Cổ phiếu đồng loạt vượt đỉnh lịch sử, các doanh nghiệp "họ" Viettel lời lãi ra sao trong quý I/2024?

Nhóm cổ phiếu "họ" Viettel Post gồm VGI, CTR, VTP, VTK đã lần lượt vượt đỉnh lịch sử trong quý I/2024 giữa bối cảnh hoạt động kinh doanh tiếp tục ghi nhận những kết quả khả quan.

Trụ sở Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel)
Trụ sở Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel)

Dù kết quả kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post, mã VTP) không còn bứt phá như giai đoạn đại dịch và lợi nhuận "đi lùi" trong quý I/2024 nhưng các doanh nghiệp cùng “họ” Viettel là Tổng công ty cổ phần Công trình Viettel (Viettel Construction, mã CTR), Tổng công ty cổ phần Đầu tư quốc tế (Viettel Global, mã VGI) vẫn tiếp tục có một quý kinh doanh khởi sắc. Trong khi đó, Công ty CP Tư vấn và dịch vụ Viettel (Viettel Consultancy, mã VKT) dự kiến doanh thu và lợi nhuận năm 2024 sẽ phá kỷ lục năm trước.

Viettel Global tăng trưởng lợi nhuận 3 chữ số

Báo cáo tài chính quý I/2024 của Viettel Global ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 7.907 tỷ đồng, tăng 22%. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng của một doanh nghiệp viễn thông trong bối cảnh thế giới gần như bão hoà về dịch vụ này.

Trong 3 tháng đầu năm 2024, cả 9 thị trường của Viettel Global đều tăng trưởng cao trong đó có 5 thị trường tăng trưởng 2 con số như Lumitel tại Burundi (29%), Unitel tại Lào (24%), Movitel tại Mozambique (22%), Natcom tại Haiti (18%), Metfone tại Campuchia (13%).

Nhờ doanh thu tăng trưởng tích cực, lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý I/2024 của Viettel Global đạt 1.633 tỷ đồng, tăng 175% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là mức lãi sau thuế theo quý cao thứ hai trong lịch sử hoạt động của Viettel Global (chỉ sau quý III/2022).

vgi-7304-6384.png

Với kết quả đã có lãi liên tiếp trong hai năm 2022-2023, năm 2024, Viettel Global đặt mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hai con số, trong đó tăng trưởng viễn thông truyền thống trên 10%, dịch vụ ngoài viễn thông tăng trưởng từ 20-30%.

Về tình hình tài chính, thời điểm 31/3/2024, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Viettel Global đều tăng hơn 5% so với đầu năm, đạt lần lượt là 55.368 tỷ đồng và 32.114 tỷ đồng. Tổng nợ vay tài chính ngắn hạn và dài hạn cũng tăng 4% so với đầu năm lên gần 3.060 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến cuối quý I, công ty đang có tới 26.695 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi, chiếm trên 48% tổng tài sản.

Viettel Post mất mốc doanh thu 5.000 tỷ đồng, lợi nhuận “đi lùi”

Sau quý IV/2023 lấy lại cột mốc doanh thu 5.000 tỷ đồng, sang quý I/2024 doanh thu của Viettel Post lại tụt về mức 4.674 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ và giảm 11% so với quý liền trước. Trước đó, giai đoạn từ quý IV/2020 đến quý IV/2022, công ty luôn duy trì mức doanh thu trên 5.000 tỷ đồng.

Trong quý I, chi phí tài chính và chi phí quản lý của công ty được tiết giảm song chi phí bán hàng lại tăng đột biến hơn 3 lần lên gần 20 tỷ đồng. Kết quả, công ty báo lợi nhuận sau thuế quý I/2024 đạt 58,5 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất 5 quý gần đây của doanh nghiệp bưu chính này.

Viettel Post cho biết nguyên nhân khiến lợi nhuận quý I “đi lùi” là do doanh thu bán thẻ cào và doanh thu vận hành kênh viễn thông giảm so với cùng kỳ năm 2023, đồng thời công ty tăng chi phí bán hàng để phát triển khách hàng cho dịch vụ lõi là dịch vụ chuyển phát.

vtp-3929-2187.png

Năm 2024, Viettel Post đặt kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu hợp nhất là 13.189 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 370 tỷ đồng, giảm lần lượt 33% và 3% so với năm 2023. Như vậy, sau quý đầu năm, công ty đã thực hiện được 35,4% kế hoạch doanh thu và 15,8% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Năm nay, Viettel Post tiếp tục định hướng thu hẹp mảng bán hàng (sim thẻ điện thoại) để tập trung vào các mảng chuyển phát và logistics có biên lợi nhuận tốt hơn. Theo Viettel Post, việc thu hẹp này có ảnh hưởng không đáng kể tới lợi nhuận theo số tuyệt đối và sẽ giúp cải thiện tỷ lệ biên lợi nhuận chung. Năm nay, Viettel Post đặt mục tiêu doanh thu lĩnh vực chuyển phát và logistics đạt 9.147 tỷ đồng, tăng 33,3% so với 2023.

