Chứng khoán 2023: Theo chân dòng tiền lớn và đối tượng dẫn dắt thị trường

Trong kịch bản tích cực, VDSC cho rằng chứng khoán có thể tiến tới vùng 1.200-1.300 điểm vào cuối năm 2023.

Nhận định về thị trường chứng khoán vừa được Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đề cập trong báo cáo chiến lược đầu tư 2023.

Năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một năm đầy sóng gió khi chứng kiến chỉ số VN-Index giảm 35%. Trong năm 2023, Rồng Việt không kỳ vọng cơn sóng tăng lớn, thay vào đó, Nhà đầu tư hãy vững tay chèo để đón đầu các đợt sóng nhỏ, nắm bắt các cơ hội tích lũy cổ phiếu với mức giá tốt trong các nhịp đi xuống của thị trường.

Cụ thể, chuyên gia phân tích VDSC kỳ vọng 2023 thị trường tiếp tục xu hướng đi ngang trong nửa đầu năm trong biên độ 930-1.060 điểm do chưa có nhiều động lực hỗ trợ. Sang nửa cuối 2023, trong kịch bản cơ sở, VDSC kỳ vọng lãi suất Fed sẽ bắt đầu hạ nhiệt và giảm về mức 4,6% thời điểm cuối năm. Đồng thời kỳ vọng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết bắt đầu xu hướng hồi phục và đạt mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 5-10% so với cùng kỳ trong hai quý cuối năm 2023.

Ngoài ra, các rủi ro về trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu đi qua giai đoạn khó khăn nhất từ quý 3/2022 sẽ tạo động lực cho thị trường bắt đầu xu hướng tăng điểm. Trên cơ sở này, VDSC kỳ vọng VN-Index có thể tiến về ngưỡng 1.200-1.300 điểm trong những tháng cuối năm 2023.

Trong kịch bản kém tích cực hơn, Fed có thể duy trì mức lãi suất cao ở 5-5,25% cho đến hết 2023 nếu lạm phát vẫn chưa thể hạ nhiệt như kỳ vọng. Đồng thời, yếu tố lãi suất cao rủi ro kéo dài sẽ tác động rất lớn đến triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu trong 2023, cũng như sự ảnh hưởng đến tỷ giá, lãi suất và sự phục hồi tăng trưởng của các doanh nghiệp Việt. Trong kịch bản này, VDSC cho rằng các lợi nhuận sau thuế các doanh nghiệp niêm yết có thể tiếp tục duy trì ở mức thấp từ 0% đến -5%. VN-Index ước tính sẽ dao động ở mức 930-1.060 điểm.

Trên cơ sở phân tích tương quan thanh khoản thị trường và điểm số theo dữ liệu quá khứ, VDSC kỳ vọng thanh khoản khớp lệnh trung bình của VN-Index đạt khoảng 13.000-16.000 tỷ đồng/phiên trên kịch bản cơ sở VN-Index tăng trưởng trung bình ở mức 12% trong cả năm 2023.

Trong chia sẻ mới đây với giới đầu tư, bà Nguyễn Thị Phương Lam, Giám đốc Trung tâm Phân tích VDSC cho rằng, năm 2022 đa số nhà đầu tư ở thế bị động, không lường trước được những biến động mạnh, có tính lan tỏa nhiều.

“Năm 2023 chúng tôi nhận thấy những rủi ro lớn của 2022 có thể đã tạm qua hoặc ít nhất nhà đầu tư, những người tham gia thị trường chứng khoán đã hình dung ra được. Chẳng hạn khi nói đến đổ vỡ trái phiếu doanh nghiệp đã cao điểm rơi vào quý 2,3/2022, nhà điều hành đang nỗ lực đưa ra giải pháp để tránh được rủi ro đổ vỡ thị trường hay ap lực lực tỷ giá ở Việt Nam khi Fed liên tục tăng lãi suất mạnh ở những tháng quý 3/2022. Những rủi ro này đều đã nhìn thấy có thể sẽ giảm dần áp lực trong 2023”, bà Lam nhìn nhận.

