Sự “khan hiếm” của dòng vốn giá rẻ là nguyên nhân khiến một loạt ngân hàng buộc phải tăng mạnh lãi suất thời gian gần đây nhằm tăng sức hấp dẫn của tiền gửi không kỳ hạn.
Từ các "ông lớn" Hòa Phát, Nam Kim, Hoa Sen tới các doanh nghiệp nhỏ hơn như Thép Vicasa, Thép Thủ Đức,… đều báo lỗ nặng, thậm chí lỗ kỷ lục trong quý 3/2022 khi ngành thép bước vào giai đoạn suy thoái mang tính chất chu kỳ.
Đến cuối tháng 9/2022, tổng lượng trái phiếu nắm giữ của BVH ở mức 61.663 tỷ đồng, tăng 16,4% so với đầu năm, trong đó, trái phiếu dài hạn chiếm tỷ trọng tới 95%...
Sự hồi phục của nền kinh tế giúp kết quả hoạt động kinh doanh điện tăng trưởng so với cùng kỳ. Sản lượng điện lũy kế 9 tháng đầu năm của EVNGENCO3 đạt 23,87 tỷ kWh, tăng 5,88% so với cùng kỳ năm trước.
Kết thúc quý 3/2022, bức tranh lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành dược phẩm cho thấy đa phần là gam màu sáng. Tuy nhiên, vẫn điểm xuyết một số doanh nghiệp có kết quả thụt lùi dù bối cảnh chung của ngành đang có nhiều thuận lợi.
Mảng đầu tư chứng khoán đang trở thành “tội đồ” kéo lùi lợi nhuận kinh doanh quý 3/2022 và 9 tháng đầu năm của nhiều doanh nghiệp trong ngành chứng khoán cũng như những "tay ngang" dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư cổ phiếu.
Quý 3/2022, Gang thép Thái Nguyên (Tisco) lỗ sau thuế hơn 25 tỷ đồng do sản lượng tiêu thụ cùng giá thép giảm mạnh, đồng thời phải chịu thêm gánh nặng lãi vay.
Lũy kế trong 9 tháng đầu năm 2022, Cao su Phước Hoà ghi nhận doanh thu thuần gần 864 tỷ đồng, giảm 0,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế 261,2 tỷ đồng, tăng 114,2% so với cùng kỳ năm trước.
Các doanh nghiệp bất động sản có phát hành riêng lẻ nhiều nhất trong quý, bao gồm: Công ty TNHH No Va Thảo Điền (2.300 tỷ đồng), Công ty CP Đầu tư và Phát triển Du lịch Phú Quốc (2.285,6 tỷ đồng)…
Khá nhiều doanh nghiệp đã đưa số liệu kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, vận động của thị trường chứng khoán thế giới lẫn Việt Nam hiện đều chưa phát đi tín hiệu tích cực.