Chuyên gia VinaCapital: Ba chiến lược đầu tư tiềm năng ngành logistics Việt Nam

Theo quan điểm của VinaCapital, các doanh nghiệp hấp dẫn nhất để đầu tư là những doanh nghiệp cần nhiều vốn hoạt động trong phân khúc có tính phân mảnh.

Chuyên gia VinaCapital: Ba chiến lược đầu tư tiềm năng ngành logistics Việt Nam

Ông Michael Kokalari, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường, VinaCapital chia sẻ quan điểm trong báo cáo phân tích Cơ hội trong Ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam.

Báo cáo đề cập, ngành dịch vụ logistics của Việt Nam bao gồm các công ty trong và ngoài nước, nhưng các công ty trong nước về cơ bản không tham gia vào hoạt động kinh doanh vận tải biển quốc tế, ngoại trừ việc xử lý và vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ qua biên giới phía bắc của Việt Nam với Trung Quốc (mặc dù hình thức này chỉ chiếm một phần nhỏ hàng hóa ra vào Việt Nam). Thách thức lớn nhất của ngành là nâng cao chất lượng và độ tin cậy của các dịch vụ, nhưng những vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách học hỏi kinh nghiệm từ các thị trường khác.

Để phân tích các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực này, VinaCapital đã phân chia thành: mảng đòi hỏi vốn đầu tư cao; mảng đòi hỏi vốn đầu tư thấp; mảng tập trung và mảng phân tán như có thể thấy ở trên. Lưu ý rằng ngành dịch vụ logistics trong nước bao gồm chủ yếu là các công ty từ siêu nhỏ đến nhỏ.

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics của Việt Nam cần đầu tư nhất là những doanh nghiệp cần nhiều vốn hoạt động trong phân khúc có tính phân tán cao. Ví dụ, các công ty vận tải chiếm khoảng 2/3 tổng số doanh nghiệp trong ngành, nhưng hơn 80% các công ty vận tải đường bộ ở Việt Nam có quy mô đội xe dưới 5 chiếc và ước tính khoảng 70% số xe tải giao hàng quay về trạm với thùng rỗng. Hơn nữa, đơn vị trung gian được trả hoa hồng ước tính chiếm 30% trên phí dịch vụ mà các công ty vận tải đường bộ kiếm được. Ngay cả trong vận tải kho lạnh, được xem là một trong những phân khúc hứa hẹn nhất của ngành logistics Việt Nam, thị phần đa số thuộc về các công ty có vốn đầu tư nước ngoài với khoảng 70% các công ty trong phân khúc này có ít hơn 10 xe tải.

Theo quan điểm của chuyên gia VinaCapital, cơ hội rất hấp dẫn cho các công ty trong nước xuất phát từ thực tế là các khách hàng nước ngoài sẵn sàng trả giá cao cho các dịch vụ logistics đáng tin cậy và nhu cầu của khách hàng trung lưu đối với các sản phẩm và dịch vụ đòi hỏi logistics chất lượng cao đang tăng nhanh. Ví dụ mua sắm trực tuyến với dịch vụ giao hàng tận nhà, nhu cầu về thực phẩm và thuốc dễ hỏng... Ngoài ra, lợi nhuận đầu tư dài hạn được tạo ra từ các công ty này sẽ tăng lên bởi vì các công ty trong lĩnh vực logistics có đủ quy mô và được quản lý chuyên nghiệp sẽ hưởng lợi chi phí giảm theo thời gian do cơ sở hạ tầng tại Việt Nam và các vấn đề khác sẽ được cải thiện.

Quảng cáo

VinaCapital cũng kỳ vọng vào mức lợi nhuận đầu tư hấp dẫn đối với các công ty logistics được hưởng lợi từ việc gia tăng sản xuất công nghệ cao tại Việt Nam và từ sự tăng trưởng liên tục của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam. Sự phát triển của ngành sản xuất công nghệ cao kéo theo nhu cầu gia tăng đối với các dịch vụ logitstics có giá trị cao như kho ngoại quan để tập trung hàng hóa có giá trị tương đối cao (so với hàng may mặc và giày dép) trước khi các sản phẩm đó được xuất khẩu. Ngoài ra, máy móc được nhập khẩu để sản xuất hàng điện tử tiêu dùng thường có giá trị cao, vì vậy các hoạt động thông quan và giao nhận hàng hóa đòi hỏi kỹ thuật xử lý cao và có độ chính xác hơn so với thiết bị hàng dệt may và sợi để sản xuất hàng may mặc.

