Chất lượng tài sản ngân hàng nửa đầu năm 2023: Nợ xấu tăng, bộ đệm dự phòng suy giảm

Áp lực nợ xấu được dự báo sẽ còn tăng lên trong thời gian tới trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi chậm, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp chưa phục hồi.

Nợ xấu đang “xấu” hơn

Sau kỳ công bố BCTC bán niên, bức tranh kết quả hoạt động ngân hàng thương mại 6 tháng đầu năm đã định hình. Nhiều khó khăn, thách thức đã dần được nhận diện, khi có nhiều thành viên nợ xấu tăng lên và tốc độ lợi nhuận giảm đi.

Thống kê của chúng tôi từ số liệu BCTC quý 2/2023 của 29 ngân hàng cho thấy, tính đến ngày 30/6/2023, tổng nợ xấu nội bảng của 29 ngân hàng đã ở mức hơn 219,7 nghìn tỷ đồng, tăng tới 33,7% so với đầu năm. Có tới 27/29 thành viên ghi nhận quy mô nợ xấu đi lên trong 6 tháng qua.

Sacombank là một trong những ngân hàng có quy mô nợ xấu tăng nhanh nhất, tới hơn 91% trong 6 tháng đầu năm, lên 8.226 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 3 tăng mạnh nhất, tới gần 4,3 lần, nợ nhóm 2 tăng 2,6 lần trong khi nợ nhóm 5 tăng 1,3 lần so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/cho vay theo đó bị kéo lên 1,79%, so với mức 0,98% hồi đầu năm.

Tại NamABank, theo con số báo cáo, tổng nợ xấu nội bảng tính đến cuối tháng 6/2023 cũng tăng tới gần 81%, lên 3.515 tỷ đồng do nợ nhóm 3 tăng tới 10,5 lần trong khi nợ nhóm 4 cũng cao gấp 2,6 lần cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đến cuối quý 2 ở mức 2,72%, so với mức 1,63% hồi đầu năm.

VietABank cũng chứng kiến nợ xấu tăng khá mạnh trong kỳ qua, với mức tăng hơn 73%, lên 1.660 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng theo đó bị kéo lên mức khá cao, tới 2,48%.

Một loạt các ngân hàng khác cũng ghi nhận quy mô nợ xấu tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm nay như LPBank (65,1%), VIB (50%), BIDV (47,4%), MB (48,7%),…

Nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ mở rộng của tổng dư nợ khiến tỷ lệ nợ xấu/cho vay khách hàng của nhóm tăng khá mạnh, từ 1,64% hồi đầu năm lên 2,07% kết thúc tháng 6/2023. Trong đó, có tới 27/29 thành viên ghi nhận tỷ lệ nợ xấu gia tăng trong thời gian qua.

Đáng chú ý, có tới 8/29 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu/cho vay vượt mốc 3%. Theo quy định, nếu không thể kiểm soát tỷ lệ này dưới mức “lằn ranh đỏ” 3%, ngân hàng sẽ bị vướng nhiều giới hạn hoạt động theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước, như mở rộng chi nhánh, mua trái phiếu doanh nghiệp, cấp tín dụng cho khách hàng đầu tư kinh doanh cổ phiếu hay không được mua và nắm giữ cổ phiếu nhà băng khác...

Bộ đệm dự phòng suy giảm

Quảng cáo

Theo giới phân tích, áp lực nợ xấu sẽ còn tăng lên trong thời gian tới trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi chậm, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp chưa phục hồi.

Đối với các ngân hàng đã tăng trích lập dự phòng và cải thiện mạnh tỷ lệ bao phủ nợ xấu, giúp họ có bộ đệm dự phòng lớn, đây sẽ không hẳn là vấn đề lớn.

Tuy nhiên, rủi ro tín dụng sẽ lớn hơn đối với các ngân hàng yếu kém và các thành viên có bộ đệm dự phòng mỏng.

Khảo sát cho thấy, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đang suy giảm tại phần lớn nhà băng. Trong khi tỷ lệ nợ xấu tăng tới 0,43 điểm % trong 6 tháng đầu năm, thống kê chung qua 29 ngân hàng cho thấy, tỷ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu trung bình của các thành viên lại giảm tới gần 20 điểm % trong cùng khoảng thời gian trên, còn 84%.

Trong kỳ, có tới 24/29 thành viên ghi nhận tỷ lệ bao phủ này giảm bao gồm MB giảm gần 82 điểm %, TPBank giảm 74 điểm %, tại BIDV giảm 64 điểm %, tại Sacombank giảm gần 52 điểm % so với cuối năm trước.

Đáng chú ý, có tới 13 thành viên hiện đang sở hữu tỷ lệ này ở mức dưới 50%, trong khi các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất lại là những thành viên sở hữu tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp nhất hệ thống.

Vietcombank hiện vẫn là ngân hàng đang dẫn đầu hệ thống với tỷ lệ bao phủ đạt gần 386%. Điều này có nghĩa, với mỗi đồng nợ xấu, Vietcombank có tới 3,86 đồng dự phòng. Mức bao phủ nợ xấu kỷ lục của ngân hàng này từng lên tới 504% vào giữa năm 2022.

Trong số 29 ngân hàng trong nhóm khảo sát, hiện đang có 8 thành viên có tỷ lệ trích dự phòng bao nợ xấu ở mức trên 100%. Theo đó, đây là những thành viên có thể tương đối yên tâm khi an toàn hoạt động của họ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, kể cả trong trường hợp xấu nhất là toàn bộ nợ xấu bị xấu hẳn và mất hẳn.

Tuy nhiên, với một số thành viên có tỷ lệ bao phủ thấp như đề cập ở trên, tình hình sẽ có nhiều khác biệt, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô tiềm ẩn nhiều diễn biến khó lường như hiện nay. Việc tăng nguồn lực dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo đó là rất cần thiết.

Trước áp lực nợ xấu hệ thống tăng cao cũng như nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn vay mới nhằm tiếp tục hoạt động sản xuất - kinh doanh, cuối tháng 4/2023, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN cho phép các tổ chức tín dụng chủ động cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ khi đáp ứng một số điều kiện cụ thể với thời hạn 1 năm kể từ ngày được cơ cấu lại.

Đây được xem là một trong những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về thanh khoản cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản, trong bối cảnh khó tiếp cận các nguồn vốn (vốn vay, vốn huy động từ trái phiếu, cổ phiếu).

Theo giới phân tích, nhờ Thông tư 02/2023/TT-NHNN và các yếu tố vĩ mô tích cực hơn, tỷ lệ nợ xấu sẽ được kiểm toán trong năm 2023. Nhưng áp lực nợ xấu sẽ đẩy về tương lai khi Thông tư 02/2023/TT-NHNN hết hiệu lực, nhất là trong trường hợp các ngân hàng không kiểm soát tốt chất lượng tài sản khi đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Techcombank và Databricks: Cách mạng hóa ngân hàng cho hàng triệu khách hàng bằng AI và dữ liệu

Techcombank - một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, vừa công bố hợp tác với Databricks – Công ty đi đầu về Dữ liệu và AI để triển khai Nền tảng Trí tuệ Dữ liệu của Databricks (Databricks Data Intelligence Platform), nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và ứ

Techcombank nới room ngoại để chào bán cổ phiếu ESOP cho lao động nước ngoài Khai mạc giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank mùa thứ 3, lan tỏa ý nghĩa nhân văn, tinh thần gắn kết cộng đồng

TP.HCM: Kiều hối 9 tháng đầu năm đạt 7,4 tỷ USD, dự báo tăng 10% cả năm

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết, 9 tháng năm 2024, lượng kiều hối chuyển về TPHCM đạt gần 7,4 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước.

Vì sao kinh tế khó khăn nhưng kiều hối về Việt Nam năm 2023 vẫn tăng 32%? Hành lang pháp lý cởi mở, dòng kiều hối sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản

BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

Ngày 16/10/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam (VYEA) tiến hành ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa hai đơn vị. Đây là cơ sở để triển khai các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực và khả năng tiếp c

BIDV báo lợi nhuận trước thuế 15.549 tỷ đồng sau 6 tháng Hai cổ đông nắm gần 96% vốn BIDV

Sacombank trao 2 ô tô BMW hơn 4 tỷ đồng đến khách hàng tại Bạc Liêu và Vĩnh Long

Sacombank vừa tổ chức trao 2 giải đặc biệt là 2 ô tô BMW và nhiều phần giải thưởng giá trị khác đến 352 khách hàng may mắn trúng thưởng chương trình khuyến mại “Hè Sang - Quà Xịn”.

Cơ hội thực tập và làm việc tại Sacombank dành cho sinh viên năm cuối Nhân viên Sacombank ủng hộ 1 ngày lương giúp đồng bào vượt thiên tai

Chủ thể tham gia liên kết lúa gạo được vay vốn giảm 1% so với lãi suất thông thường

Chủ thể tham gia liên kết lúa gạo được vay vốn với lãi suất cho vay thấp hơn tối thiểu 1%/năm so với lãi suất cho vay của kỳ hạn tương ứng đang áp dụng đối với khách hàng cùng kỳ hạn/cùng nhóm.

Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng cho ngành lúa gạo không hề bị vướng Đẩy mạnh cho vay lúa gạo tín chấp trên cơ sở quản lý dòng tiền "Ngóng" tín dụng mùa cao điểm thu hoạch lúa gạo Đông Xuân