Tuy nhiên, nếu nhìn động lực tăng trưởng thị trường, theo chuyên gia VDSC, tăng trưởng GDP năm 2023 ở mức 5,6%, thấp hơn mục tiêu của Chính phủ đề ra. Câu chuyện thăng hạng thị trường không có kỳ vọng tiến triển gì mới. Trong khi đó, những chủ thể tham gia thị trường đều tổn thương trong 2022 cần thời gian hồi phục, không kỳ vọng dòng tiền lớn mới vào thị trường. Năm 2023 có thể không giảm điểm mạnh như 2022 nhưng khó có sự bứt phá mạnh mẽ như giai đoạn 2020-2021.

Quảng cáo

Hút dòng tiền mới từ ETF, quỹ mở

Chủ đề đầu tư trong 2023 là gì? Các quỹ đầu tư đổ tiền mạnh mẽ nâng đỡ thị trường thời điểm cuối 2022, liệu động lực này còn tiếp diễn?

Bà Lam nhắc lại, thị trường 2023 chưa có nhiều động lực để chỉ số tăng trưởng mạnh. 2023 vẫn là năm cho nhà đầu tư có chiến lược đúng đắn, thận trọng, gia tăng tích lũy tài sản. Chủ đề 2023 là theo dòng tiền lớn, kỳ vọng dòng tiền từ nhà đầu tư tổ chức cả trong và ngoài nước là đối tượng dẫn dắt thị trường.

Chuyên gia cho rằng, chủ đề nên được quan tâm thời gian tới là mở cửa của Trung Quốc. Với vị thế nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chính sách zero COVID khiến kinh tế thế giới gặp nhiều tổn thất. Trung Quốc mở cửa sẽ tác động tích cực tới kinh tế toàn cầu.

Về kinh tế Việt Nam, dù đang gặp những nút thắt trong ngắn hạn có thể cản trở tăng điểm trong ngắn hạn, nhưng dài hạn Việt Nam vẫn là nền kinh tế đang phát triển có nhiều điểm tích cực cải thiện. Những doanh nghiệp đầu ngành nhà đầu tư có thể cân nhắc xem xét.

Về dòng tiền của ETF, thống kê cho thấy, tỷ trọng tiền mặt nhà đầu tư tổ chức nước ngoài trong suốt phần lớn năm 2022 duy trì quanh mức 10%. Cho đến khi VN-Index về vùng 880 điểm, tỷ trọng tiền mặt đã giảm còn 1-3%. Điều nay cho thấy có thể đáy thị trường khả năng đã được xác lập quanh mức 880 điểm trong 2022. Với tỷ trọng tiền mặt ở 1-3% đây là mức thấp có nghĩa không còn nhiều kỳ vọng ở nhóm nhà đầu tư này nữa.

Nhưng nếu xét các chỉ số vĩ mô thì Việt Nam vẫn là nước có tăng trưởng GDP tích cực, có khả năng kiểm soát tốt mặt tỷ giá, ổn định tương đối về chính trị. Bà Lam kỳ vọng sắp tới có dòng tiền của các quỹ ETF, quỹ mở tham gia vào thị trường. Đầu tư từ quỹ ETF luôn duy trì vị thế tham gia thị trường Việt suốt từ 2020 đến nay. Giai đoạn thị trường sụt mạnh các quỹ luôn thể hiện trụ đỡ của mình.

“Với nhà đầu tư không có khả năng lực chọn đầu tư cho riêng mình thì có thể lựa cổ phiếu trong rổ chỉ số mà các quỹ này đang đầu tư để tham chiếu theo”, Giám đốc Phân tích VDSC chia sẻ.

Nhóm ngành được nhà đầu tư quan tâm là bất động sản và ngân hàng. Với bất động sản, bà Lam nhận định, Việt Nam có tỷ lệ đô thị hóa thấp hơn so với các quốc gia phát triển như Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc… Nếu doanh nghiệp bất động sản có quản trị tài chính tốt, sóng sót qua giai đoạn thắt chặt tiền tệ, sản phẩm tập trung nhu cầu ở thực thì doanh nghiệp này vẫn có thể xem xét đầu tư.