Chuyên gia nhận thấy có ba chiến lược đầu tư tiềm năng gồm 1) đầu tư vào các công ty logistics hàng đầu để phát triển thành một nền tảng tích hợp có thể cung cấp cho khách hàng lợi thế về mặt chi phí, 2) xác định các tài sản cụ thể cần vốn để nâng cấp hoặc có thể được tái sử dụng và thúc đẩy tăng trưởng bằng cách tăng sự hiệu quả trong vận hành, 3) mua bán và sáp nhập. Việc áp dụng các kinh nghiệm thực tiễn quốc tế tốt nhất - chẳng hạn như số hóa - cùng với việc tăng vốn là rất quan trọng đối với các chiến lược này. Trong đó, việc bơm vốn là cần thiết nếu chiến lược của nhà đầu tư là tăng năng lực của công ty bằng cách bổ sung xe tải cho một công ty vận tải đường bộ hoặc đầu tư thêm cần cẩu/thiết bị hạng nặng cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở kho cảng.

Phân khúc hấp dẫn

Báo cáo nêu, một nhánh hấp dẫn trong ngành logistics của Việt Nam là dịch vụ thủ tục hải quan, trong đó đơn vị trung gian có năng lực tốt có thể đẩy nhanh việc thông quan hàng hóa trong và ngoài nước bằng cách đảm bảo tuân thủ các quy định phức tạp được yêu cầu. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLBA), hầu hết hơn 800 công ty giao nhận hàng hóa của Việt Nam đều cung cấp dịch vụ thông quan, nhưng chuyên gia tin rằng các công ty có thể kết hợp dịch vụ thông quan như là một phần của tiêu chí doanh nghiệp vận tải cốt lõi có khả năng đáp ứng các nhu cầu vận chuyển/logistics cho các công ty sản xuất công nghệ cao để thu được phí dịch vụ cao hơn.

Hơn nữa, dịch vụ logistics chất lượng cao là điều cần thiết để xử lý các mặt hàng điện tử tiêu dùng có giá trị cao, nhưng chi phí logistics chỉ chiếm hơn 1% so với giá của các mặt hàng đó (so với khoảng 30% cho các sản phẩm nông nghiệp như gạo). Yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ cộng với chi phí logistics còn khiêm tốn trong tổng chi phí của các nhà sản xuất điện tử tiêu dùng sẽ cho phép các công ty dịch vụ logistics thu phí dịch vụ cao hơn, nếu đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng khó tính này với việc cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL).

Phần lớn dịch vụ logistics được thực hiện bởi các công ty trong nước có thể được gọi là logistics tự cung cấp (1PL) hoặc cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai (2PL), về cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển trực tiếp sản phẩm từ nơi này sang nơi khác. Nhưng ngành logistics toàn cầu đang hướng tới mô hình 3PL. Trong đó, nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP) sẽ cung cấp không chỉ dịch vụ vận chuyển, kho bãi mà còn cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng bổ sung như quản lý hàng tồn kho, lấy hàng, đóng gói và theo dõi RFID. Các công ty lớn trong ngành logistics của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước (SOE), vì vậy mặc dù các công ty đó có thể có nguồn tài chính để bắt đầu cung cấp dịch vụ 3PL nhưng thường không có sự linh hoạt và/hoặc khả năng quản lý.

Kết luận lại, chuyên gia VinaCapital cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia có dịch vụ logistics phát triển nhanh nhất thế giới và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong nhiều năm tới nhờ sự phát triển trong lĩnh vực sản xuất (đặc biệt là sản xuất công nghệ cao) và bởi sự gia tăng liên tục về số lượng tầng lớp trung lưu của quốc gia - thúc đẩy tăng trưởng cao trong kinh doanh thương mại điện tử, cũng như nhu cầu về thực phẩm dễ hỏng và các sản phẩm khác. Lĩnh vực này còn phân tán và đang chưa được khai thác hiệu quả nhưng khi kết hợp với tiềm năng tăng trưởng cao thì vẫn có thể tạo ra lợi nhuận đầu tư hấp dẫn. Theo quan điểm của VinaCapital, các doanh nghiệp hấp dẫn nhất để đầu tư là những doanh nghiệp cần nhiều vốn hoạt động trong phân khúc có tính phân mảnh.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Ông Đặng Thành Tâm đã chuyển nhượng hơn 11% vốn, trị giá hơn 2.500 tỷ cho công ty liên quan

Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã KBC) đã bán thành công 86,55 triệu cổ phiếu KBC theo phương thức thỏa thuận cho công ty liên quan – DTT.

