Cho bà Trương Mỹ Lan mượn công ty để lập hồ sơ vay vốn tại SCB, một cá nhân được "trao" gần 444 tỷ đồng đi giải quyết nợ thuế

Thực hiện thỏa thuận với Trương Mỹ Lan, Nguyễn Thanh Tùng đã chỉ đạo Đào Chí Kiên và các đối tượng khác trong nhóm đưa thông tin 35 Công ty cho nhân viên Ngân hàng SCB lập 37 hồ sơ vay vốn với tổng số tiền 1.721 tỷ đồng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cho bà Trương Mỹ Lan mượn công ty để lập hồ sơ vay vốn tại SCB, một cá nhân được "trao" gần 444 tỷ đồng đi giải quyết nợ thuế

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao về vụ án Vạn Thịnh Phát, ngoài việc tạo lập các công ty "ma" đứng tên hồ sơ vay vốn, bà Trương Mỹ Lan còn câu kết và chỉ đạo các đối tượng là chủ sở hữu, đại diện theo pháp luật hoặc được giao quản lý các Công ty thực tế có hoạt động kinh doanh để các công ty này đứng tên vay vốn hoặc tạo lập thêm nhiều công ty "ma", tạo lập hồ sơ, phương án vay vốn khống, rút tiền của Ngân hàng SCB để bà Trương Mỹ Lan và các đối tượng này cùng sử dụng.

Trong đó có, Nguyễn Thanh Tùng (Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc) và Đào Chí Kiên (Phó Tổng giám đốc) CTCP Dầu khí Đông Phương (Orient Oil).

Cụ thể, trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty Dầu khí Đông Phương có vay vốn tại Ngân hàng SCB nên thông qua Trương Khánh Hoàng giới thiệu, Nguyễn Thanh Tùng có quan hệ quen biết với Trương Mỹ Lan.

Để tiếp tục rút tiền từ Ngân hàng SCB, tháng 5/2022, Trương Mỹ Lan đã thỏa thuận với Nguyễn Thanh Tùng về việc sử dụng các Công ty trong nhóm của Tùng đứng tên, tạo lập hồ sơ vay vốn tại SCB để Trương Mỹ Lan và Nguyễn Thanh Tùng cùng sử dụng vào các mục đích khác nhau. Trương Mỹ Lan chỉ đạo Trần Thị Mỹ Dung phối hợp với Nguyễn Thanh Tùng lập hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng SCB và tài sản đảm bảo do Lan đưa vào để Tùng và Lan lấy tiền sử dụng.

Thực hiện thỏa thuận với Trương Mỹ Lan, Nguyễn Thanh Tùng đã chỉ đạo Đào Chí Kiên và các đối tượng khác trong nhóm đưa thông tin 35 Công ty cho nhân viên Ngân hàng SCB lập 37 hồ sơ vay vốn với tổng số tiền 1.721 tỷ đồng (gồm: Dư nợ gốc 1.721 tỷ đồng và dư nợ lãi 12 tỷ đồng). Theo định giá của Công ty Hoàng Quân và đánh giá có đủ pháp lý của SCB đối với tài sản đảm bảo của 37 khoản vay trên có giá trị là 883 đồng.

Trong đó, Nguyễn Thanh Tùng giao cho Đào Chí Kiên trực tiếp quản lý và chuyển thông tin 11 công ty cho nhân viên Ngân hàng SCB để lập 11 hồ sơ vay vốn, giải ngân 443,6 tỷ đồng cho Nguyễn Thanh Tùng sử dụng vào việc nộp thuế cho Công ty Đông Phương.

Thông tin của Cục Thuế Thành phố Cần Thơ, tính đến ngày 31/5/2022, CTCP Dầu khí Đông Phương nợ thuế 1.070 tỷ đồng.

Theo danh sách của Cục thuế Thành phố Cần Thơ, tính đến ngày 31/10/2023, CTCP Dầu khí Đông Phương còn nợ thuế gần 688 tỷ đồng.

Đến ngày 17/20/2022, 11 khoản vay này còn tổng dư nợ là 446,67 đồng (gồm: Dư nợ gốc 443,6 tỷ đồng và dư nợ lãi 3,07 tỷ đồng). Theo định giá của Công ty Hoàng Quân và đánh giá có đủ pháp lý của SCB đối với tài sản đảm bảo của 11 khoản vay trên có giá trị hơn 90 tỷ đồng.

Nguyễn Thanh Tùng gây thiệt hại cho SCB số tiền hơn 850 tỷ đồng; Đào Chí Kiên gây thiệt hại cho SCB số tiền hơn 356 tỷ đồng.

CTCP Dầu khí Đông Phương được thành lập vào tháng 12/2010, có địa chỉ trụ sở chính tại Khu công nghiệp Hưng Phú 2A, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ.

Tháng 12/2017, ông Nguyễn Thanh Tùng (SN 1982) là Tổng giám đốc của Dầu khí Đông Phương, đến tháng 1, ông Tùng lên làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty. Sau đó vị trí, Tổng giám đốc công ty được chuyển cho ông Trần Thanh Tùng (SN 1986) rồi đến tháng 5/2021, chuyển cho ông Đào Chí Kiên (SN 1988).

Đến ngày 25/11/2022, theo thay đổi đăng ký doanh nghiệp, Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật hiện tại của Dầu khí Đông Phương là ông Huỳnh Trần Hồng Hải (SN 1982). Vốn điều lệ của công ty là 630 tỷ đồng.

Hồi tháng 4, BIDV từng phát đi thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá khoản nợ của CTCP Dầu khí Đông Phương, với giá trị khoản nợ tạm tính đến hết ngày 11/4/2023 là hơn 1.149 tỷ đồng. Ngoài một số quyền sử dụng đất, tài sản đảm bảo khoản nợ này còn có nhà máy sản xuất dầu khí Đông Phương và 1 xe Ô tô Toyota Fortuner.

Theo markettimes.vn

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Để giá chung cư ổn định, cần có sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước và các chủ thể tham gia trên thị trường.

Chuyên gia hiến kế hạ giá nhà chung cư

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, giá chung cư Hà Nội sẽ có điểm điều chỉnh nhưng không nhiều. Để giá chung cư ổn định, cần có sự phối hợp giữa cơ quan Nhà nước và các chủ thể tham gia trên thị trường.

Chat với BizLIVE