Với ngành ngân hàng, 2022 cổ phiếu đã trai qua hai đợt sụt giá mạnh sau các sự kiện Tân Hoàng Minh vào tháng 4 và Vạn Thịnh Phát liên đới với ngân hàng SCB vào tháng 9. Hai đợt sụt mạnh đã đưa định giá ngành về mức thấp trong 10 năm qua. Chuyên gia VDSC cho rằng, định giá này đang phản ánh một phần cho những rủi ro mà ngành ngân hàng đang và sẽ đối mặt trong giải đoạn tiếp theo.

Dù vậy, VDSC cho rằng so với giai đoạn tái cơ cấu 2012-2013, khả năng ứng phó với rủi ro ngành đã cải thiện hơn đáng kể khi mà: (1) mức độ sở hữu chéo giữa các ngân hàng giảm mạnh (2) tỷ lệ an toàn vốn cao, hầu hết các ngân hàng đã đáp ứng được yêu cầu tối theo theo chuẩn Basel II; (3) tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu cao. Do vậy, dù đánh giá triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng sẽ chậm lại đáng kể trong 2023, khả năng hồi phục sẽ nhanh hơn ngay sau khi kinh tế thế giới và trong nước khởi sắc, thay vì phải mất nhiều năm tái cơ cấu như trước đây…

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

LPBank lên kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền, thành lập LPBank AMC

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, LPBank sẽ trình kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt gần 15.000 tỷ đồng, đồng thời đề xuất chia cổ tức tiền mặt lên tới 25% – mức trả bằng tiền mặt cao nhất trong khối ngân hàng hiện nay.

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ đồng Năm 2024, LPBank đạt lợi nhuận 12.168 tỷ đồng, tổng tài sản tăng gần 35% Ông Phạm Phú Khôi đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch HĐQT của LPBank

Tăng trưởng tín dụng khởi sắc, đạt 2,49% trong quý I

Tăng trưởng tín dụng khởi sắc trong quý I/2025, vượt xa cùng kỳ năm trước, phản ánh những nỗ lực điều hành của Ngân hàng Nhà nước trong việc khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế.

ĐHĐCĐ VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 21%, kế hoạch tăng trưởng tín dụng 22% Tín dụng bất động sản được nới lỏng trên cơ sở thận trọng Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86%

Ngân hàng số thế hệ mới – Cơ hội sở hữu “viên ngọc quý” cho nhà đầu tư ngoại?

Lần đầu tiên về mặt lý thuyết, các nhà đầu tư đến từ các quốc gia có khả năng tiếp cận quyền sở hữu 100% đối với một giấy phép ngân hàng — trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đã tạm dừng cấp phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài kể từ năm 2017.

Một ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng tới 131% Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86% Ngân hàng tạo sức bật cho thị trường, sóng khoáng sản được tái kích hoạt

MB phát động chương trình trồng 1 triệu cây xanh cho Trường Sa

Ngày 2/4, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) phối hợp cùng Quân chủng Hải quân phát động chương trình “HiGreen Trường Sa” với mục tiêu trồng một triệu cây xanh tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam.

MB có thêm 2 cổ đông nắm trên 1% vốn Định giá thương hiệu MB đạt gần 1,6 tỷ USD, tăng 59 bậc lên vị trí 168 trong Top 500 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu 2025 của Brand Finance MB tăng tốc gói vay "Dream Home" – Giúp người trẻ chạm tay vào tổ ấm

Vietbank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 55%, sẽ chuyển sàn trong năm 2025 - 2026

Năm 2025, Vietbank dự kiến lợi nhuận trước thuế đạt 1.750 tỷ đồng, tăng 55% so với kết quả 2024. Nhà băng này cũng cho biết sẽ cân nhắc lựa chọn thời điểm chuyển lên sàn HOSE vào năm 2025 hoặc 2026.

25 cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ Vietbank Vietbank mua lại hai lô trái phiếu với tổng giá trị 400 tỷ đồng

MSB lên kế hoạch thoái vốn TNEX Finance, mua lại một công ty chứng khoán

MSB sẽ trình cổ đông thông qua phương án tìm kiếm đối tác chiến lược để chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn tại TNEX Finance nhằm tối ưu nguồn lực và tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.

9 cổ đông nắm gần 34% vốn của MSB MSB phải vượt nhiều thách thức để hoàn thành mục tiêu lợi nhuận năm Rox Key Holdings đăng ký bán hơn 24 triệu cổ phiếu MSB