Bắt tay với Tập đoàn Trump làm dự án tỷ USD, cổ phiếu công ty đại gia Đặng Thành Tâm "tím lịm" với giao dịch đột biến

Thêm hàng trăm nhà phố, biệt thự tại Aqua City của Novaland đủ điều kiện ký hợp đồng mua bán

Ngày 23/1/2025, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai ra văn bản số 343/SXD-QLN-TTBĐS thông báo xác nhận 422 căn nhà ở thấp tầng tại khu số 2, dự án Khu đô thị Aqua Riverside City thuộc đô thị Aqua City (xã Long Hưng, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) đủ điều kiện đưa vào kinh

Novaland điều chỉnh giá chuyển đổi lô trái phiếu 300 triệu USD xuống 36.000 đồng/cổ phiếu Novaland phủ nhận tin đồn ông Bùi Thành Nhơn thôi chức Chủ tịch

Nguy cơ không hoàn thành kế hoạch, BSR điều chỉnh giảm 75% chỉ tiêu lợi nhuận

Ngay trước thời điểm công bố báo cáo quý IV/2024, BSR quyết định điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận năm 2024 xuống còn 282 tỷ đồng, thấp hơn 75% so với mục tiêu được đại hội đồng cổ đông thông qua.

3,1 tỷ cổ phiếu BSR được chấp thuận niêm yết trên HOSE BSR lên kế hoạch lãi sau thuế 752 tỷ đồng năm 2025, chốt niêm yết cổ phiếu trên HoSE từ ngày 17/1

Eurowindow Twin Parks: "Hàng thửa" độc bản kiến tạo chuẩn sống thượng lưu tại Gia Lâm

Trong phỏng vấn độc quyền mới đây, Nhà F - kênh uy tín hàng đầu trong việc đánh giá và review các công trình nhà ở đẹp tại Việt Nam với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm đã khẳng định Eurowindow Twin Parks là "hàng thửa" dành riêng cho giới thượng lưu Thủ đô. Vậy đâu là lý do khiến Nhà F đưa ra nhận định này?

Eurowindow tiến vào Long An Eurowindow Holding báo lãi 6 tháng gấp 4 lần cùng kỳ năm trước

SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa tổ chức thành công giải golf SeAPremium Master 2024, một sự kiện kết nối đẳng cấp dành riêng cho khách hàng ưu tiên tại sân golf Legend Valley Country Club.

Dư nợ cho vay của Chứng khoán KB thu hẹp hơn 15% so với quý trước Giá vàng ổn định sau lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump

DNSE đạt doanh thu 829 tỷ đồng năm 2024, tăng 12% so với 2023

Chứng khoán DNSE vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với điểm nhấn doanh thu 829 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2023 và đạt cột mốc 1 triệu tài khoản chứng khoán, chiếm 21,6% thị phần tài khoản mở mới toàn thị trường năm 2024.

Chứng khoán DNSE chào bán 300 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng Chứng khoán DNSE giành lấy vị trí thứ 2 của HSC trong mảng môi giới phái sinh

Vietjet giảm đến 20% giá vé Business, SkyBoss

Đón chào năm mới, Vietjet dành tặng hành khách cơ hội vàng tận hưởng trải nghiệm bay thư thái, đẳng cấp khi mua vé Business, SkyBoss với ưu đãi hấp dẫn giảm 20% giá vé (*). Theo đó, khuyến mãi áp dụng cho tất cả hành khách khi đặt vé Business, SkyBoss vào

Bay quốc tế đến Việt Nam, vui lễ hội xuân cùng ưu đãi giảm 50% từ Vietjet Vietjet mở đường bay đến Bắc Kinh và Quảng Châu, đón chào năm mới với ưu đãi 0 đồng

Viglacera đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn 1.700 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất thoái vốn trong năm 2025

Nhận định năm 2025 khả năng tình hình thị trường sẽ chuyển biến theo hướng tốt dần lên, tạo cơ hội cho cả 2 mảng bất động sản và vật liệu xây dựng, Ban lãnh đạo Viglacera đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu 14.437 tỷ đồng và lãi trước thuế 1.743 tỷ, tăng lần lượt 21% và 7% so với ước tính năm 2024.

ĐHĐCĐ Viglacera: Sẽ hoàn thành gần 2.200 căn nhà ở xã hội trong năm 2024 và chuẩn bị đầu tư một loạt dự án Hạ tầng Gelex sắp “bỏ túi” hơn 280 tỷ đồng cổ tức từ Viglacera