Đã qua thời xem đầu tư bất động sản là một “cuộc chơi tài chính”

“Có bất động sản là giàu” gần như không còn đúng với giai đoạn hiện nay. Các nhà đầu tư cá nhân vật lộn với những khó khăn. Thị trường rơi vào trầm lắng giao dịch kéo dài.

Từng giàu lên vì đất sốt, hiện nhiều nhà đầu tư mắc kẹt với bất động sản. Ảnh: HV
Từng giàu lên vì đất sốt, hiện nhiều nhà đầu tư mắc kẹt với bất động sản. Ảnh: HV

Những căn nhà cắt lỗ hàng tỷ đồng, những mảnh đất sụt giá vài trăm triệu hiện đang xuất hiện nhan nhãn trên thị trường bất động sản. Nhiều người đặt câu hỏi, đây là hệ luỵ của thị trường sau thời gian nóng sốt? là cuộc thanh lọc đúng nghĩa của bất động sản?

Căn nhà phố 8,5 tỷ đồng tại một khu đô thị hiện đang rao bán 6,5 tỷ đồng nhưng chưa ai chốt. Mảnh đất 50m2 tại một khu dân cư mới thuộc khu Đông TP.HCM bán giá 2,4 tỷ đồng/nền, lỗ 400 triệu đồng so với giá mua vào nhưng vẫn chưa bán được.

Trong khoảng 2-3 tháng nay, tỉ lệ nhà rao bán “ngộp” mà các môi giới nhận được tăng lên theo ngày. Không chỉ đất nền, căn hộ bàn giao cũng cắt lỗ với mức giá vài trăm triệu đồng.

Điều này để thấy, sự khó khăn của nhà đầu tư, của thị trường bất động sản đang tăng lên. Những người “ôm” nhiều lô đất ngậm ngùi vì bán mãi không được. Hoặc nếu bán được cũng bị bên mua ép giá khá nhiều mới đi đến giao dịch thành công.

Câu nói “có bất động sản là giàu” gần như không còn đúng với giai đoạn hiện nay. Các nhà đầu tư cá nhân vật lộn với những khó khăn. Thị trường rơi vào trầm lắng giao dịch kéo dài. Tỉ lệ hàng cắt lỗ tăng lên. Những giao dịch xuất hiện lẻ tẻ trên thị trường bất động sản lúc này chủ yếu đến từ hàng ngộp. Có một số người trong ngành cho rằng, không nghĩ thị trường địa ốc lại rơi vào tình cảnh khó khăn như hiện nay. Tình trạng sụt thanh khoản kéo dài gần một năm, tạo sự bất động ở một số phân khúc.

Những nhà đầu tư liên tục gửi bán nhà với giá giảm mạnh nhất kể từ thời điểm năm 2014 đến nay cho thấy, sức chống cự với thị trường đang yếu dần. Những tài sản đáng nhẽ là “siêu lợi nhuận” cho nhà đầu tư hiện nằm bất động, không có giao dịch. Tình cảnh này đối lập hoàn toàn giai đoạn 2018-2019. Thậm chí là khác xa thời điểm đầu năm 2022, khi mà các bất động sản nhà đầu tư nắm giữ vẫn tăng giá mạnh.

Quảng cáo

Ở góc độ nhà đầu tư cá nhân, thị trường bất động sản từng là sân chơi “làm giàu” của không ít người. Thế nhưng, hiện nay đang diễn biến theo chiều ngược lại.

Nhiều người đặt câu hỏi, phía sau những khoản đầu tư “siêu lợi nhuận” từ bất động sản của các nhà đầu tư trước đến nay là gì? Theo ông Lê Quốc Kiên, cố vấn đầu tư bất động sản, đó là hệ quả của không ít nhà đầu tư “tay không bắt giặc” nhưng còn thắng lớn hơn những người bỏ tiền thật. Nghịch lý này của thị trường địa ốc đã âm thầm diễn ra nhiều năm qua.

Không ít nhà đầu tư vào thị trường và xem bất động sản như một công cụ để thực hiện “cuộc chơi tài chính”, cho nên thị trường đã tồn tại những bất ổn. Nhiều nhà đầu tư bỏ qua câu hỏi: vị trí bất động sản ở đâu, loại hình gì, nhu cầu sử dụng thực tế thế nào, giá trị thị trường khu vực, uy tín chủ đầu tư ra sao… tất cả không bằng kì vọng lợi nhuận. Nhiều trường hợp nhà đầu tư không biết chính xác mảnh đất ở vị trí nào từ lúc mua đến lúc bán. Họ chỉ quan tâm chi phí sử dụng vốn bao nhiêu, giá bất động sản kì vọng đã tăng lên được bao nhiêu…

0iil-5242.jpeg

Theo ông Kiên, đã không ít trường hợp nhà đầu tư dùng đòn bẩy kiểu như vay 6 tỷ đồng, trong đó lấy 5 tỷ mua bất động sản còn 1 tỷ để dành đóng lãi vay trong 1-2 năm, chờ tài sản tăng giá bán. Thế nhưng, họ lại luôn thắng đậm, hơn cả nhà đầu tư có sẵn dòng tiền.