Quảng cáo

Trong quý đầu năm, Viettel Post ghi nhận doanh thu chuyển phát đạt 1.853,2 tỷ đồng, tăng trưởng 53,6% so với cùng kỳ 2023. Doanh thu từ mảng logistics đạt 222,8 tỷ đồng, tăng trưởng 31,6% so với quý 1/2023.

Về tình hình tài chính, đến cuối quý III/2023, tổng tài sản của công ty nhích nhẹ so với đầu năm lên mức 6.490 tỷ đồng, chủ yếu là tài sản ngắn hạn (5.280 tỷ đồng), trong đó, có 2.394 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi, giảm 8,7% so với đầu năm. Bên kia bảng cân đối kế toán, vay nợ của công ty tăng 10,6% so với đầu năm lên 1.893 tỷ đồng.

Lợi nhuận Viettel Construction kỳ vọng phá đỉnh

Viettel Construction là doanh nghiệp tăng trưởng ổn định nhất trong nhóm doanh nghiệp “họ” Viettel khi luôn duy trì được tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ở mức hai chữ số trong giai đoạn 2020-2023.

Trên đà tăng trưởng, năm 2024, Viettel Construction đề ra mục tiêu đạt tổng doanh thu hợp nhất đạt 11.653 tỷ đồng, tăng 11 % so với thực hiện năm 2023. Lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 671,4 tỷ đồng và 531,7 tỷ đồng, tương ứng tăng 4,1% và 3,1% so với năm 2023. Nếu hoàn thành kế hoạch này, Viettel Construction sẽ tiếp tục phá kỷ lục lợi nhuận đạt được năm ngoái.

ctr-7965-1123.png

Quý I/2024, công ty báo doanh thu thuần đạt 2.623 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trừ chi phí, công ty báo lãi trước thuế 144 tỷ đồng và lãi sau thuế 116 tỷ đồng, tăng lần lượt 5,8% và 7,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Tại thời điểm ngày 31/3/2024, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Viettel Construction lần lượt là 6.649 tỷ đồng (giảm 5% so với đầu năm) và 1.895 tỷ đồng (giảm 4%). Đến cuối quý I, công ty đang có 1.239 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi, giảm 32% so với đầu năm. Trong khi đó, nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng gần 7% so với đầu năm lên 1.682 tỷ đồng.

Viettel Consultancy tiếp đà tăng trưởng

Trong khi CTR, VGI, VTP đều công bố kết quả kinh doanh theo quý thì Viettel Consultancy hầu như chỉ công bố kết quả theo năm. Báo cáo tài chính kể từ khi niêm yết (2010) đến nay cho thấy, doanh thu của Viettel Consultancy vẫn tăng đều qua các năm và lợi nhuận duy trì phong độ tăng ổn định.

Gần nhất, năm 2023, công ty báo doanh thu đạt kỷ lục gần 283 tỷ đồng, vượt 11% kế hoạch và tăng 32% so với doanh thu thực hiện năm 2022. Lợi nhuận sau thuế cũng đạt mức cao nhất kể từ khi niêm yết, ở mức 26 tỷ đồng, vượt 13,8% kế hoạch và tăng 25,6% so với năm 2022.

vtk-8528-1128.png

Trong năm 2023, hầu hết các lĩnh vực kinh doanh của Viettel Consultancy đều tăng trưởng mạnh, trong đó, lĩnh vực giải pháp hạ tầng viễn thông tăng trưởng 52%; lĩnh vực kiểm định, giám sát tăng trưởng 64%; lĩnh vực đo lường tăng trưởng 165%; lĩnh vực ICT tăng trưởng 230%.

Với đà tăng trưởng tốt trong năm 2023, tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Viettel Consultancy đã thông qua kế hoạch đạt tổng doanh thu năm 2024 là 352 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 36,9 tỷ đồng, tương ứng tăng 23% và 13% so với năm 2023.

Tại thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản của Viettel Consultancy giảm nhẹ còn 186 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu lại tăng gần 9,2% so với đầu năm lên 135 tỷ đồng.

