Chỉ số giảm trong biên độ hẹp, nhiều mã Bất động sản vẫn đóng cửa ở mức cao

Thực trạng phân hóa vẫn tiếp diễn trong ngày đáo hạn phái sinh. Nhóm Bluechips chủ yếu chỉ giằng co tới khi đóng cửa, trong khi đó dòng tiền đã quay vòng về những nhóm cổ phiếu có vốn hóa thấp hơn.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Định vị thị trường

Số liệu kinh doanh quý 2/2023 kém tích cực của TSMC ít nhiều khiến chứng khoán châu Á bị dao động tâm lý. Các chỉ số NIKKEI 225 giảm 1,31%, CSI 300 giảm 0,71%, SHCMP giảm 0,92%, KOSPI (-0,31%).

VN-Index thiếu đi sự ủng hộ từ biến số thế giới nên thị trường vẫn ưu tiên những vận động để ổn định trong phiên đáo hạn phái sinh.

Chất xúc tác

Khối lượng hợp đồng mở của HĐTL VN30F2307 đã giảm xuống còn hơn 30.874 đơn vị trước phiên giao dịch. Khối lượng trên đã giảm thiểu đi những rủi ro rung lắc của thị trường nên chiều nay hợp đồng này chỉ rung lắc nhẹ về cuối phiên. Cùng với VN30, hợp đồng đã đảo chiều tăng nhẹ. VN30 đóng cửa tại 1.168 điểm còn VN30F2307 đóng cửa thấp hơn 3 điểm, là 1.165 điểm.

Thanh khoản của thị trường không sụt giảm nhiều, HOSE vẫn giao dịch được 16.400 tỷ đồng, tương ứng chỉ mất gần 600 tỷ đồng so với bình quân các phiên giao dịch trong tháng 6.

Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài có phiên bán ròng nhẹ 48,4 tỷ đồng, MSB là cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất với 134,75 tỷ đồng trong khi đó VNM (+87,67 tỷ đồng), HPG (+68 tỷ đồng) lại nhận được tiền.

Vận động nhóm ngành

VN30 gần như trong toàn bộ thời gian giao dịch đã nằm dưới ngưỡng tham chiếu, do chịu tác động từ một loạt cổ phiếu như SSI (-1,8%), VHM (-1,4%), MSN (-1,6%), TCB (-1,2%), PLX (-1%).

Tuy nhiên trong khoảng 15 phút cuối cùng của phiên khớp lệnh liên tục và phiên ATC, đã có những nỗ lực kéo điểm từ một loạt mã như PDR (+3,5%), HPG (+2,9%), VPB (+1,7%) kéo chỉ số VN30 tăng điểm.

VN-Index cũng gần như thu hẹp lại toàn bộ những điểm số thất thoát trong toàn bộ phiên giao dịch. Chỉ số chỉ giảm 0,17 điểm xuống 1.172,81 điểm (-0,01%).

Vận động của nhóm Midcap và Penny đã trở nên tích cực hơn nhờ sự duy trì của dòng tiền trong bối cảnh Bluechips bị "cầm chân". Nhóm Bất động sản ghi nhận một loạt mã đóng cửa ở trạng thái tăng cao trong phiên như HDC (+6,7%), TDC (+3%), KHG (+2,6%), LDG (+2,3%), DPG (+2,3%)…

Nhóm Dầu khí và Hóa Chất là các mã PSH (+4,4%), DGC (+2,7%) còn nhóm Khu Công nghiệp là SZC (+2,4%), VHC (+1,5%). Tại nhóm Thép, SMC (+3,2%), HSG (+1,2%) cũng tăng giá trái ngược với sắc đỏ của phiên sáng. Và nhóm Bán lẻ cũng có những mã tăng tốt như DGW (+4,2%), PET (+1,2%).

Trên HNX, CEO (+6,5%), NBC (+6,2%), TDN (+5,6%), SLS (+2,7%), HUT (+2,5%), BVS (+2,3%) được cởi trói tâm lý còn nhanh hơn. Chỉ số HNX-Index tăng 0,69% lên 233,07 điểm. Giá trị giao dịch đạt 1.553 tỷ đồng.

Tương tự, các mã QNS (+2,9%), VTP (+1,2%), APF (+1,8%), DSC (+1,2%) cũng có kết quả khả quan. Chỉ số UPCoM-Index tăng 0,6% lên 87,65 điểm. Giá trị giao dịch đạt 648 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Đọc tiếp

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Nhóm Ngân hàng đã có 7 mã phá kỷ lục giá và 1 mã "suýt" lập kỷ lục trong 4 tháng đầu năm 2024. Sau nhịp giảm khá sâu vừa qua, việc xem xét tình trạng của các cổ phiếu này cũng như cả nhóm ngành sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về khả năng tạo đáy của thị trường sau kỳ nghỉ lễ.

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Nhờ thị trường tích cực trong quý I/2024, lợi nhuận của các CTCK đã đạt mức cao nhất trong vòng 8 quý trở lại cùng với mức dư nợ cho vay margin và phải thu lớn nhất lịch sử. Tuy nhiên, tham vọng của các CTCK vẫn còn rất lớn với nhiều CTCK đầu ngành hướng đến mốc cho vay 20.000 tỷ đồng giai đoạn cuối năm 2024.

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE