chứng tỏ khối này đang tin tưởng nhiều vào tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế cũng khả năng tăng điểm trở lại của thị trường chứng khoán Việt Nam nên giải ngân liên tục. Thông qua động thái mua ròng mạnh của họ cho thấy định giá thị trường Việt hiện quá rẻ, hấp dẫn.

Quảng cáo

Cuối cùng những thông tin mang tính tiêu cực như xử phạt, xử lý cá nhân cũng đã ra, không còn gì mới lạ, cũng đã thẩm thấu trong thời gian qua.

Có thể thấy, những thông tin gây hoang mang cho nhà đầu tư giảm dần, trong khi những thông tin tích cực hiện hữu, rõ nét hơn. Tôi cho rằng, dòng tiền thông minh bắt đầu quay trở lại cân nhắc giải ngân trong thời gian tới mới, tích lũy dần cổ phiếu với vùng giá rẻ, tìm kiếm cơ hội được mua cổ phiếu tốt với giá cực kỳ hợp lý hiện nay, tạo lợi nhuận tốt hơn trong tương lai.

Theo ông với việc điều chỉnh mạnh thời gian qua, liệu VN-Index đã xác lập đáy?

Chính xác đâu là đáy thì không ai có thể xác định được. Nhưng ở vùng này, tôi xác nhận có thể là vùng đáy, giá nhiều cổ phiếu đã ở vùng thấp hơn thời gian dịch COVID diễn ra, kể cả vùng đỉnh dịch. Thị trường đã bắt đầu vào xu hướng giảm điểm từ tháng 4 đến nay kéo dài 8 tháng, so những biến cố của nhiều năm trước như sự kiện biển Đông, vụ án bầu Kiên thì thị trường cũng không giảm sâu, dài.

Với giai đoạn giảm vừa rồi, có thể nói đáy VN-Index ở quanh đây. Việc thị trường xác lập đáy hay không là phụ thuộc vào tâm lý của nhà đầu tư. Nếu họ mạnh dạn giải ngân, tâm lý tích cực thì đây là vùng đáy. Nếu họ vẫn hoang mang, lo sợ, nghe theo lời đồn tiêu cực, có chủ đích, bán cổ phiếu bất chấp thì không thể xác định được đâu là đáy.

Tuy nhiên vùng giá này đã vào vùng đáy, đã quá hấp dẫn để mua tích lũy, như dạng tích lũy tài sản.

UBCK vừa qua đã gọi tên nguyên do thị trường giảm và nêu một số giải pháp phát triển thị trường. Ông có đánh giá gì về động thái này?

Tôi đánh giá cao các giải pháp. UBCK nên tiếp tục mạnh tay hơn, đi sâu vào những giải pháp phát triển mạnh hơn, nâng cao tính minh bạch trên thị trường, xử lý những cá nhân thao túng giá cổ phiếu.

Đặc biệt UBCK nên xem xét yếu tố tính giá hợp đồng tính giá phái sinh và cơ chế sản phẩm phái sinh như thế nào để bớt bị lợi dụng trên thị trường cơ sở. Đây là vấn đề mang tính chất kỹ thuật nhiều, cần có thêm những ý kiến đóng góp có những giải pháp mang tính hiệu quả hơn.

Ví dụ tại sao lại là 30 phút cuối giao dịch mà không là 60 phút? Với quy mô giao dịch sụt giảm mỗi phiên khoảng 10.000 tỷ, giá nhiều cổ phiếu còn 3.000-5.000 đồng thì việc có thể thao túng giá cổ phiếu ở 30 phút cuối cũng không mất quá nhiều tiền, đặc biệt nhắm vào những mã cổ phiếu mang tính dẫn dắt.

Tôi cho rằng có thể xem xét tăng thời gian tính lên, tạo khó khăn nhiều hơn nữa cho cá nhân có ý đồ xấu, gây tổn thất cho nhà đầu tư, cho thị trường.

Cuối cùng, UBCK nên có thêm cơ chế giúp cho nhà đầu tư yên tâm hơn về thị trường. Chẳng hạn, cần có lộ trình nâng hạng như thế nào, những thông tin thu hút được các quỹ đầu tư, các định chế tài chính đang tìm hiểu về TTCK Việt. Nếu được như vậy sẽ giúp nhà đầu tư có sự bình tâm, yên tâm, có niềm tin hơn trong thời gian tới.

Cảm ơn ông chia sẻ!

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Top 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tính đến hết quý III/2024

Theo thống kê từ báo cáo tài chính quý III/2024 được 29 ngân hàng đã công bố (không bao gồm Agribank), tổng tài sản của các ngân hàng này đạt hơn 16,2 triệu tỷ đồng, tăng 8,6% so với cuối năm 2023. Trong đó, 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất, gồm: BID

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh: Loạt cổ phiếu tăng vọt sau "tin vui" cổ tức, một mã bứt phá 82% sau một tuần

Chính phủ yêu cầu hoàn thiện phương án xử lý đối với ngân hàng SCB ngay trong tháng 12

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng kiểm soát đặc biệt còn lại; hoàn thiện phương án xử lý đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trong tháng 12 năm 2024.

“Vụ việc SCB không thuộc phạm vi của kiểm toán nhà nước” Đình chỉ 4 cán bộ kiểm toán Deloitte Việt Nam liên quan vụ SCB

Ngân hàng Nhà nước ban hành một loạt quyết định về lãi suất tiền gửi

Nhằm đảm bảo tính thống nhất về căn cứ pháp lý với các Thông tư quy định về lãi suất tiền gửi, ngày 01/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành các Quyết định 2410/QĐ-NHNN và 2411/QĐ-NHNN quy định về lãi suất tiền gửi trong đó chỉnh sửa căn cứ pháp lý ban hành và không thay đổi các mức lãi suất tiền gửi.

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất? Nhân viên ngân hàng nào có thu nhập cao nhất?

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất?

CIR giảm có tác động từ hai chiều: chiều tiết giảm chi phí hoạt động và chiều doanh thu tăng trưởng cao hơn; hoặc ngân hàng vẫn gia tăng đầu tư với chi phí hoạt động tăng lên nhưng hiệu quả tạo doanh thu đạt được lớn hơn.

Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng cao 9 tháng đầu năm Nhìn lại bộ đệm dự phòng và một cấu phần mức độ “của để dành” ngân hàng Việt 9 tháng đầu năm Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 65.450 tỷ đồng tuần qua