Cùng với kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực, các cổ phiếu “họ” Viettel cũng leo lên vùng đỉnh lịch sử trong quý I/2024. Theo đó, mã VTP sau khi chuyển sàn sang HOSE (từ 12/3) đã đạt đỉnh lịch sử 94.100 đồng/cổ phiếu chỉ 3 phiên sau đó (phiên15/3). Gần nửa tháng sau, vào phiên 27/3, đến lượt cổ phiếu CTR vượt đỉnh ở mức 142.700 đồng/cổ phiếu. Tiếp sau đó, phiên 4/4 cổ phiếu VTK cũng thiết lập mức đỉnh 62.000 đồng/cổ phiếu.

Đáng chú ý, trong khi các mã VTP, CTR, VTK đã có ít nhiều điều chỉnh trong nửa đồng tháng 4 trước khi bước vào xu hướng tăng trở lại thì cổ phiếu VGI vẫn đang lầm lũi phá đỉnh và đang tiến ngày càng gần tới vùng giá 70.000 đồng/cổ phiếu. Phiên 2/5, thị giá của VGI ở mức đỉnh 68.800 đồng/cổ phiếu, tăng 163% kể từ đầu năm và đưa vốn hóa thị trường của Viettel Global đạt mức 209.414 tỷ đồng (khoảng 8,2 tỷ USD), tăng gần 130.900 tỷ đồng (tương đương hơn 5,1 tỷ USD) so với đầu năm. Với vốn hóa vượt mốc 200.000 tỷ đồng Viettel Global đã vươn lên vị trí thứ 3 trong top những công ty có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam, chỉ sau BIDV, Vietcombank và vượt ACV, Vinhomes, VietinBank, Vingroup, PV Gas...

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Quốc hội: Cần có giải pháp căn cơ, dài hạn để đưa giá bất động sản về đúng giá trị

Có giải pháp căn cơ, dài hạn để đưa giá bất động sản về đúng giá trị nội tại, ngăn chặn việc thao túng, sử dụng các phiên đấu giá quyền sử dụng đất nhằm mục đích tạo “sốt” giá.

Hòa Phát đang chuẩn bị nhân lực và thép chất lượng cao để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam Hà Nội bãi bỏ quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá đất

Hà Nội thống nhất xây dựng 3 cây cầu qua sông Hồng

Văn phòng UBND TP. Hà Nội vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi làm việc về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng như: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi…

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất? Đồng Khởi lọt top các tuyến đường có giá thuê mặt bằng cao nhất thế giới

Duyệt chủ trương đầu tư khu công nghiệp 1.320 tỷ đồng ở Thanh Hóa

Dự án được triển khai bởi các nhà đầu tư, gồm: WHA Industrial Development 2 (SG) Pte. Ltd, Công ty TNHH WHA Industrial Management Services Việt Nam và Công ty Cổ phần WHAUP Nghệ An.

Dự án 1.000 ha của Novaland ở Đồng Nai được “gỡ vướng” pháp lý Đồng Khởi lọt top các tuyến đường có giá thuê mặt bằng cao nhất thế giới

Dự án 1.000 ha của Novaland ở Đồng Nai được “gỡ vướng” pháp lý

Ngày 19/11, ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ký Quyết định số 3479 phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 - phạm vi tại một phần Khu đô thị phía Tây đường Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Cổ phiếu Rạng Đông Holding (RDP) rơi vào diện đình chỉ giao dịch FLC Quy Nhơn trở lại với Lễ hội Countdown hoành tráng chưa từng có cùng màn pháo hoa rực sáng rực bờ biển

VARS: Thí điểm cho phép doanh nghiệp được mua đất không phải đất ở để làm dự án nhà ở là cơ chế đúng đắn

Việc này không chỉ tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương mại đang bị “kẹt” vì không có yếu tố đất ở mà còn tăng khả năng tiếp cận đất đai, khuyến khích nhà đầu tư phát triển dự án, góp phần hỗ trợ tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường, theo VARS.

Novaland bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc mới Thị trường bất động sản trong chu kỳ mới, chuyên gia tiết lộ thời điểm đất nền khởi sắc trở lại

DOJILAND - Từ “chàng tân binh” vươn lên dẫn đầu xu hướng nghệ thuật trong lĩnh vực bất động sản

Ngày 17/11/2024, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản DOJILAND, thành viên của Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ vì đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng.

Thách thức lớn nhất của FED dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump là xác định lãi suất trung tính? Chuyên gia điểm tên nhóm cổ phiếu đang ở vùng "quá bán", kỳ vọng bật tăng sau khi thị trường tạo đáy

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu đề xuất biện pháp xử lý các dự án tồn đọng

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký Văn bản số 3766/UBND-ĐT ngày 14/11/2024 về việc triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.

Hàng nghìn tỷ đồng tồn kho của loạt "ông lớn" bất động sản: Doanh nghiệp nào "ôm" nhiều nhất? Giá nhà mới tại Trung Quốc giảm mạnh