“Việc giá bất động sản tăng liên tục trong thời gian dài đã làm rất nhiều tiền bạc của cải của xã hội dồn vào cuộc chơi tài chính. Trong khi nhu cầu sử dụng cuối không nhiều. Điều này gây ra mất cân đối nghiêm trọng giữa lao động, làm việc, sản xuất kinh doanh - hoạt động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, với đầu cơ bất động sản- chỉ mua để không chờ tăng giá. Và, hệ luỵ để lại cho chính nhà đầu tư, cho xã hội là không hề nhỏ. Đó là lý do tạo nên sự trầm lắng rõ rệt của thị trường bất động sản hiện tại”, ông Kiên cho hay.

Cùng quan điểm, ông Võ Hồng Thắng, Phó Giám đốc R&D DKRA Group cho rằng, nguồn cơn sâu xa việc trầm lắng của thị trường hiện nay đến từ sự phát triển nóng và bất cân đối của thị trường trong những năm trước. Sau giai đoạn khủng hoảng 2008 – 2012 thị trường bất động sản bắt đầu chu kỳ hồi phục và tăng trưởng mới, giai đoạn 2015 – 2019 thị trường chứng kiến sự tăng nóng cả nguồn cung, tiêu thụ và nhất là mặt bằng giá. Nếu so với 2015 giá bán bất động sản hiện nay tăng trung bình 2 – 3 lần, tùy theo từng khu vực, thậm chí nhiều nơi mức tăng 7 – 10 lần (những dự án đất nền mang tính đầu cơ ở vùng xa).

Đáng nói, khách mua bất động sản chủ yếu là nhà đầu tư, sử dụng đòn bẩy đến 70% - 80%. Điều này dẫn đến rủi ro khi thị trường bất ổn nhà đầu tư sẽ bán tháo bất động sản để thu hồi vốn.

Theo các chuyên gia trong ngành, thị trường bất động sản đã bước vào giai đoạn thanh lọc mạnh mẽ. Là sân chơi dành cho các nhà đầu tư sử dụng vốn thật, tiền nhàn rỗi, tiền từ thu nhập ổn định của hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Các sản phẩm bất động sản phải hướng đến nhu cầu sử dụng thật, có thể thanh khoản nhanh chóng, dễ dàng.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Vì sao giá bất động sản luôn tăng?

“Suốt 20 năm qua, tôi chưa bao giờ thấy thị trường bất động sản giảm giá đồng loạt. Có chăng là giảm theo một số dự án, khu vực ở thị trường thứ cấp…”, một nhà đầu tư Tp.HCM chia sẻ.

Phân khúc bất động sản này liên tục có diễn biến tích cực tại Tp.HCM Sau căn hộ, loại hình bất động sản nào sẽ dẫn dắt dòng tiền?

Lãng phí với hàng trăm dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn Hà Nội

Theo báo cáo của các đơn vị chức năng thành phố Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô hiện có 712 dự án ngoài ngân sách có sử dụng đất bị chậm tiến độ, chậm triển khai. Trong đó có không ít dự án đã nằm bất động” từ 10 - 20 năm. Hiện Hà Nội đã lên phương án giải quyết vướng mắc cho 680 dự án, 32 dự án còn lại sẽ tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

Chứng khoán An Bình gọi tên 3 doanh nghiệp hưởng lợi khi các luật về bất động sản thông qua Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Giá đất nhiều tuyến đường tại TP.HCM sắp tăng cao nhất tới 37 lần

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đang lấy ý kiến về dự thảo về ban hành Quyết định điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND Thành phố về bảng giá đất trên địa bàn.

Meta sắp đối mặt với án phạt chống độc quyền đầu tiên từ EU Tp.HCM: Nhà thuê trọ phải có diện tích tối thiểu 5m2 sàn/người

Bà Rịa - Vũng Tàu phạt nặng chủ đầu tư dự án Ecotown Phú Mỹ

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới đây đã ban hành Quyết định số 1854/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco).

Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tiến độ phát triển dự án chậm hơn kỳ vọng, lãi ròng quý II/2024 của Đất Xanh giảm gần 80%

Cung mới ít ỏi đẩy giá biệt thự, liền kề thứ cấp ở Hà Nội tăng mạnh

Trong khi thị trường sơ cấp không ghi nhận nhiều thay đổi về giá và tỉ lệ hấp thụ thì trên thị trường thứ cấp, tại một số khu vực như phía Tây Hồ Tây đang trở thành điểm nóng của thị trường bất động sản Hà Nội khi ghi nhận giá biệt thự gia tăng mạnh.

Vincom Retail có quý thứ 6 liên tiếp lãi trên 1.000 tỷ đồng Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Các chuyên gia kỳ vọng hiệu ứng của Luật Đất đai 2024 sẽ tạo nên làn sóng các nhà đầu tư đổ vốn vào nhiều lĩnh vực kinh tế tại TP.HCM và nhiều tỉnh thành và đồng nghĩa với việc họ sẽ mua bất động sản tại Việt Nam.

Phân khúc bất động sản này liên tục có diễn biến tích cực tại Tp.HCM Sau căn hộ, loại hình bất động sản nào sẽ dẫn dắt dòng tiền?